Ficyc Cream - kem bôi kháng virus, vi khuẩn ngoài da

Bài viết được tham vấn chuyên môn bởi Bác sĩ BÁC SĨ NGUYỄN THỊ NHUẦN – Khoa Y học cổ truyềnPhó Giám đốc chuyên môn Trung tâm Nghiên cứu và Ứng dụng Thuốc Dân Tộc – Cố vấn chuyên môn tại Trung tâm Thuốc dân tộc – Nguyễn Thị Định – Hà Nội

Ficyc Cream là nhóm thuốc được chỉ định sử dụng trong những trường hợp nhiễm virus chứa thành phần chính là Aciclovir. Khi sử dụng Ficyc Cream cần dùng đúng cách với liều lượng và thời gian phù hợp.

Ficyc Cream
Ficyc Cream chứa thành phần chính là Aciclovir

  • Tên gốc: Aciclovir.
  • Tên biệt dược: Ficyc Cream.
  • Phân loại: thuốc kháng virus, vi khuẩn ngoài da.

Thông tin thuốc Ficyc Cream

Thành phần chính

  • Hoạt chất Aciclovir.
  • Tá dược.

Ficyc Cream là thuốc được bào chế dạng kem bôi ngoài da. Ngoài dạng kem bôi, hoạt chất Aciclovir có thể được bào chế thành một số dạng khác như viên nén, viên nang, lọ bột pha tiêm, hỗn dịch uống, mỡ dùng ngoài, mỡ tra mắt, kem dùng ngoài da.

Dược lý và cơ chế tác dụng

Hoạt chất Aciclovir trong Ficyc Cream có tác dụng chọn lọc trên tế bào nhiễm virus Herpes. Khi vào cơ thể, Aciclovir được Phosphoryl hóa thành dạng có hoạt tính là Aciclovir Triphosphat. Tác dụng của thuốc Ficyc Cream khác nhau tùy theo các nhóm virus khác nhau:

  • Đối với virus Herpes simplex typ 1 (HSV – 1) tác dụng ở mức mạnh nhất.
  • Đối với virus Herpes simplex typ 2 (HSV – 2) mức độ tác động kém hơn.
  • Riêng chủng virus Varicella zoster (VZV), tác dụng của Ficyc Cream yếu nhất trên cytomegalovirus (CMV). Trên lâm sàng không thấy hiệu quả của hoạt chất Aciclovir ở những trường hợp bệnh nhân nhiễm CMV.
  • Đối với virus Epstein Barr vẫn chưa rõ những tác dụng trong điều trị.

*Lưu ý: Trong thời gian điều trị bằng Ficyc Cream có thể xuất hiện một số chủng virus kháng thuốc. Trong đó có một số chủng virus Herpes Simplex sau khi điều trị vẫn còn tiềm ẩn trong các hạch và không bị tiêu diệt hoàn toàn.

Chỉ định

  • Chỉ định điều trị trong những trường hợp nhiễm virus Herpes simplex.
  • Điều trị trong những trường hợp bệnh nhân viêm não thể nặng do virus HSV – 1.
  • Dùng trong điều trị viêm não – màng não nhẹ có liên quan đến virus HSV – 2.
  • Chỉ định điều trị viêm giác mạc nặng do nhiễm virus Herpes.
  • Điều trị nhiễm virus herpes tiên phát vùng miệng và vùng sinh dục.
  • Sử dụng trong những trường hợp dự phòng tái phát nhiễm virus Herpes simplex typ 1 và typ 2.
  • Điều trị đối với những trường hợp bệnh nhân bị suy giảm miễn dịch do thủy đậu và thủy đậu xuất huyết.
  • Điều trị đối với những trường hợp mắc thủy đậu ở trẻ sơ sinh.
  • Ngoài ra Ficyc Cream có thể được chỉ định trong một số trường hợp

Tham khảo thêm: Mụn rộp sinh dục là gì? Những điều bạn cần biết

Chống chỉ định, thận trọng

Chống chỉ định:

  • Chống chỉ định đối với những trường hợp quá mẫn với thành phần aciclovir.

Thận trọng:

  • Thận trọng khi sử dụng đối với những trường hợp bệnh nhân bị suy thận.
  • Thận trọng khi tiêm truyền tĩnh mạch, cần chú ý tiêm chậm theo hướng dẫn của bác sĩ.
  • Cần cho đủ nước khi tiêm để tránh ngộ độc, ảnh hưởng đến thận.
  • Tốt nhất không nên tự tiêm ở nhà, nên thực hiện tại các cơ sở y tế.
  • Thận trọng khi sử dụng cho những trường hợp phụ nữ mang thai, trong thời gian đang cho con bú.

*Những trường hợp thận trọng kể trên cần chú ý trao đổi với bác sĩ điều trị trước khi sử dụng thuốc điều trị.

Tương tác thuốc

  • Ficyc Cream có thể tương tác với Zidovudin. Sự tương tác này có thể gây ra trạng thái ngủ lịm, gà gật, lơ mơ.
  • Ficyc Cream có thể tương tác với Probenecid gây ra những ức chế cạnh tranh đào thải aciclovir qua ống thận.
  • Ficyc Cream có tương tác với Amphotericin B, ketoconazol, có thể khiến cho hiệu lực chống virus của Aciclovir.
  • Ficyc Cream tương tác với Interferon làm tăng tác dụng chống virus của Aciclovir.

Trao đổi với bác sĩ về các loại thuốc đang điều trị, bao gồm cả thuốc kê toa và thuốc không kê toa trước khi dùng Ficyc Cream.

Tác dụng phụ

Khi sử dụng Ficyc Cream có thể gây ra một số tác dụng phụ như:

  • Tác dụng phụ đường uống: có thể buồn nôn, nôn, các tác dụng phụ về tiêu hóa như đau bụng, tiêu chảy, đau đầu và phát ban (xảy ra với tỉ lệ <5% trường hợp bệnh nhân).
  • Tác dụng phụ khi truyền tĩnh mạch: có thể dẫn đến viêm, đặc biệt là viêm tĩnh mạch tại vị trí tiêm. Đôi khi xuất hiện thêm các phản ứng thần kinh, ảo giác, ngủ lịm, ảo giác, động kinh. Một số trường hợp có thể xuất hiện thêm các triệu chứng kết tủa thuốc tại ống thận, nếu kéo dài có thể dẫn đến suy thận, rối loạn về ure, creatinin, enzym gan,…
  • Tác dụng phụ khi sử dụng kem bôi ngoài da thường là cảm giác nóng đỏ, dị ứng, rát, đau nhói ngoài da, nổi ban đỏ và có thể dẫn đến khô da.
  • Tác dụng phụ khi sử dụng thuốc mỡ bôi mắt có thể gây ra một số vấn đề như đau nhói sau khi sử dụng, viêm mí mắt, viêm kết mạc,…

Xử trí khi quá liều

Khi quá liều, bệnh nhân có thể xuất hiện một số triệu chứng như:

  • Xuất hiện kết tủa trong ống thận, đặc biệt là khi nồng độ ống thận vượt quá 2,5 mg / ml. Tình trạng kết tủa này cũng có thể xảy ra khi creatinin huyết thanh cao.
  • Xuất hiện tình trạng suy thận, có các dấu hiệu bồn chồn, co giật, run, đánh trống ngực, tình trạng khó tiểu, huyết áp cao,…

Các biện pháp xử trí:

  • Khi sử dụng Ficyc Cream quá liều, bệnh nhân có thể được điều trị bằng biện pháp thẩm tách máu cho đến khi chức năng thận được phục hồi trở lại.
  • Truyền nước và điện giải cũng thường được áp dụng cho những bệnh nhân gặp phải tình trạng quá liều khi dùng thuốc.

Các bác sĩ khuyến cáo bệnh nhân không may gặp phải tình trạng quá liều cần nhanh chóng đến bệnh viện ngay để tránh ảnh hưởng xấu đến sức khỏe.

Liều dùng và cách dùng

Sử dụng theo liều dùng được bác sĩ chỉ định tùy theo từng trường hợp điều trị khác nhau như:

  • Điều trị Herpes simplex và dự phòng tái phát.
  • Sử dụng cho điều trị thủy đậu và Zona.
  • Ngoài ra, Ficyc Cream có thể được chỉ định trong điều trị một số vấn đề khác về sức khỏe.

Bảo quản

  • Bảo quản Ficyc Cream nơi khô ráo, thoáng mát.
  • Không bảo quản sản phẩm gần nguồn nhiệt, ánh sáng trực tiếp.
  • Để xa tầm tay của trẻ em.

Có thể bạn quan tâm

Nhận biết trẻ bị bệnh ghẻ nước

Trẻ bị ghẻ nước: Cách nhận biết, chữa trị nhanh khỏi

Trẻ bị ghẻ nước là một trong số những tình trạng thường gặp. Bệnh không gây nguy hiểm cho sức...

Ngứa do gan: Cách nhận biết, khắc phục và điều trị

Ngứa do gan xảy ra khi chức năng thải độc gan gặp vấn đề, không còn đủ khả năng thanh...

Cách chữa bệnh chàm ở tay không thể bỏ qua

Bệnh chàm ở tay có thể gây đau và khó chịu cho người bệnh. Hơn nữa, chàm ở bàn tay...

Tìm hiểu về các biến chứng bệnh zona thần kinh

Biến chứng của bệnh zona thần kinh chớ nên xem thường

Đau dây thần kinh, suy giảm thị lực, viêm màng não... là những biến chứng nguy hiểm mà bạn có...

Bà Hòe chữa rụng tóc - Có thật hay chỉ là lừa đảo?

Bà Hòe chữa rụng tóc – Có thật hay chỉ là lừa đảo?

Bà Hòe chữa rụng tóc có thật sự hiệu quả không hay chỉ là tin đồn? Hiện nay, trên mạng...

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Ths.BS Nguyễn Thị Tuyết Lan
Nguyên Trưởng khoa khám bệnh - BV YHCT trung ương

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *