Cách sử dụng thuốc Ethambutol trị bệnh lao
Thuốc Ethambutol thường được dùng phối hợp với Rifampicin, Isoniazid, Pyrazinamid và Streptomycin trong điều trị bệnh lao. Thuốc có tác dụng kìm khuẩn bằng cách ức chế tổng hợp acid mycolic và RNA ở khuẩn lao.
- Tên thuốc: Ethambutol
- Tên khác: Ethambutol hydrochloride
- Phân nhóm: Thuốc chống lao
Những thông tin cần biết về thuốc Ethambutol
1. Tác dụng
Ethambutol là thuốc chống lao có tác dụng kìm khuẩn. Ethambutol nhạy cảm với hầu hết các chủng Mycobacterium tuberculosis, Mycobacterium kansasii và một số chủng Mycobacterium avium. Thuốc cũng có tác dụng đối với các khuẩn lao đã kháng với Streptomycin và Isoniazid.
Ethambutol hoạt động bằng cách ức chế tổng hợp acid mycolic nhằm thâm nhập vào bên trong khuẩn lao. Đồng thời ức chế tổng hợp RNA nhằm hạn chế quá trình nhân đôi của khuẩn lao.
Tuy nhiên, việc sử dụng Ethambutol đơn lẻ có thể khiến khuẩn lao kháng thuốc và phát triển nhanh. Vì vậy, Ethambutol thường được phối hợp với các thuốc chống lao khác.
Ethambutol được hấp thu tốt qua đường tiêu hóa, sau đó phân bố vào các mô trong cơ thể. Thuốc có thể đi vào nhau thai và sữa mẹ. Sau đó được chuyển hóa qua gan bằng quá trình hydroxyl hóa. Cuối cùng, Ethambutol được thải trừ qua đường tiểu (80%).
2. Chỉ định
Thuốc Ethambutol được chỉ định trong những trường hợp sau:
- Lao phổi
- Lao niệu – sinh dục
- Lao xương – khớp hạch
- Lao màng não
- Nhiễm Mycobacterium không điển hình
Ethambutol được sử dụng phối hợp với Rifampicin, Isoniazid, Pyrazinamid và Streptomycin để ngăn chặn tình trạng vi khuẩn kháng thuốc. Thuốc chỉ được sử dụng khi có yêu cầu của bác sĩ. Tuyệt đối không tự ý dùng Ethambutol.
3. Chống chỉ định
Chống chỉ định thuốc Ethambutol cho những trường hợp sau:
- Quá mẫn với Ethambutol hay bất cứ thành phần nào trong thuốc
- Viêm dây thần kinh thị giác
4. Dạng bào chế – hàm lượng
- Dạng bào chế: Viên nén
- Hàm lượng: 100mg, 400mg
5. Cách dùng – liều lượng
Sử dụng thuốc bằng đường uống, có thể uống cùng thức ăn trong trường hợp bị kích ứng đường tiêu hóa. Chỉ sử dụng thuốc Ethambutol 1 lần/ ngày tại cùng 1 thời điểm.
Bắt buộc sử dụng Ethambutol phối hợp với những loại thuốc chống lao khác nhằm hạn chế tình trạng phát triển vi khuẩn kháng thuốc.
Liều dùng thông thường khi điều trị lao ở người trưởng thành và trẻ từ 6 tuổi trở lên
- Dùng 15mg/ kg/ lần/ ngày
- Hoặc dùng 30mg/ kg/ lần, sử dụng 3 lần/ tuần
- Hoặc dùng 14mg/ kg/ lần, sử dụng 2 lần/ tuần
Cần điều chỉnh liều ở bệnh nhân suy thận
- Độ thanh thải creatinin 70 – 100mg/ phút: Dùng 15mg/ kg/ ngày
- Độ thanh thải creatinin <70ml/ phút: Tiếp tục giảm liều
Sử dụng thuốc Ethambutol đều đặn theo chỉ định của bác sĩ. Việc quên dùng thuốc thường xuyên có thể làm tăng nguy cơ phát triển vi khuẩn kháng thuốc.
Tham khảo thêm: Thuốc Sulfaguanidin là thuốc gì?
6. Bảo quản
Bảo quản thuốc Ethambutol trong nhiệt độ từ 15 – 30 độ C, tránh ẩm và ánh sáng.
7. Giá thành
Thuốc Ethambutol 400mg của Công ty dược phẩm Imexpharm – Việt Nam sản xuất có giá 1.200 đồng/ viên.
Những điều cần lưu ý khi sử dụng thuốc Ethambutol
1. Thận trọng
Trước khi dùng thuốc, cần thông báo với bác sĩ những tình trạng sức khỏe đặc biệt có thể ảnh hưởng đến hoạt động của thuốc như bệnh thận/ gan, nghiện rượu, đục thủy tinh thể, viêm dây thần kinh thị giác, bệnh võng mạc do tiểu đường,…
Không tự ý sử dụng thuốc cho trẻ dưới 6 tuổi vì rất khó phát hiện các biến đổi trong chức năng thị giác. Ethambutol có thể ức chế hoạt động của vaccine thương hàn. Thông báo với bác sĩ nếu bạn có ý định tiêm vaccine trong thời gian sử dụng thuốc.
Sử dụng rượu trong thời gian điều trị có thể tăng độc tính của thuốc và làm tổn thương gan. Do đó cần hạn chế rượu và những đồ uống có cồn khác trong thời gian này.
Không dùng thuốc Ethambutol cho phụ nữ mang thai và cho con bú khi chưa có yêu cầu từ bác sĩ.
2. Tác dụng phụ
Thuốc Ethambutol ít gây ra tác dụng phụ hơn những loại thuốc chống lao khác. Tác dụng không mong muốn chủ yếu phát sinh ở bệnh nhân sử dụng liều cao (25mg/ kg/ ngày).
Tác dụng phụ thường gặp:
- Tăng acid uric trong máu (xuất hiện chủ yếu trong 2 tuần đầu dùng thuốc)
- Đau khớp
- Sốt nhẹ
Tác dụng phụ ít gặp:
- Giảm thị lực
- Không phân biệt được màu xanh lá cây và màu đỏ
- Viêm dây thần kinh thị giác
Tác dụng phụ hiếm gặp:
- Đau khớp
- Sốt
- Phản ứng da
- Giảm tiểu cầu
- Đau bụng
- Giảm bạch cầu
- Viêm gan
- Quá mẫn ngoài da
- Viêm dây thần kinh ngoại vi
Hầu hết các tác dụng phụ của thuốc Ethambutol đều thuyên giảm sau khi ngưng thuốc. Tuy nhiên ở một số trường hợp, triệu chứng có thể kéo dài hơn 1 năm và không hồi phục.
3. Tương tác thuốc
Ethambutol có thể tương tác với những loại thuốc sau đây:
- Cloroquin, disulfiram và hydralazine: Sử dụng kết hợp với Ethambutol làm tăng nguy cơ độc thần kinh, gây viêm dây thần kinh ngoại biên và thị giác.
- Các antacid: Làm giảm hấp thu thuốc Ethambutol ở một số bệnh nhân.
4. Quá liều và cách xử lý
Sử dụng liều dùng thông thường không gây ngộ độc. Tính trạng ngộ độc chỉ phát sinh khi dùng liều cao hơn 10g/ ngày.
Triệu chứng quá liều:
- Đau bụng
- Lú lẫn
- Các bệnh lý liên quan đến thần kinh thị giác
- Buồn nôn
- Sốt
- Ảo giác
Tương tự như những loại thuốc chống lao khác, quá liều Ethambutol sẽ được xử lý bằng cách rửa dạ dày, thẩm phân phúc mạc hoặc thẩm phân thận nhân tạo để làm giảm nồng độ thuốc trong huyết tương.
Có thể bạn quan tâm
- Thuốc Stavudine là thuốc gì?
- Thuốc Tyrothricin là thuốc gì?
Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!