Thuốc E Zinc là thuốc gì?

Bài viết được tham vấn chuyên môn bởi Bác sĩ CKII BÁC SĨ TRẦN THỊ HƯƠNG LAN – Khoa Nội – Tiêu hóaGiám đốc Chuyên môn Thuốc Dân Tộc Chi Nhánh phía Nam – Cố vấn chuyên môn tại Trung tâm Thuốc dân tộc – Cơ sở TP Hồ Chí Minh

Thuốc E Zinc là một sản phẩm được sử dụng để bổ sung kẽm cho cơ thể. Thuốc được sử dụng để hỗ trợ và điều trị các trường hợp như thiếu vitamin D, rối loạn thần kinh, các vấn đề về mắt và da…

Thuốc E Zinc có dạng nhỏ giọt và dạng siro
Thuốc E Zinc có dạng nhỏ giọt và dạng siro

  • Tên biệt dược: E Zinc.
  • Tên hoạt chất: Kẽm sulfate monohydrate.
  • Nhóm thuốc: Thuốc bổ trợ.
  • Dạng thuốc: Siro uống dạng giọt và siro thông thường.

Thông tin về thuốc E Zinc

1/ Công dụng

Thuốc E Zinc được sử dụng để điều trị, kiểm soát, phòng ngừa và cải thiện các tình trạng sau:

  • Hỗ trợ điều trị bệnh tiêu chảy cấp.
  • Giúp tăng cường chức năng miễn dịch cho cơ thể.
  • Hỗ trợ tăng trưởng và phát triển thể chất tối ưu.

2/ Thành phần

Cứ trong 5ml E Zinc dạng siro sẽ chứa các thành phần gồm:

  • Kẽm nguyên tố 20mg.
  • Các tá dược gồm: đường nghịch chuyển, Sorbitol Solution, Glycerin, Xanthan Gum, Sodium Benzoate, Sodium Citrate Hydrous, Sodium Chloride, Acesulfame Potassium, nước tỉnh khiết và một số hương liệu như táo, bạc hà.

3/ Cơ chế hoạt động

Thuốc E Zinc hoạt động bằng cách:

  • Tăng cường hấp thụ canxi và photpho cần thiết cho xương chắc khỏe.
  • Chuyển hóa carbohydrate giúp duy trì sự tăng trưởng bình thường.
  • Có khả năng ức chế tổng hợp lipoprotrin ở mật độ rất thấp nên làm giảm được được cholesterol trong máu và chất béo trung tính.
  • Duy trì nhiều mô của cơ thể khỏi tình trạng thiếu vitamin B2.
  • Giữ mức đường trong máu ở mức bình thường để sản xuất kháng thể và huyết sắc tố.
  • Tạo điều kiện cho sự hình thành võng mạc cần thiết.
  • Điều hòa dịch vận chuyển dịch ruột, tính toàn vẹn niêm mạc, miễn dịch, biểu hiện gen và stress oxy hóa.

4/ Chống chỉ định

Với những người bị dị ứng với một trong các thành phần của thuốc không được sử dụng. Ngoài ra nếu nằm trong các trường hợp sau bạn cũng không được sử dụng thuốc E Zinc:

  • Mắc phải các bệnh liên quan đến gan.
  • Viêm da cấp tính.
  • Mắc bệnh chàm cấp tính.
  • Nồng độ canxi trong cơ thể cao.
  • Phụ nữ có thai hoặc cho con bú nên tham khảo ý kiến bác sĩ về việc sử dụng E Zinc.

5/ Cách sử dụng và liều lượng dùng thuốc E Zinc

Cách sử dụng: thuốc E Zinc có dạng siro vì vậy được sử dụng để uống trực tiếp bằng đường miệng, không dụng nạp thuốc bằng cách tiêm hay bất cứ phương thức nào khác.

  • Với siro dạng giọt: cho trẻ uống bằng cách sử dụng ống nhỏ giọt chuyên dụng kèm theo bên trong sản phẩm để lấy thuốc và cho vào miệng trẻ.
  • Với siro dạng thông thường: dùng cốc bên trong mỗi hộp thuốc để đo liều lượng và cho trẻ uống trực tiếp.

Liều lượng sử dụng:

Dùng để hỗ trợ tiêu chảy cấp: uống lần ngày 1 lần, thời gian điều trị từ 10 – 14 ngày kể cả khi hết tiêu chảy.

  • Trẻ em dưới 6 tháng: uống 1ml siro uống dạng giọt hoặc 2,5ml siro dạng thông thường (tương đương với 1/2 muỗng cà phê).
  • Trẻ em từ 6 tháng trở lên: uống 2ml siro uống dạng giọt hoặc 5ml siro dạng thông thường (tương đương với 1 muỗng cà phê).

Dùng để bổ sung dinh dưỡng cho cơ thể: mỗi ngày uống một lần với liều lượng sau:

  • Trẻ em từ 6 – 11 tháng: uống 0,5ml siro uống dạng giọt.
  • Trẻ từ 1 – 3 tuổi: uống 0,5ml siro uống dạng giọt hoặc 1,25ml siro dạng thông thường (tương đương với 1/4 muỗng cà phê).
  • Trẻ từ 4 – 8 tuổi: uống 2,5ml siro dạng thông thường (tương đương với 1/2 muỗng cà phê).
  • Trẻ từ 9 – 13 tuổi: uống 2,5 – 5ml siro dạng thông thường (tương đương với 1/2 – 1 muỗng cà phê).
  • Người lớn: uống 2,5 – 5ml siro dạng thông thường (tương đương với 1/2 – 1 muỗng cà phê).

Khi sử dụng thuốc bạn nên uống đúng liều lượng được quy định hoặc uống đúng theo sự chỉ dẫn của bác sĩ. Tuyệt đối không được uống quá liều hoặc hạn chế trường hợp quên liều để thuốc phát huy tác dụng tối đa.

6/ Bảo quản thuốc

Thuốc sau khi sử dụng xong nên được bảo quản cẩn thận và kỹ lưỡng:

  • Đậy kín nắp chai sau khi sử dụng thuốc để không bị đổ thuốc ra bên ngoài.
  • Cất thuốc vào hộp sau khi sử dụng xong.
  • Để thuốc ở nơi khô ráo, thoáng mát, tránh ánh nắng mặt trời chiếu trực tiếp vào thuốc gây hư hỏng.
  • Rửa dụng cụ lấy thuốc như cốc, que nhỏ giọt thật sạch để sử dụng cho lần sau.

Tham khảo thêm: Thuốc Pantoprazole là thuốc gì?

Lưu ý khi sử dụng thuốc E Zinc

1/ Tác dụng phụ của thuốc

Dưới đây là danh sách các tác dụng phụ có thể xảy ra khi sử dụng thuốc E Zinc:

  • Táo bón.
  • Đau bụng.
  • Ăn mất ngon.
  • Cảm giác ốm yếu.
  • Yếu cơ.
  • Buồn ngủ hoặc nhầm lẫn.
  • Dư thừa lượng canxi trong máu và nước tiểu.
  • Bồn chồn.
  • Ngứa da.
  • Thường xuyên khát nước.

Nếu trong quá trình sử dụng bạn gặp phải một trong những tác dụng phụ trên hãy ngưng sử dụng thuốc ngay và đến bác sĩ để được thăm khám kịp thời.

2/ Tương tác thuốc

Các loại thuốc sau đây khi được dùng chung với thuốc E Zinc dễ gây nên tác dụng phụ hoặc nó làm ảnh hưởng đến chất lượng của một trong hai loại thuốc hoặc dễ gây nên tác dụng phụ. Vì vậy bạn nên thông báo cho bác sĩ biết về các loại thuốc mình đang sử dụng để được kê đơn phù hợp.

  • Actinomycin.
  • Allopurinol.
  • Amiodarone.
  • Thuốc chống tiểu đường.
  • Asen trioxit.
  • Atorvastatin.
  • Barbiturat.
  • Thuốc tránh thai.
  • Bupropion.
  • Carbamazepin.

3/ Giá thuốc

Hiện nay thuốc E Zinc có bán tại một số nhà thuốc và bệnh viện trên toàn quốc với giá khoảng 42.000 đồng một chai 60ml. Bạn có thể lựa chọn những hiệu thuốc hoặc bệnh viện gần nhà để mua thuốc.

Trên đây là thông tin về thuốc E Zinc bạn có thể tham khảo qua, nếu muốn sử dụng thuốc bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi dùng.

Có thể bạn quan tâm

Đau dạ dày có uống được chè vằng không? Bao nhiêu/ngày?

Chè vằng là một trong những thảo dược được cả hai nền y học đánh giá là tốt đối với...

Đau dạ dày nôn ra máu có thể là biểu hiện của chứng trào ngược dạ dày nặng

Bị đau dạ dày nôn ra máu là dấu hiệu của bệnh gì?

Đau dạ dày nôn ra máu có thể là biểu hiện của nhiều bệnh lý khác nhau như loét dạ...

cỏ mần trầu chữa bệnh trĩ

Cỏ mần trầu chữa bệnh trĩ – Hướng dẫn chi tiết A-Z

Cỏ mần trầu là thảo dược chứa nhiều thành phần hoạt chất có dược tính tốt nên được dùng phổ...

Nội soi dạ dày và đại tràng cùng lúc có sao không?

Nội soi tiêu hóa là thủ thuật chẩn đoán và phát hiện bệnh lý đã và đang dần trở nên...

viêm dạ dày cấp tính có nguy hiểm không

Những biến chứng có thể xảy ra do bệnh viêm dạ dày cấp tính

Bệnh viêm dạ dày cấp thường gây ra những cơn đau đột ngột, dễ làm viêm loét và xuất huyết...

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Ths.BS Nguyễn Thị Tuyết Lan
Nguyên Trưởng khoa khám bệnh - BV YHCT trung ương

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *