Thuốc Dipyridamol chống đông máu được sử dụng trong những trường hợp nào?

Thuốc Dipyridamol có tác dụng ức chế kết tụ và kết dính tiểu cầu. Thuốc thường được sử dụng phối hợp với thuốc chống đông máu coumarin để dự phòng hình thành huyết khối sau phẫu thuật van tim.

dipyridamole là thuốc gì
Thuốc Dipyridamol được sử dụng để dự phòng hình thành huyết khối sau phẫu thuật van tim

  • Tên thuốc: Dipyridamol
  • Tên khác: Dipyridamole
  • Phân nhóm: Thuốc tim mạch

Những thông tin cần biết về thuốc Dipyridamol

1. Tác dụng

Dipyridamol có tác dụng ức chế kết tụ và kết dính tiểu cầu, do đó có khả năng chống hình thành huyết khối. Thuốc cũng có duy trì số lượng tiểu cầu ở bệnh nhân mổ tim hở và kéo dài thời gian sống của tiểu cầu đối với bệnh nhân van tim.

Bên cạnh đó, Dipyridamol còn có tác dụng hạ áp do gây giãn mạch ngoại biên. Thuốc được chuyển hóa ở gan và đào thải qua mật. Một lượng nhỏ của Dipyridamol có thể đào thải qua nước tiểu.

2. Chỉ định

Thuốc Dipyridamol thường được sử dụng hỗ trợ với thuốc chống đông máu coumarin để giảm kết dính tiểu cầu trong những trường hợp sau:

  • Dự phòng hình thành huyết khối tắc mạch do sử dụng van tim nhân tạo
  • Sau phẫu thuật van tim

3. Chống chỉ định

Chống chỉ định thuốc Dipyridamol cho những đối tượng sau:

  • Sốc/ trụy tuần hoàn
  • Mẫn cảm với bất cứ thành phần nào trong thuốc

4. Dạng bào chế – hàm lượng

Thuốc Dipyridamol được bào chế ở dạng thuốc tiêm tĩnh mạch, viên nén và viên nang giải phóng chậm với những hàm lượng sau:

  • Viên nang giải phóng chậm – 200mg
  • Viên nén – 25mg, 50mg và 75mg
  • Thuốc tiêm tĩnh mạch – 10mg/ 2ml

5. Cách sử dụng – liều dùng

Sử dụng thuốc Dipyridamol ở đường uống hoặc đường tiêm tĩnh mạch. Thuốc Dipyridamol dạng tiêm tĩnh mạch chỉ được sử dụng trong chẩn đoán thăm dò chức năng của hệ tim mạch.

dipyridamole là thuốc gì
Thuốc Dipyridamol được sử dụng ở đường uống hoặc đường tiêm tĩnh mạch

Liều dùng thông thường khi dự phòng huyết khối tắc mạch sau thay thế van tim (dùng phối hợp với thuốc chống đông coumarin)

  • Dùng Dipyridamol dạng viên nén thông thường
  • Dùng 75 – 100mg/ lần, dùng 4 lần/ ngày
  • Sử dụng thuốc trước khi ăn

Liều dùng thông thường khi dự phòng thứ phát đột quỵ, thiếu máu cục bộ nhất thời hoặc phối hợp với thuốc chống đông để dự phòng huyết khối tắc mạch (dùng Dipyridamol dạng viên nang giải phóng chậm)

  • Dùng 200mg/ lần
  • Mỗi ngày dùng 2 lần, nên dùng cùng với thức ăn

6. Bảo quản

Bảo quản thuốc Dipyridamol trong bao bì kín ở nhiệt độ từ 15 – 30 độ C. Cần tránh ánh sáng trực tiếp, nhiệt độ cao và nơi ẩm thấp.

Những điều cần lưu ý khi sử dụng thuốc Dipyridamol

1. Thận trọng

Thuốc Dipyridamol có tác dụng giãn mạch mạnh nên cần thận trọng khi sử dụng cho người bị suy tim mất bù, bệnh mạch vành tinh nặng hoặc hẹp động mạch chủ dưới van.

Không sử dụng thuốc cho trẻ em dưới 12 tuổi vì chưa có nghiên cứu về hiệu lực và độ an toàn của thuốc đối với nhóm đối tượng này.

Cần giảm liều cho bệnh nhân giảm huyết áp do thuốc Dipyridamol có thể gây giãn mạch ngoại biên và làm nghiêm trọng tình trạng ở những người bệnh này.

dipyridamole là thuốc gì
Hạn chế dùng rượu bia và chất kích thích trong thời gian điều trị

Vì có tác dụng giãn mạch nên thuốc có thể gây chóng mặt trong thời gian sử dụng. Triệu chứng này có thể tăng lên nếu bạn sử dụng đồng thời với rượu, đồ uống có cồn và các chất kích thích.

Chưa có nghiên cứu cụ thể về ảnh hưởng của thuốc Dipyridamol đối với sản phụ. Vì vậy chỉ sử dụng thuốc trong trường hợp cần thiết.

Dipyridamol có thể đi vào sữa mẹ và gây ảnh hưởng đến trẻ nhỏ. Phải ngừng cho trẻ bú nếu sử dụng thuốc Dipyridamol trong thời gian này.

2. Tác dụng phụ

Hầu hết các tác dụng phụ của thuốc Dipyridamol đều có thể hồi phục sau khi ngưng điều trị. Mức độ của tác dụng ngoại ý phụ thuộc vào liều lượng và thời gian dùng thuốc.

Tác dụng phụ thường gặp:

  • Nhịp tim nhanh
  • Nhức đầu
  • Rối loạn tiêu hóa
  • Hạ huyết áp
  • Chóng mặt
  • Phát ban da
  • Khó thở

Tác dụng phụ ít gặp:

  • Đỏ bừng
  • Phù mạch
  • Đau nửa đầu
  • Nôn mửa
  • Yếu cơ
  • Thở sâu gấp
  • Đau ngực
  • Giãn mạch
  • Ngất xỉu
  • Đau thắt ngực
  • Ỉa chảy
  • Rối loạn chức năng gan
  • Tăng trương lực cơ
  • Viêm mũi
  • Phản ứng dị ứng

Hầu hết các tác dụng phụ của thuốc đều thuyên giảm sau khi ngưng điều trị. Với những trường hợp có triệu chứng kéo dài và mức độ nghiêm trọng, nên chủ động ngưng thuốc.

3. Tương tác thuốc

Dipyridamol có thể xảy ra tương tác với những loại thuốc điều trị khác. Mức độ tương tác nghiêm trọng có thể gây chảy máu kéo dài do tác dụng chống ngưng tập tiểu cầu.

Cân nhắc trước khi sử dụng Dipyridamol với những loại thuốc sau:

  • Heparin: Sử dụng với Dipyridamol làm tăng nguy cơ chảy máu. Cần theo dõi chặt chẽ và điều chỉnh liều lượng khi cần thiết.
  • Warfarin: Thận trọng khi phối hợp với Dipyridamol vì có thể gây chảy máu kéo dài.

4. Quá liều và cách xử lý

Sử dụng thuốc Dipyridamol quá liều lượng có thể làm tăng các tác dụng dược lý của thuốc. Trong trường hợp có hạ huyết áp do giãn mạch máu ngoại biên, cần sử dụng thuốc co mạch để cải thiện.

Cao huyết áp có nên uống nhiều nước không?

Cao Huyết Áp Có Nên Uống Nhiều Nước Không? [Giải Đáp]

Cao huyết áp có nên uống nhiều nước không? Câu hỏi nhận được sự quan tâm của đa số người...

Ăn gì chống đột quỵ? - Thực phẩm dinh dưỡng lành mạnh

Ăn Gì Chống Đột Quỵ? Các Thực Phẩm Tốt Cho Người Bệnh

Ăn gì chống đột quỵ? Theo chuyên gia, người bệnh cần bổ sung đầy đủ dinh dưỡng, lựa chọn thực...

Lưu ý khi sử dụng thực phẩm hạ huyết áp

12 Loại Thực Phẩm Hạ Huyết Áp An Toàn, Hiệu Quả Cao

Lựa chọn đúng loại thực phẩm hạ huyết áp giúp người bệnh sớm điều trị khỏi tình trạng tăng huyết...

Thực hư lời đồn lá ớt chữa đột quỵ?

Lá Ớt Chữa Đột Quỵ Có Tốt Đúng Như Lời Đồn Hay Không?

Lá ớt chữa đột quỵ là một trong những phương pháp dân gian được nhiều người truyền tai nhau. Thực...

Đối tượng có khả năng bị đột quỵ cao trong gia đình?

Cách Xử Lý Khi Người Thân Bị Đột Quỵ Nhất Định Phải Biết

Không phải ai cũng biết cách xử lý khi người thân bị đột quỵ. Vì thế nhiều trường hợp cấp...

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Ths.BS Nguyễn Thị Tuyết Lan
Nguyên Trưởng khoa khám bệnh - BV YHCT trung ương

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.