Contractubex®: Công dụng, tác dụng phụ và cách sử dụng

Bài viết được tham vấn chuyên môn bởi Bác sĩ BÁC SĨ NGUYỄN THỊ NHUẦN – Khoa Y học cổ truyềnPhó Giám đốc chuyên môn Trung tâm Nghiên cứu và Ứng dụng Thuốc Dân Tộc – Cố vấn chuyên môn tại Trung tâm Thuốc dân tộc – Nguyễn Thị Định – Hà Nội

Contractubex được chỉ định đặc trị sẹo thâm và điều trị chứng thiếu hụt magnesium làm giảm liên kết và tổn thương. Để sử dụng thuốc an toàn, chúng ta nên tham vấn y khoa trước khi sử dụng.

Contractubex®
Thuốc Contractubex® có tác dụng chính là làm mờ sẹo

  • Tên biệt dược: Contractubex® Gel
  • Phân nhóm: Điều trị da liễu
  • Tên hoạt chất: Contractubex® Gel
  • Thương hiệu thuốc: Contractubex®-Gel.

Contractubex® và những điều cần biết

Contractubex® gồm có 3 tinh chất được chiết xuất từ củ hành tây, heparin natri và allatoin mang lại tính năng đặc trị sẹo.

1. Công dụng của Contractubex®:

  • Làm dịu cơn ngứa bùng phát khi da bắt đầu hình thành sẹo.
  • Thẩm thấu nhanh, bong tróc lớp sừng trên bề mặt da.
  • Ngăn ngừa sự hình thành của mô sẹo.
  • Cải thiện tình trạng căng sẹo.
  • Giúp cho làn da tổn thương phục hồi nhanh và làm mỏng vùng da sẹo.

2. Cách dùng:

  • Tham vấn ý kiến bác sĩ chuyên khoa hoặc dược sĩ và đọc kỹ hướng dẫn sử dụng trước khi dùng.
  • Để sử dụng Contractubex®, bạn chấm thuốc lên vùng da có sẹo và xoa nhẹ nhàng cho đến khi thuốc thấm đều vào bên trong.
  • Đối với trường hợp sẹo xơ cứng thì nên thoa thuốc và băng lại, để qua đêm. Kiên trì thực hiện trong thời gian dài.
  • Trong quá trình điều trị sẹo bằng Contractubex®, nên tránh để vết sẹo bị kích thích như tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời, quá lạnh,…

3. Hướng dẫn bảo quản Contractubex® đúng cách:

  • Nên bảo quản thuốc Contractubex® ở nhiệt độ phòng, tránh tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời, nơi ẩm mốc.
  • Lưu giữ thuốc theo hướng dẫn của bác sĩ, thông tin ghi trên bao bì và tránh xa tầm tay trẻ em.
  • Không vứt thuốc vào toilet hoặc đường ống dẫn.
  • Tham khảo hạn sử dụng thuốc được ghi trên bao bì.

4. Liều dùng:

Thông tin thuốc Contractubex® được cung cấp ở đây không có giá trị thay thế lời khuyên của bác sĩ. Vì vậy hãy luôn nhờ đến sự tư vấn chuyên khoa để ngăn ngừa các biến chứng nghiêm trọng.

Contractubex
Contractubex có thể gây ra một số tác dụng phụ không mong muốn

– Đối với người lớn: Dùng Contractubex® thoa nhẹ nhàng lên vùng da bị sẹo theo hướng dẫn của bác sĩ. Với trường hợp vết sẹo lâu năm thì có thể lưu lại thuốc qua đêm.

– Đối với trẻ em: Nên lắng nghe hướng dẫn của bác sĩ đối với tình trạng vết thương và việc dùng thuốc Contractubex® cho trẻ.

Tham khảo thêm: Acitretin là thuốc gì? Công dụng, tác dụng phụ & tương tác

5. Thuốc Contractubex® thuộc dạng nào?

Thuốc Contractubex® có dạng gel thoa da. Hộp một tuýp 20g.

6. Tác dụng phụ nào thường gặp khi dùng Contractubex®?

Contractubex® rất hiếm khi gây ra phản ứng dị ứng da ngay tại chỗ. Có thể những tác dụng phụ này được được đề cập cụ thể. Để an toàn cho sức khỏe và tình trạng da, tốt nhất nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng thuốc.

  • Phát ban đỏ.
  • Kích ứng da.
  • Viêm da.
  • Bỏng rát da.
  • Tăng sắc tố da.
  • Teo da.
  • Giãn tĩnh mạch.

7. Thận trọng trước khi dùng:

  • Trước khi dùng thuốc Contractubex® bôi da, bạn nên kiểm tra kỹ thành phần và lượng tá dược trong thuốc.
  • Báo cho bác sĩ hoặc dược sĩ biết nếu bạn đang dị ứng với thuốc hoặc thành phần của thuốc, thức ăn, thuốc nhuộm, chất bảo quản,…
  • Chia sẻ với bác sĩ về tình trạng sức khỏe hoặc đang sử dụng bất kỳ loại thuốc nào có nguy cơ tương tác với thuốc.

8. Phụ nữ mang thai và đang cho con bú có sử dụng Contractubex® được không?

Hiện nay vẫn chưa có nghiên cứu cụ thể nào xác định mức độ rủi ro của Contractubex® với phụ nữ trong thai kỳ hoặc giai đoạn cho con bú. Vì vậy, hãy luôn tham khảo ý kiến của bác sĩ để có thể nhận được lời khuyên hữu ích và tránh được các nguy cơ.

9. Contractubex® tương tác với thuốc nào?

Tài liệu này không bao gồm đầy đủ các tương tác thuốc có thể xảy ra. Tình trạng tương tác thuốc có khả năng làm giảm tác dụng của thuốc hoặc dẫn đến tác dụng ngược. Vì vậy, bạn nên ghi lại những tên thuốc, TPCN đang dùng đã kê toa hoặc không kê toa để tham vấn ý kiến bác sĩ. Tuyệt đối không được tự ý dùng thuốc, ngưng thuốc hoặc thay đổi liều lượng thuốc khi chưa có sự cho phép của người có chuyên môn.

Một số tài liệu cho rằng rượu bia, thức ăn cay nóng, nhiều dầu mỡ có khả năng tương tác với một số thành phần của thuốc. Trong quá trình điều trị bằng thuốc, bạn cần hạn chế sử dụng các chất này.

Contractubex
Nên tham khảo ý kiến chuyên gia khi sử dụng bia rượu trong thời gian dùng Contractubex®

10. Contractubex® chống chỉ định với trường hợp nào?

  • Bệnh nhân dị ứng với bất cứ thành phần nào của thuốc.
  • Mọi tình trạng sức khỏe đều có ảnh hưởng đến việc sử dụng thuốc, hãy trao đổi chi tiết với bác sĩ để làm rõ vấn đề này.

11. Trường hợp khẩn cấp hoặc quá liều:

Nên đưa bệnh nhân đến cơ sở y tế gần nhất hoặc gọi cho Trung tâm cấp cứu để được hỗ trợ xử lý kịp thời.

12. Nên làm gì nếu quên một liều?

Nếu không may quên mất 1 lần sử dụng thuốc thì tốt nhất nên bỏ qua lần đó và sử dụng theo các lần kế tiếp như kế hoạch. Tuyệt đối không nên sử dụng thuốc với liều lượng gấp đôi.

13. Khi nào nên ngưng dùng thuốc?

Khi cơ thể có những dấu hiệu bất thường như:

  • Da bỏng rát
  • Ngứa ngáy tại vết thương và một số vị trí khác.
  • Kèm theo đó là các triệu chứng như đau đầu, người mệt mỏi.

Các thông tin về thuốc Contractubex® có thể gây ra tác dụng phụ phức tạp với cơ thể. Đặc biệt là đối với người cơ cơ địa nhạy cảm và hệ miễn dịch không tốt. Do đó, các bạn nên tuân thủ phác đồ điều trị và liều lượng thuốc được sử dụng do bác sĩ đưa ra.

Có thể bạn quan tâm

Mẹo chữa mẩn ngứa bằng lá kinh giới thật nhanh chóng

Theo Đông Y, lá kinh giới có khả năng tán hàn, tiêu viêm, an thần, chống dị ứng nên được...

Mẹo dùng hành hoa chữa viêm da cơ địa

Hành hoa (hành lá, hành hương, hành ta) là nguyên liệu được dùng để tăng vị cho món ăn hằng...

Hiện tượng sốt phát ban bao lâu thì khỏi?

Hiện tượng sốt phát ban bao lâu thì khỏi?

Một số định nghĩa y khoa khẳng định rằng, sốt phát ban (Roseola) là một trong số những bệnh truyền...

Hăm da ở người lớn có triệu chứng thế nào? Điều trị ra sao?

Hăm da thường gặp ở trẻ nhỏ, tuy nhiên tình trạng này cũng có thể gặp phải ở người trưởng...

Viêm da cơ địa dễ tái phát vào mùa lạnh và cách phòng ngừa

Bệnh viêm da cơ địa không gây nguy hiểm đến tính mạng và không lây nhiễm. Tuy nhiên bệnh xảy...

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Ths.BS Nguyễn Thị Tuyết Lan
Nguyên Trưởng khoa khám bệnh - BV YHCT trung ương

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *