Clarityne: Công dụng, liều dùng và tác dụng phụ

Bài viết được tham vấn chuyên môn bởi Bác sĩ BÁC SĨ NGUYỄN THỊ NHUẦN – Khoa Y học cổ truyềnPhó Giám đốc chuyên môn Trung tâm Nghiên cứu và Ứng dụng Thuốc Dân Tộc – Cố vấn chuyên môn tại Trung tâm Thuốc dân tộc – Nguyễn Thị Định – Hà Nội

Clarityne thuộc nhóm thuốc kháng histamine và chống dị ứng. Thuốc được sử dụng để điều trị các bệnh lý ngoài da và các tình trạng dị ứng khác nhau.

thuốc Clarityne
Clarityne điều trị các triệu chứng do viêm mũi dị ứng và các bệnh lý ngoài da

  • Tên biệt dược: Clarityne
  • Tên hoạt chất: Loratadine
  • Phân nhóm: thuốc kháng histamine, thuốc chống dị ứng

Tìm hiểu về thuốc Clarityne

Clarityne là thuốc điều trị các tình trạng dị ứng và bệnh lý ngoài da. Thuốc được bào chế ở dạng viên nén với hàm lượng 10mg và dạng siro với hàm lượng 5mg/5ml.

1. Tác dụng

Clarityne là thuốc kháng histamine, có tác dụng giảm tác dụng của các histamine hóa học tự nhiên trong cơ thể.

Thuốc dùng để điều trị các triệu chứng hắt hơi, chảy nước mắt, chảy nước mũi, ngứa da,… do viêm mũi dị ứng hoặc do các tình trạng dị ứng khác.

tác dụng của Clarityne
Clarityne làm giảm các triệu chứng như hắt hơi, chảy nước mũi, chả nước mắt,…

Clarityne cũng được sử dụng để điều trị ngứa da và nổi mẫn ở những người có phản ứng da mạn tính.

2. Chống chỉ định

Clarityne chống chỉ định với các trường hợp sau:

  • Người quá mẫn cảm với những thành phần trong thuốc.
  • Trẻ em dưới 2 tuổi

Chưa có nghiên cứu cụ thể về phản ứng có hại ở phụ nữ mang thai và phụ nữ cho con bú. Tuy nhiên bạn cần trao đổi tình trạng với bác sĩ trước khi sử dụng thuốc.

3. Cách dùng và liều lượng

Hãy sử dụng thuốc như hướng dẫn trên bao bì hoặc dùng thuốc theo chỉ định từ bác sĩ chuyên khoa. Thuốc có khả năng gây kích ứng dạ dày nên bạn cần uống thuốc với một ly nước đầy hoặc dùng chung với thức ăn.

Liều dùng của thuốc Clarityne phụ thuộc vào độ tuổi và tình trạng bệnh của từng người. Chúng tôi chỉ cung cấp liều dùng thông thường cho các trường hợp phổ biến.

Siro:

  • Người lớn: dùng 2 muỗng cà phê ( khoảng 10ml)/ngày
  • Trẻ em trên 12 tuổi: dùng liều lượng như người lớn
  • Trẻ em từ 2 – 12 tuổi và có cân nặng trên 30 kg: dùng liều lượng tương tự người lớn
  • Trẻ dưới 30 kg: dùng 1 muỗng cà phê ( khoảng 5ml)/ngày

Viên uống:

  • Người lớn và trẻ em trên 12 tuổi: dùng 1 viên/ngày
  • Trẻ 6-12 tuổi từ 30 kg trở lên: dùng 1 viên/lần/ngày
  • Trẻ dưới 30 kg: nửa viên/lần/ngày

Liều dùng cho người suy gan và suy thận cần được bác sĩ chuyên khoa chỉ định.

 4. Bảo quản thuốc

Clarityne nên được bảo quản ở nhiệt độ phòng, dao động từ 15 – 30 độ C. Tránh nơi có nhiệt độ quá cao, ánh nắng trực tiếp và nơi ẩm thấp. Để xa tầm với của trẻ em và thú nuôi.

Xử lý thuốc theo hướng dẫn trên bao bì khi thuốc hết hạn hoặc không còn nhu cầu sử dụng. Tránh vứt thuốc vào nguồn nước và môi trường tự nhiên.

Tham khảo thêm: Thuốc Delopedil 5mg: Tác dụng, cách dùng và những lưu ý khi sử dụng

Những lưu ý khi dùng thuốc Clarityne

1. Thận trọng

Hãy báo với bác sĩ nếu bạn có tiền sử hen suyễn, bệnh thận hoặc gặp các vấn đề về gan trước khi sử dụng thuốc. Những đối tượng này có nguy cơ kích ứng với Clarityne cao, bác sĩ sẽ điều chỉnh liều lượng hoặc thay thế bằng một loại thuốc an toàn hơn. Người già và trẻ em cũng là những đối tượng dễ kích ứng với thuốc, vì vậy cần tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi dùng.

thận trọng khi dùng Clarityne
Báo với bác sĩ khi bạn có tiền sử mắc bệnh thận trước khi dùng thuốc

Clarityne có khả năng tương tác với thuốc lá, chất kích thích và rượu bia. Nên trao đổi với bác sĩ nếu muốn dùng thuốc lá, chất kích thích và rượu bia trong thời gian dùng thuốc.

2. Tác dụng phụ

Clarityne có khả năng gây dị ứng và các tác dụng phụ khác. Bạn cần liên hệ với bác sĩ ngay khi những dấu hiệu này xuất hiện.

Phản ứng dị ứng do Clarityne:

Tác dụng phụ nguy hiểm:

  • Tim đập nhanh và nhịp bất thường
  • Đau đầu liên tục

Tác dụng phụ thường gặp:

  • Đau đầu
  • Mệt mỏi
  • Buồn ngủ
  • Khô miệng
  • Đau dạ dày
  • Viêm họng
  • Mắt đỏ
  • Lo lắng
  • Tiêu chảy

Phản ứng của thuốc với mỗi người là khác nhau nên bạn có thể gặp những tác dụng phụ hiếm gặp hơn. Thông tin trên không tổng hợp tất cả những phản ứng phụ có thể phát sinh khi dùng Clarityne. Vì vậy bạn cần chủ động báo với bác sĩ khi cơ thể xuất hiện những triệu chứng bất thường.

3. Tương tác thuốc

Clarityne tương tác với các loại thuốc, vitamin và thảo dược khiến hiệu quả điều trị suy giảm và gia tăng nguy cơ gặp phải tác dụng phụ.

tương tác thuốc Clarityne
Tương tác thuốc xảy ra khiến hiệu quả của Clarityne suy giảm

Clarityne có thể tương tác với những loại thuốc sau:

  • Aspirin
  • Albuterol
  • Fish oil
  • Ibuprofen
  • Gabapentin
  • Levothyroxine
  • Omeprazole
  • Singulair
  • Vitamin B12
  • Vitamin D3

Danh sách này chưa bao gồm toàn bộ những loại thuốc có thể tương tác với Clarityne. Bạn nên chủ động thông báo với bác sĩ những loại thuốc bạn đang dùng để được bác sĩ xem xét có xuất hiện tương tác thuốc hay không. Từ đó điều chỉnh liều dùng hoặc thay thế bằng loại thuốc an toàn hơn.

4. Xử lý khi dùng thiếu hoặc quá liều

Bạn nên uống thuốc ngay khi nhận ra mình dùng thiếu liều, tuy nhiên cần đảm bảo khoảng cách từ thời điểm đó và liều tiếp theo kéo dài ít nhất 4 giờ đồng hồ. Nếu sắp đến thời điểm dùng liều tiếp theo, bạn nên bỏ qua và dùng thuốc theo đúng thời gian chỉ định. Dùng thiếu liều không gây nguy hiểm nhưng khiến tác dụng điều trị của thuốc suy giảm, thậm chí có thể xuất hiện tình trạng kháng thuốc.

Với trường hợp dùng quá liều, bạn cần liên hệ với bác sĩ ngay khi phát hiện ra. Tránh để kéo dài vì tình trạng này có thể gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe.

5. Nên ngưng thuốc khi nào?

Clarityne chỉ được sử dụng trong thời gian nhất định, vì vậy khi hết thời gian được bác sĩ chỉ định bạn nên ngưng dùng thuốc. Nếu có ý định dùng thuốc với thời gian dài hơn bạn cần tham khảo ý kiến của bác sĩ chuyên khoa.

Trong một số trường hợp không mong muốn, bạn phải dừng thuốc khi cơ thể phát sinh những biểu hiện bất thường. Đồng thời bạn nên đến gặp bác sĩ để được khắc phục tình trạng trên, tránh để tình trạng kéo dài và trở nên trầm trọng hơn.

Có thể bạn quan tâm

Dị ứng cá ngừ : Nguyên nhân và cách phòng tránh

Dị ứng cá ngừ là một trong những dạng dị ứng cá biển xảy ra phổ biến. Khi mắc bệnh,...

Hội chứng phù Quincke: Bệnh dễ nhầm lẫn là nổi mề đay

Hội chứng phù Quincke là gì? Tại sao đa số người bệnh thường hay bị nhầm lẫn với bệnh mề...

Trẻ bị dị ứng thời tiết nên bôi hay uống thuốc gì?

Trẻ bị dị ứng thời tiết nên bôi hay uống thuốc gì?

Trẻ bị dị ứng thời tiết nên bôi hay uống thuốc gì cho nhanh khỏi là thắc mắc nhiều phụ...

Dị ứng mạt bụi là gì? Làm thế nào để điều trị?

Dị ứng mạt bụi rất phổ biến, bên cạnh các triệu chứng dị ứng, nếu người bệnh tiếp xúc lâu...

Các loại thuốc tây chữa viêm mũi dị ứng và những điều cần lưu ý

Danh sách thuốc tây chữa viêm mũi dị ứng và lưu ý khi sử dụng

Các loại thuốc kháng histamin H1, thuốc gây co mạch, nhóm corticoid là những loại thuốc tây chữa viêm mũi...

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Ths.BS Nguyễn Thị Tuyết Lan
Nguyên Trưởng khoa khám bệnh - BV YHCT trung ương

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *