Thuốc Ciprobay chữa bệnh gì?
Hoạt động của các hoạt chất trong thuốc Ciprobay có tác dụng điều trị tình trạng nhiễm khuẩn, giúp giảm triệu chứng của khá nhiều bệnh. Nhưng chúng ta cần sử dụng đúng cách thì mới mang lại hiệu quả tối đa cho việc điều trị bệnh.
- Tên biệt dược: Ciprobay®
- Tên gốc: ciprofloxacin HCl
- Phân nhóm: thuốc kháng virus, kháng nấm, trị ký sinh trùng, chống nhiễm khuẩn
- Dạng bào chế: viên nén bao phim
Thông tin về thuốc Ciprobay
Phần lớn chúng ta vẫn hay dùng thuốc theo chỉ định của bác sĩ chứ chưa từng hiểu rõ về những thông tin cơ bản. Bạn nên tham khảo một vài điều như sau:
Tác dụng
Thuốc có khả năng điều trị các bệnh do nhiễm khuẩn gây ra. Cụ thể có thể dùng để điều trị các bệnh liên quan đến tai mũi họng, nhiễm khuẩn hô hấp, xương khớp, nhiễm trùng máu, viêm màng não, nhiễm trùng mắt, viêm phúc mạc, sản phụ khoa,…
Chống chỉ định
Không sử dụng thuốc Ciprobay cho bệnh nhân bị mẫn cảm với bất cứ thành phần nào của thuốc, không sử dụng với trường hợp bệnh nhân bị suy gan, suy thận, phụ nữ có thai và đang cho con bú. Với những trường hợp chống chỉ định, khi sử dụng phải có sự đồng ý của bác sĩ chuyên khoa
Tìm hiểu thêm: Moxifloxacin là thuốc gì?
Cách sử dụng và liều dùng
Thuốc được dùng theo đường uống với liều lượng phụ thuộc vào từng đối tượng cũng như tình trạng bệnh. Cụ thể như sau:
# Người lớn:
- Bị nhiễm khuẩn ở mức độ nhẹ và trung bình thì nên dùng từ 250mg đến 500mg và mỗi ngày dùng 2 lần.
- Bị nhiễm khuẩn ở mức độ nặng và có biến chứng thì nên dùng mỗi lần 750mg và mỗi ngày dùng 2 lần. Chú ý trường hợp này chỉ nên dùng từ 5 đến 10 ngày
- Bệnh nhân có dấu hiệu suy thận: với nồng độ 30 đến 50ml/phút thì nên dùng từ 250 đến 500mg cách nhau 12 giờ. Còn với trường hợp nồng độ ClCr từ 5 đến 29ml/phút thì nên dùng từ 250mg đến 500mg và cách nhau 18 giờ.
- Bệnh nhân đang lọc thận thì dùng từ 250 đến 500mg và dùng mỗi ngày 1 lần
# Trẻ em
Vẫn chưa có báo cáo cụ thể về liều dùng dành cho trẻ em. Vì vậy trước khi dùng cho trẻ nên tham khảo kĩ ý kiến của bác sĩ chuyên khoa.
Bảo quản thuốc
Việc bảo quản đúng cách sẽ đảm bảo được hiệu quả của thuốc trong suốt quá trình sử dụng. Vậy nên bạn nên hỏi kĩ bác sĩ về điều này. Thuốc Ciprobay thường được bảo quản ở nhiệt độ phòng, tránh xa tầm tay trẻ em. Chú ý không sử dụng thuốc khi đã hết hạn sử dụng và khi có dấu hiệu ẩm mốc.
Có thể bạn muốn biết: Thuốc Proxacin 1%: Điều trị các bệnh nhiễm khuẩn
Một vài lưu ý khi sử dụng thuốc
Ngoài việc dùng đúng theo chỉ định của bác sĩ, trong quá trình sử dụng thuốc Ciprobay, người bệnh cũng cần lưu ý một vài điều như sau:
Khuyến cáo khi sử dụng
Không sử dụng cho bệnh nhân bị mẫn cảm với bất cứ thành phần nào của thuốc. Với trường hợp từng dị ứng với bất cứ loại thuốc nào cũng nên thông báo với bác sĩ.
- Hỏi ý kiến của bác sĩ với trường hợp đang có thai hoạc đang cho con bú
- Tham khảo ý kiến bác sĩ nếu dùng cho trẻ em
- Khi có tiền sử suy gan, suy thận, động kinh, rối loạn huyết động não,… cùng nên tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi dùng.
- Báo cho bác sĩ biết nếu bạn đang sử dụng bất cứ loại thuốc nào khác. Bao gồm cả thuốc đông y, thảo dược, thực phẩm chức năng hoặc thuốc không kê toa.
Tác dụng phụ của thuốc
Đã có ghi nhận về tác dụng phụ của bệnh nhân trong quá trình sử dụng thuốc Ciprobay. Thông thường hay có triệu chứng tiêu chảy, buồn nôn, nôn, phát ban…
Ngoài ra người bệnh có thể gặp phải các triệu chứng khác chưa được đề cập đến. Nhìn chung nếu có bất cứ dấu hiệu bất thường nào cũng phải thông báo cho bác sĩ.
Có thể bạn quan tâm: Ixifast là thuốc gì? Chống chỉ định và Cách sử dụng
Tương tác thuốc
Bạn nên báo cho bác sĩ nếu đang sử dụng các loại thuốc khác. Vì thuốc Ciprobay có thể bị thay đổi hoạt động hoặc tác động đến hoạt động của các loại thuốc khác. Chẳng hạn như: theophyline, phenytoin, probenecid, lidocaine… Bên cạnh đó thuốc cũng thay đổi hoạt động khi dùng chung với thuốc cyclosporin, clozapine,…
Rượu bia, thuốc lá và các chất kích thích… có thể làm giảm hiệu quả của thuốc Ciprobay. Chính vì vậy nên hạn chế sử dụng ít nhất 3 ngày trước và sau khi dùng thuốc.
Cách xử lý khi dùng thiếu hoặc quá liều
Người bệnh cần đảm bảo được số lần sử dụng theo đúng chỉ định của bác sĩ để đảm bảo về liều lượng. Nếu không may quên thì nên uống ngay sang liều tiếp theo, không dùng gấp đôi liều để bù lại.
Trong trường hợp dùng quá liều thì nên đến ngay bệnh viện gần nhất để có phương án xử lý. Nhiều trường hợp quá liều, tim đập nhanh, khó thở hết sức nguy hiểm.
Nên ngưng sử dụng thuốc khi nào?
Người bệnh nên ngưng sử dụng thuốc Ciprobay nếu gặp các trường hợp như sau:
- Được bác sĩ yêu cầu
- Những dấu hiệu bệnh có xu hướng trầm trọng hơn.
- Sau 10 ngày sử dụng, các triệu chứng bệnh không có dấu hiệu thuyên giảm.
Trên đây chỉ là những thông tin cơ bản nhất về thuốc Ciprobay. Trong quá trình sử dụng, chắc chắn bạn sẽ gặp phải hàng loạt những thắc mắc khác. Lúc đó hãy gặp hỏi trực tiếp bác sĩ, dược sĩ hoặc những người có chuyên môn để được tư vấn cặn kẽ hơn.
Có thể bạn quan tâm
- Thuốc Cefobid: Liều lượng, cách dùng và tác dụng phụ
- Thuốc Cefpodoxime có công dụng gì ?
Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!