Thuốc Celestoderm Cream: Thành phần, công dụng & hướng dẫn sử dụng

Bài viết được tham vấn chuyên môn bởi Bác sĩ BÁC SĨ NGUYỄN THỊ NHUẦN – Khoa Y học cổ truyềnPhó Giám đốc chuyên môn Trung tâm Nghiên cứu và Ứng dụng Thuốc Dân Tộc – Cố vấn chuyên môn tại Trung tâm Thuốc dân tộc – Nguyễn Thị Định – Hà Nội

Celestoderm Cream là dược phẩm thuộc nhóm corticosteroid tại chỗ, hoạt động dựa trên cơ chế giảm sưng, viêm, kích ứng lên da. Thuốc có công dụng điều trị một số bệnh lý về da như eczema, chàm, vẩy nến, viêm da tiếp xúc và viêm da tiết bã…

Celestoderm Cream
Celestoderm Cream được dùng để điều trị một số bệnh lý về da như eczema, chàm, vẩy nến, viêm da tiếp xúc và viêm da tiết bã…

  • Tên hoạt chất: Betamethasone valerate
  • Tên biệt dược: Celestoderm®
  • Phân nhóm: Thuốc Corticosteroid tại chỗ

I. Thông tin về thuốc Celestoderm Cream

Tham khảo kĩ thông tin về thành phần, công dụng, liều dùng… để dùng thuốc đúng mục đích và trị bệnh hiệu quả.

1. Thành phần

Celestoderm Cream gồm có hai loại chính là Celestoderm V/2 và Celestoderm V

Trong đó, mỗi gram Celestoderm Cream có chứa:

  • 1 mg Betamethasone valerate
  • Tá dược khác: Cetostearyl alcohol, chlorocresol, khoáng dầu, monobasic sodium phosphate, phosphoric acid, polyethylene glycol 1000 monocetyl ether, nước tinh khiết, sodium hydroxide và white petrolatum.

Mỗi gram Celestoderm V/2 có chứa:

  • 0,5 mg Betamethasone valerate
  • Tá dược khác: cetostearyl alcohol,  khoáng dầu, nước tinh khiết, monobasic sodium phosphate, chlorocresol, phosphoric acid, polyethylene glycol 1000 monocetyl ether, sodium hydroxide và white petrolatum.

2. Dạng và hàm lượng

  • Celestoderm dạng kem có hàm lượng 0,05% và 0,1%.

3. Công dụng

Celestoderm dạng kem có chứa hoạt chất chính là Betamethasone valerate, là thuốc kháng viêm corticosteroid tại chỗ, được dùng để khắc phục tình trạng kích ứng da và ngứa da do bệnh vẩy nến, chàm, viêm da tiết bã… bằng cách giảm chất gây sưng, viêm, đỏ da.

Thuốc cũng có thể được dùng cho những mục đích điều trị đã được phê duyệt nhưng không được liệt kê bên trên. Chỉ dùng thuốc khi có chỉ định của bác sĩ.

Không đưa thuốc cho bất kì ai ngay cả khi họ có những triệu chứng biểu hiện tương tự như của bạn.

4. Chống chỉ định

Chống chỉ định dùng Celestoderm dạng kem cho những đối tượng sau:

  • Người bị dị ứng với betamethasone hay bất kì thành phần nào của thuốc.
  • Người bị nhiễm trùng da do vi rút như: herpes simplex, thủy đậu…
  • Người có tiền sử dị ứng với một loại thuốc corticosteroid khác.
  • Người bị nhiễm trùng da do nấm hoặc vi khuẩn nhưng không được điều trị.
  • Người bị lao da.

5. Liều dùng

Tham khảo ý kiến của chuyên gia hay đọc kĩ hướng dẫn sử dụng do nhà sản xuất in trên bao bì về liều dùng để đảm bảo dùng thuốc an toàn, hiệu quả, tránh tác dụng không mong muốn do quá liều hoặc thiếu liều.

  • Bôi thuốc lên da 1 lần/ ngày vào buổi sáng hoặc bôi 2 lần/ ngày vào hai buổi sáng tối theo chỉ dẫn của bác sĩ.
  • Khi nhận thấy bệnh có chuyển biến tích cực và hồi phục, nên ngừng thuốc. Không được dùng Celestoderm điều trị quá 4 tuần.

6. Hướng dẫn sử dụng

Người bệnh cần lưu ý đọc kĩ hướng dẫn sử dụng được in trên nhãn dán hoặc tham khảo ý kiến của chuyên gia trước khi dùng.

  • Vệ sinh sạch sẽ tay và vùng da bị tổn thương.
  • Bôi một lớp kem mỏng và massage nhẹ nhàng để thuốc thấm đều lên da.
  • Không băng kín vết thương hoặc mặc quần áo quá bó sát trừ khi bạn được bác sĩ chỉ định như vậy.
  • Không sơ ý để thuốc dây vào mắt.
  • Không dùng thuốc bôi lên các vị trí da nhạy cảm như quanh miệng, mắt, bộ phận sinh dục hoặc khu vực quanh hậu môn.

7. Bảo quản

  • Bảo quản thuốc ở nhiệt độ phòng, nơi khô ráo, thoáng mát, tránh nơi ẩm thấp như nhà tắm hoặc nơi có ánh sáng chiếu trực tiếp như cửa sổ, trong vườn…
  • Đặt thuốc tránh xa tầm tay của trẻ em và thú nuôi trong nhà.
  • Không vứt thuốc xuống nước thải (như nhà vệ sinh, bồn rửa mặt) hoặc vứt kèm với rác thải sinh hoạt. Nên hỏi thăm ý kiến chuyên gia làm thế nào để vứt thuốc khi không cần dùng đến hoặc sản phẩm đã hết hạn sử dụng.

II. Một số lưu ý khi dùng CelestodermCream

Tham khảo các thông tin sau để tránh những rủi ro có thể mắc phải trong quá trình dùng thuốc trên để điều trị bệnh.

1. Cảnh báo

Trước khi dùng Celestoderm Cream điều trị bệnh lý da liễu, cần thông báo với chuyên gia tình trạng sức khỏe, bệnh tật và những loại thuốc đang sử dụng (kể cả thuốc cho phụ nữ mang thai hoặc cho con bú) bởi những yếu tố trên có thể ảnh hưởng đến cách dùng thuốc điều trị.

Hấp thu: Thuốc corticosteroid tại chỗ (bôi lên da) như betamethasone có khả năng hấp thu vào máu nếu dùng trên diện tích lớn hoặc điều trị trong thời gian dài. Do đó, chỉ nên dùng thuốc trong thời gian ngắn và ngưng ngay khi bệnh được cải thiện.

Mắt: Thận trọng khi dùng thuốc tại vị trí gần mắt. Tuyệt đối không để thuốc dây vào mắt vì nó có thể gây đục thủy tinh thể, tăng nhãn áp. Nên sớm báo với chuyên gia nếu như thị lực của bạn bị ảnh hưởng trong thời gian dùng thuốc trên để điều trị.

Nhiễm trùng: Không dùng betamethasone trong trường hợp đang bị nhiễm trùng da. Thông báo với chuyên gia nếu như bạn xuất hiện triệu chứng như sưng đỏ, nóng, đau xung quanh vùng bôi thuốc vì đây rất có thể là dấu hiệu của nhiễm trùng.

Làm mỏng da: Dùng corticosteroid tại chỗ trong thời gian dài có thể khiến cho các mô dưới da mỏng hoặc mềm, gây rạn da. Khi nhận thấy kết cấu da và màu da có sự thay đổi, cần liên hệ sớm với chuyên gia.

Phụ nữ đang mang thai: Không nên sử dụng Betamethasone trong khi mang thai trừ khi lợi ích vượt trội so với rủi ro.

Phụ nữ đang cho con bú: Các nghiên cứu vẫn chưa xác định được việc dùng Betamethasone trong khi mang thai có truyền vào sữa mẹ hay không. Nếu như đang trong giai đoạn cho con bú, bạn nên thông báo với chuyên gia để biết liệu có nên tiếp tục dùng thuốc điều trị. Tránh bôi thuốc lên vú mẹ.

Trẻ em: Trẻ em có thể dễ gặp các tác dụng phụ (chẳng hạn chậm tăng trưởng, tăng cân) nếu một lượng lớn thuốc này được sử dụng trong thời gian dài. Nên dùng thuốc với liều lượng vừa phải trong thời gian ngắn nhất. Bố mẹ nên hỏi thăm ý kiến chuyên gia về những rủi ro và lợi ích của việc sử dụng Betamethasone cho trẻ.

Ngừng thuốc này: Đột ngột dừng thuốc corticosteroid có thể triệu chứng bệnh tái phát. Nếu bạn đã sử dụng thuốc này trong một thời gian dài, hãy thảo luận với bác sĩ về cách tốt nhất để ngừng thuốc.

2. Tác dụng phụ

Tác dụng phụ là phản ứng không mong muốn khi dùng thuốc ở liều thông thường. Tùy theo đối tượng dùng thuốc, tác dụng phụ có thể ở mức nặng nhẹ khác nhau.

Dưới đây là những tác dụng phụ có thể gặp phải khi dùng Celestoderm Cream được báo cáo bởi 1% người dùng thuốc:

  • Nóng rát da, khô da, da ngứa hoặc bị kích ứng (thường nhẹ và tạm thời).
  • Phát ban
  • Cảm giác châm chích

Ở một số đối tượng, có thể xuất hiện triệu chứng nghiêm trọng hơn. Nên kiểm tra sức khỏe nếu như bạn xuất hiện các triệu chứng sau:

  • Da ngày càng nhạy cảm
  • Cảm giác nóng rát, ngứa, kích ứng da nghiêm trọng
  • Thay đổi sắc tố da
  • Tổn thương lây lan sang những vùng da lành
  • Rạn da, mỏng da
  • Da xuất hiện các vết thâm.

Ngoài ra, người bệnh có thể xuất hiện những triệu chứng sau nếu như dùng thuốc trong một thời gian dài:

  • Nổi mụn trứng cá
  • Đau lưng
  • Giảm thị lực hoặc mất thị lực (xảy ra khi bôi thuốc gần mắt.
  • Thay đổi sắc tố da
  • Stress, lo lắng, cáu gắt
  • Da đóng vảy quanh miệng
  • Chuột rút, đau nhức cơ, yếu cơ
  • Buồn nôn và nôn
  • Tăng trưởng tóc, rậm lông
  • Giảm ham muốn tình dục ở nam giới
  • Da bị bầm tím bất thường.

Người bệnh có thể gặp các tác dụng phụ khác ngoài những triệu chứng vừa được liệt kê trên. Nên sớm thông báo với chuyên gia nếu bạn xuất hiện những biểu hiện bất thường sau khi dùng thuốc để có biện pháp khắc phục sớm.

3. Tương tác thuốc

Tương tác thuốc có thể xảy ra khi bạn dùng Celestoderm Cream chung với những dược phẩm sau:

  • Itraconazole
  • Thuốc bôi da khác có chứa corticosteroid.
  • Natalizumab
  • Pimecrolimus
  • Ritonavir
  • Tacrolimus

Nếu đang bị dị ứng với một hay nhiều dược phẩm vừa được liệt kê bên trên, bạn nên thông báo sớm với bác sĩ để có chỉ định thuốc đặc trị hay biện pháp ứng phó phù hợp. Tùy vào trường hợp cụ thể, bác sĩ có thể yêu cầu bạn:

  • Ngừng dùng một trong những loại thuốc trên.
  • Thay đổi sang thuốc điều trị khác phù hợp hơn.
  • Thay đổi cả hai loại thuốc điều trị hoặc giữ mọi thứ nguyên trạng.

Cần lưu ý, tương tác thuốc không có nghĩa là bạn buộc phải ngừng một hoặc tất cả các loại thuốc điều trị. Nên nói chuyện với chuyên gia để có hướng giải quyết phù hợp nhất.

Ngoài ra, bạn cũng có thể bị tương tác với các loại thuốc điều trị khác (ngoài những dược phẩm vừa liệt kê bên trên). Cách tốt nhất để tránh những biểu hiện không đáng có, bạn nên nói với bác sĩ chuyên môn những loại thuốc (bao gồm thuốc kê đơn, thuốc không kê đơn, thuốc thảo dược, vitamin…) đang dùng. Dựa vào đó, bác sĩ sẽ chỉ định thuốc điều trị phù hợp nhất.

Trên đây là một số thông tin và lưu ý khi dùng Celestoderm Cream. Đọc kĩ hướng dẫn trước khi dùng. Nếu gặp bất kì thắc mắc hay có những biểu hiện bất thường trong quá trình điều trị, nên nhanh chóng liên hệ với bác sĩ chuyên khoa để sớm được giải quyết.

Tin bài liên quan

Trị viêm lỗ chân lông bằng Baking Soda có hiệu quả?

Trị viêm lỗ chân lông bằng Baking Soda hiện đang được nhiều người rỉ tai nhau áp dụng mà chưa...

Bà Hòe chữa rụng tóc - Có thật hay chỉ là lừa đảo?

Bà Hòe chữa rụng tóc – Có thật hay chỉ là lừa đảo?

Bà Hòe chữa rụng tóc có thật sự hiệu quả không hay chỉ là tin đồn? Hiện nay, trên mạng...

viêm nang lông ở mặt

Viêm nang lông ở mặt – Cách điều trị và phòng ngừa

Viêm nang lông ở mặt là một trong những rối loạn da rất phổ biến gây ra nhiều triệu chứng...

20 thực phẩm kích thích mọc tóc dài, dày nhanh

Tóc mỏng, yếu ớt, dễ gãy rụng có khả năng làm tăng nguy cơ hói đầu, mất thẩm mỹ khiến...

Thông tin về bệnh vẩy nến nghịch đảo và cách điều trị

Bệnh vẩy nến nghịch đảo là gì? Làm thế nào để điều trị?

Vẩy nến nghịch đảo là một căn bệnh tự miễn, chỉ xảy ra ở những vùng da có nhiều nếp...

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Ths.BS Nguyễn Thị Tuyết Lan
Nguyên Trưởng khoa khám bệnh - BV YHCT trung ương

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.