Thuốc bổ sung canxi Calcium Corbiere: liều dùng và chống chỉ định

Bài viết được tham vấn chuyên môn bởi Bác sĩ CKI BÁC SĨ DOÃN HỒNG PHƯƠNG – Khoa Vật Lý Trị LiệuGiám đốc Chuyên môn Trung tâm Đông Phương Y Pháp – Cố vấn chuyên môn tại Trung tâm Thuốc dân tộc – Nguyễn Thị Định – Hà Nội

Calcium Corbiere là thuốc bổ sung canxi và vitamin. Thuốc được dùng cho các trường hợp còi xương, xương khớp suy yếu, loãng xương và thúc đẩy quá trình phục hồi gãy xương.

Thuốc Calcium Corbiere
Calcium Corbiere là thuốc bổ sung canxi và vitamin

  • Tên thuốc: Calcium Corbiere
  • Phân nhóm: thuốc phối hợp vitamin và acid
  • Dạng bào chế: thuốc viên nén và ống uống

Những thông tin cần biết về thuốc Calcium Corbiere

1. Thành phần

Thành phần trong thuốc Calcium Corbiere, bao gồm:

  • Canxi glucoheptonat
  • Acid ascorbic (Vitamin C)
  • Nocitinamid
  • Tá dược

Hàm lượng thành phần có chênh lệch ở các dạng bào chế. Bạn nên tham khảo thông tin trên bao bì để biết thông tin chính xác.

2. Chỉ định

Thuốc Calcium Corbiere chỉ định cho các trường hợp sau:

tác dụng của Thuốc Calcium Corbiere
Thuốc Calcium Corbiere được chỉ định cho phụ nữ mang thai, trẻ em dậy thì, người già bị loãng xương,…
  • Trường hợp thiếu canxi như: Còi xương, xương khớp suy yếu
  • Trường hợp có nhu cầu canxi tăng: Trẻ dậy thì, phụ nữ mang thai, phụ nữ cho con bú
  • Phục hồi gãy xương
  • Hỗ trợ điều trị loãng xương
  • Giảm nồng độ hormone tuyến cận giáp

Một số tác dụng của thuốc không được đề cập trong bài viết. Nếu bạn có ý định dùng thuốc với mục đích khác, hãy tham khảo ý kiến của bác sĩ để nhận được tư vấn chuyên môn.

3. Chống chỉ định

Calcium Corbiere chống chỉ định với các trường hợp sau:

  • Người tăng canxi huyết hoặc canxi niệu
  • Có tiền sử mắc bệnh sỏi thận
  • Rối loạn tuyến cận giáp
  • U ác tính phá hủy xương
  • Suy tim và suy thận
  • Người mẫn cảm với các thành phần trong thuốc

Mặc dù thuốc có tác dụng điều trị bệnh còi xương ở trẻ em, tuy nhiên bạn chỉ được sử dụng cho trẻ khi có yêu cầu từ bác sĩ. Không tùy tiện cho trẻ uống, điều này có thể làm tăng nguy cơ gặp phải những tác dụng không mong muốn.

4. Cách dùng – liều lượng

Cách dùng thuốc phụ thuộc vào dạng bào chế:

  • Dạng viên nén: uống trực tiếp thuốc với nước, nên nuốt trọn viên thuốc không bẻ hay nghiền thuốc.
  • Dạng ống uống: bẻ một đầu ống và uống trực tiếp ngay sau đó

Liều dùng cho trẻ em

  • Sử dụng thuốc dạng ống uống, dùng 1 ống/ngày nên dùng vào buổi sáng

Liều dùng cho người trưởng thành

  • Thuốc dạng ống uống: dùng 1 – 2 ống/ngày
  • Hoặc dùng 1 – 3 viên Calcium Corbiere 500mg

Phụ nữ mang thai và cho con bú có thể dùng thuốc, tuy nhiên cần tham khảo ý kiến bác sĩ để biết chính xác liều lượng và tần suất sử dụng cụ thể.

5. Bảo quản

Bảo quản thuốc Calcium Corbiere ở nhiệt độ phòng, không để nơi có nhiệt độ trên 25 độ C. Tránh nơi ẩm thấp, ánh nắng trực tiếp và để xa tầm với của trẻ em.

Không sử dụng thuốc hết hạn, thuốc có dấu hiệu bị côn trùng cắn, thuốc biến chất và ẩm mốc. Thuốc ở những tình trạng này không còn tác dụng điều trị, thậm chí có thể làm phát sinh những tác dụng phụ nguy hiểm.

Những điều cần lưu ý khi dùng Calcium Corbiere

1. Thận trọng

Bệnh nhân bị ung thư và tiểu đường nên thận trọng khi sử dụng thuốc Calcium Corbiere. Thuốc có chứa glucose, có thể khiến lượng đường trong máu tăng lên. Ngoài ra, các tế bào ung thư rất nhạy cảm với đường, chúng có thể phát triển và di căn. Để đảm bảo an toàn khi sử dụng, bạn nên trao đổi với bác sĩ về vấn đề này nhằm quản lý những rủi ro có thể phát sinh.

Calcium Corbiere là thuốc gì
Thận trọng khi dùng Calcium Corbiere cho người bị tiểu đường và ung thư

Trong thời gian sử dụng thuốc, bạn nên hạn chế những viên uống hoặc thực phẩm chứa vitamin D. Vitamin D và canxi ở hàm lượng cao có thể làm tăng canxi trong máu và nước tiểu.

2. Tác dụng phụ

Thuốc Calcium Corbiere có thể gây ra những tác dụng phụ trong thời gian sử dụng.

Tác dụng phụ thường gặp:

Tác dụng phụ nghiêm trọng:

  • Tăng canxi huyết nghiêm trọng
  • Táo bón
  • Mệt mỏi
  • Thiếu năng lượng
  • Yếu cơ
  • Đau xương
  • Khát nước
  • Đi tiểu thường xuyên

Các tác dụng phụ thường gặp không gây nguy hiểm, tuy nhiên khi cơ thể xuất hiện những triệu chứng nghiêm trọng bạn nên đến ngay bệnh viện để được xử lý kịp thời. Ngoài ra, bạn nên gọi cấp cứu ngay khi nhận thấy các phản ứng dị ứng như khó thở, sưng cổ họng, phát ban,…

3. Tương tác thuốc

Calcium Corbiere có thể tương tác với những loại thuốc khác khiến hoạt động của thuốc suy giảm. Trong trường hợp mức độ tương tác nặng nề, bạn có thể gặp phải những triệu chứng nguy hiểm. Do đó, cần thận trọng khi kết hợp Calcium Corbiere với bất cứ loại thuốc nào.

tác dụng phụ của Calcium Corbiere
Thuốc lợi tiểu nhóm thiazide, digitalis,…có thể tương tác với Calcium Corbiere
  • Digitalis: Có nguy cơ gây rối loạn nhịp
  • Diphosphonate: Calcium Corbiere giảm hấp thu Diphosphonate. Nên giãn thời gian uống hai loại thuốc này (ít nhất 2 giờ đồng hồ).
  • Nhóm thuốc cycline: Calcium Corbiere làm giảm hấp thu cycline ở đường tiêu hóa, dùng cách nhau ít nhất 2 giờ.
  • Thuốc lợi tiểu nhóm thiazide: có nguy cơ làm tăng canxi trong máu do loại thuốc này ngăn cản quá trình đào thải canxi ở thận.

Thông tin này chưa bao gồm toàn bộ những loại thuốc có thể tương tác với Calcium Corbiere. Để chủ động hạn chế tương tác thuốc, bạn nên thông báo với bác sĩ những loại thuốc mình đang sử dụng (bao gồm thuốc uống, thuốc bôi ngoài da, thảo dược, vitamin,…). Nếu có tương tác, bác sĩ sẽ tiến hành điều chỉnh liều lượng hoặc chỉ định một loại thuốc khác để thay thế.

4. Xử lý khi dùng thiếu hoặc quá liều

Dùng Calcium Corbiere quá liều có thể gây tổn thương thận và gan hoặc có thể làm tăng nồng độ canxi trong máu/nước tiểu. Khi nhận thấy mình dùng quá liều, bạn nên chủ động gặp bác sĩ để được hướng dẫn cách xử lý.

Nếu bạn dùng thiếu một liều, nên dùng ngay khi nhớ ra. Tuy nhiên, nếu sắp đến thời điểm dùng liều tiếp theo bạn nên bỏ qua và dùng liều sau theo đúng liều lượng chỉ định. Cần hạn chế tình trạng dùng thiếu liều, thói quen này có thể khiến tác dụng của thuốc suy giảm.

Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, không phải tư vấn chuyên môn. Chúng tôi không đưa ra lời khuyên thay thế cho chỉ định từ nhân viên y tế!

Có thể bạn quan tâm

10 cách phòng bệnh loãng xương hiệu quả nên áp dụng

Loãng xương nguy hiểm hơn chúng ta tưởng. Bệnh có thể gây ra nhiều biến chứng như gãy xương, viêm...

Người bệnh loãng xương nên ăn gì và kiêng gì để cải thiện?

Theo các bác sĩ thì chế độ ăn có vai trò rất quan trọng đối với việc cung cấp dưỡng...

Tìm hiểu về bệnh loãng xương ở phụ nữ mãn kinh và cách điều trị

Loãng xương ở phụ nữ mãn kinh: Dấu hiệu và cách điều trị

Loãng xương ở phụ nữ mãn kinh là tình trạng khá phổ biến, thường xảy ra đồng thời với quá...

Các nguyên nhân gây bệnh loãng xương – Biết để tránh

Loãng xương có thể khiến xương trở nên xốp, giòn và dễ gãy ngay cả khi bạn va chạm nhẹ...

Ở những người cao tuổi, sức khỏe đã giảm sút, cơ thể thiếu các chất dinh dưỡng cần thiết, suy giảm nội tiết tố,... dẫn đến dễ mắc bệnh loãng xương.

Bệnh loãng xương có chữa khỏi hoàn toàn được không?

Bệnh loãng xương chỉ diễn ra âm thầm và không có triệu chứng cụ thể. Khi bệnh đã nặng, cơ...

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Ths.BS Nguyễn Thị Tuyết Lan
Nguyên Trưởng khoa khám bệnh - BV YHCT trung ương

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *