Thuốc Cadicort chữa bệnh gì?

Bài viết được tham vấn chuyên môn bởi Bác sĩ BÁC SĨ NGUYỄN THỊ NHUẦN – Khoa Y học cổ truyềnPhó Giám đốc chuyên môn Trung tâm Nghiên cứu và Ứng dụng Thuốc Dân Tộc – Cố vấn chuyên môn tại Trung tâm Thuốc dân tộc – Nguyễn Thị Định – Hà Nội

Bác sĩ vẫn hay chỉ định dùng thuốc Cadicort như một loại thuốc bôi ngoài da để điều trị viêm da, chàm… Nhưng có khá nhiều bệnh nhân gặp phải tác dụng phụ khi không hiểu rõ cách sử dụng loại thuốc này. 

thuốc Cadicort
Bác sĩ hay chỉ định dùng thuốc Cadicort để điều trị rất nhiều bệnh ngoài da
  • Hoạt chất chính: Fluocinolone, Neomycin…
  • Dạng bào chế: thuốc bôi ngoài da
  • Phân nhóm: thuốc điều trị bệnh da liễu

Thông tin nên biết về thuốc Cadicort

Trước khi sử dụng loại thuốc này, bạn hãy đọc kĩ những thông tin mà chúng tôi sẽ chia sẻ ngay bên dưới đây.

Thành phần

Ngoài 2 thành phần chính là: Neomycin Sulphate BP và Fluocinolone acetonide BP, thuốc còn có chứa hàng loạt tá dược khác. Cụ thể là: Methylparaben, Natri lauryl Phosphate, Emusol EA, Cetyl alcohol, Dầu parafin, Propylen glycol, Butylated hydroxytoluen (BHT)

Chỉ định

Thuốc Cadicort được chỉ định trong điều trị khá nhiều bệnh ngoài da. Chẳng hạn như viêm da, bệnh chàm, vầy nến, lupus ban đỏ…

Dược lực và cơ chế hoạt động

Hoạt chất Fluocinolone acetonide BP của thuốc có tác dụng như một loại thuốc corticoid có tác dụng chống viêm, chống ngứa và co mạch. Đồng thời hoạt chất Neomycin sulfat  là chất kháng sinh có tác dụng tương tự giúp điều trị tình trạng nhiễm khuẩn ngoài da.

Tùy theo vị trí bôi cũng như cơ địa mà khả năng hấp thụ thuốc sẽ khác nhau. Thuốc được bài tiết phần lớn qua thận.

Chống chỉ định

Thuốc không được dùng cho bệnh nhân bị mẫn cảm với bất cứ thành phần nào của thuốc. Không sử dụng đối với trường hợp bị trứng cá đỏ, thủy đậu, do virus herpes, hăm bẹn…

Liều dùng và cách sử dụng

Thuốc thường được dùng dưới dạng bôi với số lần bôi là 3 lần mỗi ngày. Chú ý với những trường hợp viêm da mãn tính thì chỉ nên bôi 1 lần mỗi ngày.

Do hoạt chất trong thuốc có tác dụng khá mạnh nên chỉ nên bôi với một lớp mỏng để hạn chế những thương tổn có thể gặp phải.

Bảo quản thuốc

Thuốc Cadicort được bảo quản ở nhiệt độ phòng, tránh ánh nắng trực tiếp từ mặt trời. Trước khi dùng nên xem thuốc còn hạn sử dụng hay không, màu sắc có thay đổi không. Vì nếu không bảo quản thuốc đúng cách có thể làm thay đổi hiệu quả, gây ra những ảnh hưởng không tốt đến người sử dụng.

Những lưu ý trong quá trình sử dụng thuốc Cadicort

Do là thuốc corticoid nên khi sử dụng cần phải hết sức thận trọng. Bạn nên đọc thêm những thông tin bên dưới đây.

Khuyến cáo khi sử dụng

  • Chỉ nên dùng ở vùng da bị bệnh để tránh nhiễm độc toàn thân
  • Thận trọng khi dùng cho trẻ em, phụ nữ có thai hoặc đang cho con bú. Cần phải có sự đồng ý của bác sĩ thì mới được sử dụng.
  • Báo cho bác sĩ biết nếu bị mẫn cảm với bất cứ loại thuốc nào.
  • Thận trọng nếu đang sử dụng bất cứ loại thuốc nào khác. Bao gồm cả thào dược, thuốc đông y, thực phẩm chức năng,…

Tác dụng phụ

Trong quá trình sử dụng thuốc có thể gặp phải các dấu hiệu ngoài da như: rạn da, sần da, mẫn đỏ… Ngoài ra còn có thể gặp phải các tác dụng phụ khác chưa được nhắc đến. Nếu có bất cứ dấu hiệu bất thường nào, bạn cũng nên liên hệ với bác sĩ để có biện pháp điều trị hữu hiệu nhất.

Tương tác thuốc

Thuốc có thể làm thay đổi hoạt động của các loại thuốc khác. Vì vậy nên báo cho bác sĩ về loại thuốc mà bạn đang dùng để hạn chế tình trạng tương tác.

Hạn chế dùng rượu bia, thuốc lá và các chất kích thích vì có thể làm ảnh hưởng đến hiệu quả khi sử dụng thuốc.

Cách xử lý khi dùng thiếu hoặc quá liều

Khi không may quên liều thì hãy nhanh chóng dùng qua liều tiếp theo mà không được dùng gấp đôi liều để bù lại.

Chưa có báo cáo chính xác về hiện tượng khi dùng quá liều. Chính vì vậy nếu không may gặp phải nên liên hệ với bác sĩ để chuẩn bị phương án ứng phó.

Nên ngưng sử dụng thuốc khi nào?

Người bệnh nên ngưng sử dụng thuốc nếu dùng khoảng 10 ngày mà không có chuyển biến. Đồng thời cũng ngưng dùng khi các dấu hiệu bệnh trở nên trầm trọng hơn. Lúc này nên báo với bác sĩ để có phương án can thiệp kịp thời.

Hy vọng những thông tin chia sẻ về thuốc Cadicort sẽ giúp bạn hiểu hơn về những gì mà loại thuốc này có thể mang lại. Nếu vẫn còn bất cứ thắc mắc nào xung quanh việc sử dụng thuốc, bạn nên tham khảo ý kiến của bác sĩ chuyên khoa để được giải thích cặn kẽ hơn.

Tin bài liên quan

Bài thuốc chữa viêm da cơ địa bằng cây lược vàng trong dân gian

Chữa viêm da cơ địa bằng cây lược vàng có thể làm giảm các triệu chứng ngứa ngáy, ngăn được...

Hướng dẫn các cách chữa bệnh tổ đỉa ở chân, ở tay tại nhà

Với trường hợp bệnh nhẹ đến trung bình, bạn có thể thực hiện các cách chữa bệnh tổ đỉa ở...

Da nổi mẩn ngứa có bọng nước có sao không?

Da nổi mẩn ngứa có bọng nước chủ yếu do các bệnh da liễu gây ra như tổ đỉa, viêm...

Nổi đốm đỏ trên da nhưng không ngứa có thể là dấu hiệu của nhiều bệnh nguy hiểm

Bị Nổi Đốm Đỏ Trên Da Không Ngứa Cảnh Báo Bệnh Lý Nguy Hiểm Gì?

Nổi đốm đỏ trên da không ngứa là tình trạng rất dễ gặp phải. Đây có thể biểu hiện bình...

Dị ứng hải sản và động vật có vỏ cần lưu ý những điều này

Dị ứng hải sản và động vật có vỏ có thể gây nên triệu chứng nghiêm trọng là sốc phản...

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Ths.BS Nguyễn Thị Tuyết Lan
Nguyên Trưởng khoa khám bệnh - BV YHCT trung ương

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.