Ung thư lưỡi giai đoạn cuối – Thông tin cần biết

Ung thư lưỡi giai đoạn cuối gây ra nhiều triệu chứng rõ ràng và ngày càng nặng nề. Việc điều trị lúc này khá khó khăn, bệnh nhân có tiên lượng sống ngắn. Các phương pháp điều trị ở giai đoạn cuối chỉ có hiệu quả kiểm soát ung thư di căn, không thể điều trị dứt điểm chứng bệnh này.

Ung thư lưỡi giai đoạn cuối
Ung thư lưỡi giai đoạn cuối có thể đe dọa tính mạng của người bệnh

Ung thư lưỡi là một trong những chứng bệnh về khoang miệng nguy hiểm. Giai đoạn mới hình thành, bệnh không có triệu chứng rõ ràng khiến nhiều người chủ quan, không thăm khám và can thiệp điều trị sớm. Chỉ đến khi ung thư chuyển sang giai đoạn muộn, triệu chứng rõ ràng hơn đồng nghĩa với việc điều trị càng trở nên khó khăn.

Nguyên nhân gây bệnh vẫn chưa được xác định chính xác. Tuy nhiên có thể dựa vào một số yếu tố nguy cơ cao dẫn đến bệnh như thói quen hút thuốc, uống rượu bia, không vệ sinh sạch sẽ răng miệng, tiếp xúc thường xuyên với môi trường có bức xạ, do di truyền từ người thân, nhiễm HPV, hay do ăn uống không đầy đủ chất dinh dưỡng,…

Nếu phát hiện từ giai đoạn đầu, người bệnh có hy vọng điều trị khỏi bệnh khá cao. Tuy nhiên, vì do triệu chứng không rõ ràng nên đa số bệnh nhân phát hiện mắc ung thư lưỡi khi bệnh đã chuyển nặng. Vậy, ung thư lưỡi giai đoạn cuối có biểu hiện như thế nào? Tiên lượng sống cho người bệnh được bao lâu?

Tham khảo thêmBệnh ung thư lưỡi có lây không? Bác sĩ tư vấn

Nhận biết ung thư lưỡi giai đoạn cuối

Nếu như ở giai đoạn đầu, bệnh ung thư lưỡi không có biểu hiện đặc trưng, chỉ thấy tình trạng đau lưỡi nhẹ, xuất hiện mảng trắng, loét miệng, đau họng,…Thì ở giai đoạn cuối, các triệu chứng ngày càng nặng nề, dễ dàng nhận thấy như:

Cơ thể suy nhược mệt mỏi

Người bệnh ung thư nói chung hay ung thư lưỡi nói riêng khi bước vào giai đoạn cuối thường xuyên thấy cơ thể mệt mỏi, suy nhược. Đây là dấu hiệu bất thường có thể nhận thấy dễ dàng. Nguyên nhân là do những khối u đã phát triển, hấp thụ chất dinh dưỡng của cơ thể.

Ngoài ra, ở giai đoạn này, bệnh nhân phải can thiệp điều trị chuyên sâu hơn bằng hóa chất hay xạ trị. Những tác dụng phụ trong quá trình điều trị khiến cho cơ thể bệnh nhân bị suy nhược, mệt mỏi thường xuyên. Đồng thời những cơn đau ở lưỡi ngày càng trở nên nghiêm trọng, liên tục hơn.

Sụt cân

Cân nặng của người bệnh kể từ giai đoạn cuối bắt đầu giảm sút không phanh. Một phần là vì cơ thể bị mệt mỏi, suy nhược dẫn đến biến ăn, ăn không ngon miệng. Một phần là do sự phát triển ngày càng lớn dần của khối u, có sự di căn, đè ép lên các vùng xung quanh dẫn đến khó khăn trong việc ăn uống.

Nhận biết ung thư lưỡi giai đoạn cuối
Cân nặng nhanh chóng sụt giảm khi người bệnh mắc ung thư giai đoạn cuối

Bạn nên nhanh chóng đến gặp bác sĩ ngay khi nhận thấy cân nặng sụt giảm không rõ nguyên nhân. Kèm theo đó là một số biểu hiện bất thường ở vùng miệng, lưỡi. Kiểm tra để xác nhận nguyên nhân gây nên tình trạng này, nhận biết ung thư lưỡi hay các vấn đề sức khỏe khác càng sớm càng giúp bệnh nhân có thêm nhiều hy vọng điều trị.

Tình trạng rối loạn tiêu hóa

Ngoài những biểu hiện trên, bệnh nhân mắc ung thư lưỡi giai đoạn cuối còn nhận thấy tình trạng rối loạn tiêu hóa diễn ra thường xuyên. Các biểu hiện đặc trưng là nhanh cảm thấy no, tức bụng khó chịu, buồn nôn, đại tiện thất thường, một số trường hợp nhận thấy máu lẫn trong phân,…

Sốt 

Sốt bất thường là một trong những triệu chứng thường gặp ở người mắc chứng ung thư lưỡi giai đoạn cuối. Bệnh nhân sốt cao liên tục trong thời gian dài khiến cơ thể suy nhược, mệt mỏi, kèm theo lo lắng hoang mang. Điều này khiến cho tình trạng bệnh càng trở nên nghiêm trọng.

Một số biểu hiện khác

Người mắc ung thư lưỡi giai đoạn cuối gặp phải nhiều triệu chứng nặng nề hơn những giai đoạn trước đó. Khoang miệng bắt đầu xuất hiện những biểu hiện bất thường, ngày càng rõ như tình trạng hôi miệng, đau khi nhai nuốt thức ăn, nước bọt, đôi khi có kèm theo máu khi nước bọt tiết ra.

Bên cạnh đó, khi ung thư di căn ra những cơ quan khác, tại đó sẽ bắt đầu hình thành những triệu chứng tương ứng. Ví dụ khối u ác tính di căn gan, người bệnh bắt đầu bị đau hạ sườn phải. Khối u di căn xương, người bệnh có thể bị đau xương, xương dễ gãy. Khối u di căn phổi, người bệnh bị đau tức ngực, khó thở,…

Ung thư lưỡi giai đoạn cuối sống được bao lâu?

Ung thư lưỡi giai đoạn cuối đã là giai đoạn nặng nhất của bệnh, khả năng điều trị dứt điểm là bất khả thi. Người bệnh thắc mắc không biết ung thư ở giai đoạn này thì tiên lượng sống sẽ được bao lâu. Các chuyên gia chỉ ra, thời gian sống của bệnh nhân còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố.

Người bệnh ở giai đoạn cuối sẽ có tiên lượng sống tốt hơn nếu sức khỏe ổn định, cơ thể đáp ứng tốt các phương pháp điều trị, kết hợp việc chăm sóc tốt từ chế độ dinh dưỡng đến điều chỉnh thói quen sinh hoạt. Dưới đây là kết quả khảo sát, thống kê về tỷ lệ sống của người bệnh qua 5 năm qua các giai đoạn:

  • Giai đoạn 1 là 58%
  • Giai đoạn 2 là 56%
  • Giai đoạn 3 là 55,4%
  • Giai đoạn 4 là 43,4%

Ở giai đoạn cuối, hầu như phác đồ điều trị được bác sĩ thiết lập dựa trên mục tiêu giảm nhẹ triệu chứng, kéo dài tiên lượng sống tốt nhất có thể cho người bệnh. Bởi, việc điều trị ở giai đoạn muộn hết sức khó khăn, người bệnh có nguy cơ bị đe dọa tính mạng bất cứ lúc nào.

Xem thêmKhám ung thư lưỡi ở đâu tốt nhất hiện nay?

Cách điều trị kiểm soát ung thư lưỡi giai đoạn cuối

Bác sĩ sẽ dựa vào từng giai đoạn bệnh, thể trạng, mức độ tổn thương của cơ thể người bệnh đưa ra phương án điều trị phù hợp. Đối với tình trạng ung thư lưỡi giai đoạn cuối, bác sĩ thường chỉ định các phương pháp điều trị như:

Phẫu thuật ung thư lưỡi giai đoạn cuối

Biện pháp ngoại khoa được thực hiện phổ biến trong điều trị các bệnh lý về khối u ác tính trong cơ thể. Ung thư lưỡi giai đoạn cuối cũng là trường hợp nằm trong số các bệnh lý áp dụng phẫu thuật. Thường những bệnh nhân phát hiện sớm sẽ có nhiều hy vọng phẫu thuật đạt hiệu quả cao.

Cách điều trị kiểm soát ung thư lưỡi giai đoạn cuối
Phẫu thuật can thiệp loại bỏ khối u ung thư lưỡi

Trường hợp giai đoạn muộn, phẫu thuật được tiến hành nhằm loại bỏ khối u trên diện rộng, có thể cắt một phần lưỡi kết hợp vét hạch cổ để loại bỏ triệt để các khối u. Nếu xảy ra tình trạng chảy máu nhiều ở u, bác sĩ sẽ phải cầm máu bằng cách phẫu thuật thắt động mạch cảnh ngoài.

Đa số trường hợp phát hiện từ giai đoạn sớm khi phẫu thuật sẽ triệt để loại bỏ được khối u và các tế bào ác tính. Ở giai đoạn cuối, việc can thiệp ngoại khoa chỉ mang lại hiệu quả kéo dài tiên lượng sống cho người bệnh, không thể điều trị dứt điểm chứng bệnh này.

Phẫu thuật ngoại khoa có thể gây ra di chứng sau điều trị nếu bệnh nhân không được chăm sóc đúng theo hướng dẫn của bác sĩ. Bên cạnh đó, biện pháp này cũng có thể gây ra hệ lụy về sau, người bệnh và người thân nên tham vấn chi tiết hơn với bác sĩ chuyên khoa về những vấn đề có thể gặp phải.

Xạ trị điều trị ung thư lưỡi giai đoạn cuối

Xạ trị là một trong những phương pháp được sử dụng phổ biến trong điều trị ung thư, trường hợp này là ung thư lưỡi giai đoạn cuối. Áp dụng cho bệnh nhân không đáp ứng được phẫu thuật điều trị, không còn can thiệp được bằng phương pháp ngoại khoa. Bên cạnh đó, khi cần thiết, sau phẫu thuật bác sĩ cũng có thể chỉ định kết hợp thêm xạ trị để loại bỏ triệt để tế bào ung thư.

Ngoài ra, nếu ung thư đã di căn, việc xạ trị sẽ giúp điều trị được tốt hơn. Điển hình như việc ung thư lan rộng và làm tổn hại đến xương khớp, xạ trị sẽ giúp bảo vệ xương, tránh tổn thương xương nghiêm trọng hơn. Tuy nhiên, xạ trị có thể gây tác dụng phụ như khô miệng, viêm miệng, sạm da, loét,…

Hóa trị ung thư lưỡi giai đoạn cuối

Phương pháp này cũng được chỉ định cho bệnh nhân không còn khả năng điều trị bằng phẫu thuật. Hóa trị được thực hiện dựa trên nguyên lý truyền hóa dược vào trong cơ thể người bệnh để chúng tiêu diệt các khối u ác tính.

Hóa trị ít gây ảnh hưởng cho cơ xung quanh lưỡi cũng như những cơ quan khác. Công dụng hóa dược giúp giảm thể tích của khối u, đồng thời hạn chế sự phát triển của khối u, có thể dùng cho thu nhỏ khối u trước phẫu thuật.

Cách điều trị kiểm soát ung thư lưỡi giai đoạn cuối
Khi cần thiết bác sĩ sẽ áp dụng song song giữa các biện pháp phẫu thuật, hóa – xạ trị để kéo dài tiên lượng sống tốt nhất cho người bệnh

Người bệnh sẽ được bác sĩ chỉ định tiêm một loại thuốc vào cơ thể hoặc dùng thuốc theo đường uống. Hiện nay có hai loại là đa hóa chất và đơn hóa chất. Tùy theo tình trạng của từng người bác sĩ sẽ chỉ định dạng phù hợp, nhằm mang lại hiệu quả điều trị tốt nhất.

Chăm sóc bệnh nhân ung thư lưỡi giai đoạn cuối

Bệnh ung thư lưỡi khi đã chuyển sang giai đoạn cuối gần như tỷ lệ chữa khỏi thành không là rất thấp. Người bệnh ngoài việc tuân thủ theo phác đồ điều trị của bác sĩ nên quan tâm đến việc chăm sóc cơ thể, bổ sung dinh dưỡng để quá trình điều trị suôn sẻ, thuận lợi. Sau đây là một số vấn đề bạn đọc nên lưu ý để chăm sóc bệnh nhân ung thư giai đoạn cuối hiệu quả:

Giúp bệnh nhân ổn định tâm lý, tinh thần

Chăm sóc nhằm giảm nhẹ triệu chứng là biện pháp giúp nâng cao chất lượng sống cho bệnh nhân ung thư nói chung và bệnh nhân ung thư lưỡi giai đoạn muộn nói riêng. Thực hiện thông qua các biện pháp phòng bệnh, điều trị giảm đau liên quan đến yếu tố tinh thần và thể chất của người bệnh.

Chăm sóc giảm nhẹ có thể được thực hiện ngay tại nhà, không cần can thiệp máy móc y tế và bác sĩ. Để người bệnh được thoải mái ở môi trường sống và mọi người xung quanh là cách tốt nhất để người bệnh kiểm soát bệnh, ổn định tinh thần trong điều trị.

Có thể nói, gia đình lúc này là yếu tố không có gì quan trọng hơn giúp người bệnh phục hồi nhanh chóng. Nguồn động viên từ người thân sẽ giúp bệnh nhân hạn chế suy nghĩ tiêu cực, giúp giảm đau và ổn định tâm lý, tránh ảnh hưởng đến kết quả điều trị.

Bệnh nhân và người thân nên trao đổi về những những vấn đề đang gặp phải. Người bệnh được khuyến khích chia sẻ suy nghĩ với người thân để được giải tỏa, cởi bỏ năng lượng tiêu cực, sống lạc quan hơn đối diện với bệnh tật.

Bên cạnh đó, người thân nên giúp bệnh nhân vượt qua một số tác dụng phụ trong khi áp dụng các biện pháp phẫu thuật, hóa trị, xạ trị điều trị ung thư lưỡi giai đoạn cuối. Người bệnh có thể gặp tình trạng ăn ngủ không ngon, đau đớn trên cơ thể, giảm cảm giác thèm ăn, sụt cân.

Bác sĩ trước khi điều trị bệnh thường đề cập đến những vấn đề này cho người bệnh và thân nhân chăm sóc. Vì thế, người nhà lúc này nên lập phương án để xử lý, giảm nhẹ những tác dụng phụ không mong muốn, giúp người bệnh tiếp tục điều trị hiệu quả hơn.

Tạo môi trường thoải mái

Người thân trong gia đình, các thành viên nên giữ một không gian sống thoải mái giúp người bệnh ung thư lưỡi giai đoạn cuối kéo dài tốt nhất tiên lượng sống. Mỗi người bệnh sẽ có nhu cầu chăm sóc riêng dựa theo tình trạng của cơ thể. Bác sĩ sẽ đưa ra hướng dẫn cụ thể cho từng người bệnh, điển hình như:

Chăm sóc bệnh nhân ung thư lưỡi giai đoạn cuối
Chăm sóc tốt, tạo môi trường sống thoải mái, thường xuyên chia sẻ giúp bệnh nhân lạc quan, tăng hy vọng điều trị bệnh
  • Giúp người bệnh thay đổi vị trí cơ thể thường xuyên.
  • Sử dụng đệm lót êm khi người bệnh ngồi hoặc nằm, giúp cơ thể thoải mái nhất có thể.
  • Mỗi tuần nên thay đổi ga giường, giặt sạch sẽ.
  • Để việc thở được dễ dàng, bạn nên giúp người bệnh xoay người sang một bên hoặc kê cao đầu.
  • Massage cơ thể giúp máu huyết lưu thông tốt hơn, chú ý thao tác thực hiện nhẹ nhàng.
  • Sử dụng chăn giữ ấm cho cơ thể bệnh nhân.
  • Tâm sự, chia sẻ với bệnh nhân về những vấn đề đang gặp phải.
  • Giữ ấm cho miệng, môi.
  • Nếu bệnh nhân có thể hút, người thân nên cho người bệnh hút chất lỏng bằng ống hút hoặc sử dụng thìa.

Người bệnh ung thư ở giai đoạn cuối cần không gian sống yên tĩnh, môi trường trong lành, sạch sẽ, đáp ứng đầy đủ nhu cầu, di chuyển không cần thiết nên được hạn chế. Đồng thời, cần giúp bệnh nhân sống lạc quan, vui vẻ hơn để giúp quá trình điều trị đạt được kết quả tích cực.

Giảm đau cho bệnh nhân ung thư lưỡi giai đoạn cuối

Bệnh nhân ở giai đoạn cuối sẽ cảm thấy cơn đau đớn ngày càng nặng nề hơn. Do đó, bệnh nhân thường gặp những biến chứng như mệt mỏi, trầm cảm và dễ tức giận,…đôi khi là rối loạn trí não. Vì thế, người thân nên chăm sóc và giúp người bệnh kiểm soát cơn đau.

Biện pháp phổ biến nhất là cho người bệnh dùng thuốc giảm đau theo hướng dẫn của bác sĩ. Để kiềm chế cơn đau, thông thường bệnh nhân sẽ phải duy trì dùng thuốc trong thời gian nhất định. Tùy theo tình trạng sức khỏe của từng người, bác sĩ sẽ kê đơn thuốc phù hợp. Có thể dùng loại tiêm tĩnh mạch, dán, hoặc uống trực tiếp.

Ngoài ra, người bệnh có thể được áp dụng các biện pháp châm cứu, thư giãn cơ bắp, tập thiền, tắm nước ấm,…để kiểm soát cơn đau. Đây là những phương pháp bổ trợ giúp cải thiện tình trạng sức khỏe cho người bệnh, rèn luyện sức chịu đựng giúp cơ thể thích nghi với quá trình điều trị ung thư giai đoạn cuối.

Các nguyên tắc chăm sóc khác

Ngoài những vấn đề kể trên, để bệnh nhân ung thư lưỡi giai đoạn cuối duy trì được sức khỏe tốt nhất, người nhà nên chú ý một vài nguyên tắc dưới đây:

  • Xây dựng một chế độ dinh dưỡng với thực phẩm tốt cho sức khỏe, chế biến dạng mềm, loãng để bệnh nhân dễ hấp thu.
  • Bổ sung cho khẩu phần ăn chất xơ, vitamin lượng vừa đủ theo hướng dẫn của chuyên gia dinh dưỡng, bác sĩ.
  • Uống nhiều nước, ăn trái cây tươi giúp tăng cường đề kháng, sức khỏe. Giúp bệnh nhân ăn dễ dàng hơn bằng cách nấu hoặc xay nhuyễn, ép lấy nước.
  • Chia nhỏ bữa ăn trong ngày, không nên ăn tập trung trong một lần ăn quá nhiều món. Việc chia nhỏ bữa ăn còn giúp bệnh nhân ăn ngon và tiêu hóa tốt hơn.
  • Hạn chế những tác động nhiều vào lưỡi, khi cần trao đổi có thể sử dụng giấy bút. Một số bài tập thể dục nhẹ nhàng cũng nên thực hiện để tránh tình trạng cơ thể bị trì trệ.
  • Thăm khám định kỳ theo lịch của bác sĩ, thông báo khi bệnh nhân có biểu hiện bất thường.
    Chăm sóc bệnh nhân ung thư lưỡi giai đoạn cuối
    Bổ sung dinh dưỡng bằng những món ăn mềm, loãng trong giai đoạn ung thư lưỡi

Hy vọng bài viết đã giúp bạn đọc hiểu hơn về chứng bệnh ung thư lưỡi, cụ thể là ung thư lưỡi giai đoạn cuối. Việc điều trị và chăm sóc tốt sẽ giúp bệnh nhân kéo dài tiên lượng sống. Bên cạnh đó, người chăm sóc cố gắng giúp người bệnh suy nghĩ lạc quan, tích cực. Đây là yếu tố then chốt để người bệnh chống chọi lại bệnh tật, hỗ trợ quá trình điều trị diễn ra thuận lợi, hiệu quả hơn.

Có thể bạn quan tâm

Ung thư lưỡi là gì? Có nguy hiểm không?

Ung thư lưỡi là gì? Hình ảnh, dấu hiệu, cách điều trị

Ung thư lưỡi là một trong những bệnh lý nguy hiểm, có thể đe dọa tính mạng của người bệnh nếu không phát hiện sớm và can thiệp điều trị...
Ung thư lưỡi là gì? Có nguy hiểm không?

Ung thư lưỡi là gì? Hình ảnh, dấu hiệu, cách điều trị

Ung thư lưỡi là một trong những bệnh lý nguy hiểm, có thể đe dọa tính mạng của người bệnh...

Ung thư lưỡi giai đoạn 1

Ung thư lưỡi giai đoạn 1: Dấu hiệu, cách chữa trị

Ung thư lưỡi giai đoạn 1 là giai đoạn mới khởi phát bệnh, thường không có triệu chứng rõ ràng....

Bệnh ung thư lưỡi có lây hay di truyền không?

Bệnh ung thư lưỡi có lây hay di truyền không?

Ung thư lưỡi có lây không, có di truyền không là các thắc mắc thường gặp của người bệnh. Giải...

Khám - Tầm soát ung thư lưỡi ở đâu tốt nhất hiện nay?

Khám – Tầm soát ung thư lưỡi ở đâu tốt nhất hiện nay?

Khám ung thư lưỡi ở đâu hiện đang là quan tâm của nhiều người. Việc khám và tầm soát phát...

Bệnh ung thư lưỡi sống được bao lâu?

Bệnh ung thư lưỡi sống được bao lâu? Điều cần biết

Ung thư lưỡi sống được bao lâu phụ thuộc nhiều yếu tố, chẳng hạn như giai đoạn ung thư, thể...

Hỏi đáp cùng chuyên gia

  1. Châu văn tâmChâu văn tâm says: Trả lời

    E bi lươi trăng.mât vi giac lâu rôi co phai ung thư lươi

Ths.BS Nguyễn Thị Tuyết Lan
Nguyên Trưởng khoa khám bệnh - BV YHCT trung ương

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *