Bioflora là thuốc gì?

Bài viết được tham vấn chuyên môn bởi Bác sĩ CKII BÁC SĨ TRẦN THỊ HƯƠNG LAN – Khoa Nội – Tiêu hóaGiám đốc Chuyên môn Thuốc Dân Tộc Chi Nhánh phía Nam – Cố vấn chuyên môn tại Trung tâm Thuốc dân tộc – Cơ sở TP Hồ Chí Minh

Bioflora là thuốc điều trị tiêu chảy do nhiễm trùng đường ruột, do Clostridium difficile hoặc do dùng kháng sinh,… Thuốc có thể gây ra những tác dụng không mong muốn nếu bạn thiếu thận trọng khi sử dụng.

saccharomyces boulardii bioflora
Bioflora là thuốc điều trị tiêu chảy do nhiều nguyên nhân khác nhau

  • Tên thuốc: Bioflora
  • Dạng bào chế: viên nang, bột pha
  • Phân nhóm: thuốc trị tiêu chảy

Những thông tin cần biết về thuốc Bioflora

Thuốc Bioflora ở dạng viên nang có hàm lượng 200mg được bán với giá dao động 140 – 150 nghìn đồng. Dạng thuốc bột pha hỗn dịch có hàm lượng 100mg được bán với giá dao động từ 100 – 115 nghìn đồng.

Giá thành có thể chênh lệch ở một số nhà thuốc và đại lý bán lẻ.

1. Thành phần

Thành phần chính của thuốc là Saccharomyces boulardii. Thành phần này có khả năng ức chế sự phát triển của hại khuẩn trong hệ tiêu hóa.

Ngoài ra, Saccharomyces boulardii hỗ trợ tăng cường khả năng miễn dịch của đường ruột, tạo điều kiện thuận lợi để cơ thể hấp thu dinh dưỡng và chuyển hóa thức ăn.

2. Chỉ định

Thuốc Bioflora được chỉ định trong các trường hợp sau:

  • Thúc đẩy và duy trì hoạt động của đường ruột
  • Cân bằng hệ vi sinh trong cơ quan tiêu hóa
  • Hỗ trợ điều trị tiêu chảy do nhiễm trùng đường ruột, tiêu chảy mãn tính, do Clostridium difficile, do dùng kháng sinh,…

Thuốc có thể có các tác dụng không được đề cập trong bài viết. Nên liên hệ với bác sĩ để nhận được thông tin cụ thể.

3. Chống chỉ định

Thuốc Bioflora chống chỉ định với các đối tượng sau:

  • Mẫn cảm với thành phần trong thuốc
  • Bệnh nhân suy giảm miễn dịch (nhiễm HIV/AIDS, xạ trị,…)
  • Bệnh nhân đặt catheter tĩnh mạch trung ương
  • Thiếu hụt enzyme sucrose-isomaltase
  • Không dung nạp fructose
  • Galactose huyết

Hoạt động của thuốc có thể bị ảnh hưởng bởi một số vấn đề sức khỏe. Nên cung cấp cho bác sĩ tiền sử dị ứng và bệnh lý để được cân nhắc việc sử dụng thuốc.

4. Cách dùng

Cách dùng thuốc phụ thuộc vào dạng bào chế mà bạn sử dụng. Đọc kĩ hướng dẫn trên bao bì để sử dụng thuốc đúng cách.

bioflora 100mg có dùng cho trẻ sơ sinh
Đọc kĩ hướng dẫn trước khi dùng thuốc
  • Với thuốc dạng viên, bạn nên nuốt trực tiếp viên thuốc với nước lọc. Không dùng thuốc với sữa, nước ép nếu không có yêu cầu từ bác sĩ.
  • Thuốc ở dạng bột pha hỗn dịch nên được hòa tan với nước hoặc bột sữa, trái cây. Sử dụng thuốc ngay sau khi hòa tan.

Liều dùng chúng tôi cung cấp chỉ đáp ứng cho các trường hợp phổ biến nhất. Nếu tình trạng bệnh của bạn đi kèm với những biểu hiện khác lạ, bạn nên gặp bác sĩ để được chỉ định liều lượng và tần suất cụ thể.

Thông tin chúng tôi cung cấp không có giá trị thay thế cho chỉ dẫn từ nhân viên y tế.

Liều dùng thông thường cho người lớn

  • Dùng 1 viên/ lần, tần suất sử dụng 1 – 2 lần/ ngày
  • Hoặc dùng 1 gói/ lần, sử dụng 2 lần/ ngày

Liều dùng thông thường cho người lớn khi dự phòng tiêu chảy khi đi du lịch

  • Dùng 1 viên, từ 1 – 2 lần/ ngày
  • Sử dụng trước 5 ngày khi đi du lịch

Liều dùng thông thường cho trẻ em

  • Trẻ dưới 6 tuổi: dùng 2 gói/ ngày, chia thành 2 lần uống
  • Trẻ trên 6 tuổi: sử dụng liều tương tự người lớn

5. Bảo quản

Bảo quản thuốc ở nhiệt độ thoáng mát, tránh ánh nắng trực tiếp và nơi có độ ẩm cao. Không để thuốc trong tầm với của trẻ nhỏ và thú nuôi.

Khi thuốc có dấu hiệu biến chất, hư hại hoặc hết hạn, bạn không nên tiếp tục sử dụng. Tham khảo thông tin in trên bao bì để xử lý thuốc đúng cách.

Tham khảo thêm: Thuốc Trimebutin là thuốc gì?

Những điều cần lưu khi sử dụng Bioflora

1. Thận trọng

Nếu triệu chứng không được cải thiện sau 2 ngày dùng thuốc, đi kèm theo là các triệu chứng như có đàm trong phân, khát nước dữ dội, khô lưỡi, sốt, buồn nôn, nôn mửa,…bạn nên thông báo với bác sĩ.

thuốc bioflora cho trẻ sơ sinh
Báo với bác sĩ nếu triệu chứng không thuyên giảm sau hai ngày dùng thuốc

Vì thuốc có chứa men vi sinh nên không được hòa tan vào nước quá nóng hoặc quá lạnh. Nhiệt độ cao hoặc thấp có thể khiến men vi sinh thay đổi hoạt động và ảnh hưởng đến tác dụng điều trị của thuốc.

Chưa có nghiên cứu về tác dụng không mong muốn của thuốc với phụ nữ mang thai và cho con bú. Do đó, cần tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng để kiểm soát những rủi ro có thể phát sinh.

2. Tác dụng phụ

Thuốc Bioflora có thể gây ra một số tác dụng không mong muốn, như:

  • Đầy hơi
  • Ban đỏ
  • Ngứa
  • Phản ứng dị ứng
  • Mề đay

Danh sách này không bao gồm toàn bộ những tác dụng phụ bạn có thể gặp phải trong thời gian dùng thuốc. Nếu gặp phải các triệu chứng không được đề cập trong bài viết, cần chủ động báo với bác sĩ để nhận được tư vấn chuyên môn.

3. Tương tác thuốc

Men vi sinh trong thuốc có thể bị ảnh hưởng bởi hoạt động của các loại thuốc khác. Điều này gây ra những tác dụng không mong muốn. Vì vậy, bạn nên trình bày với bác sĩ những loại thuốc mình đang sử dụng. Bác sĩ sẽ cân nhắc tương tác thuốc và ngăn chặn phản ứng này.

Bioflora là thuốc chứa vi nấm, do đó không nên sử dụng cùng với thuốc kháng nấm.

4. Cách xử lý khi dùng thiếu hoặc quá liều

Nếu bạn quên dùng một liều, hãy dùng ngay khi nhớ ra. Trong trường hợp sắp đến liều dùng tiếp theo, bạn nên bỏ qua và dùng liều sau theo đúng kế hoạch. Không dùng gấp đôi để bù liều.

Sử dụng thuốc quá liều có thể làm phát sinh những triệu chứng nguy hiểm. Do đó cần chủ động đến bệnh viện khi nhận thấy mình dùng quá liều lượng khuyến cáo.

5. Nên ngưng thuốc khi nào?

Nên ngưng thuốc trong các trường hợp sau:

  • Triệu chứng không thuyên giảm sau 2 ngày sử dụng
  • Tác dụng phụ kéo dài và trở nên nghiêm trọng hơn
  • Khi có yêu cầu từ bác sĩ

Có thể bạn quan tâm

Thuốc Bôi Trĩ Chữ A Của Nhật: Giá Bán, Cách Dùng, Review

Thuốc bôi trĩ chữ A của Nhật là một sản phẩm khá phổ biến hiện nay, được người trong và...

Nứt kẽ hậu môn có tự khỏi được không?

Nứt kẽ hậu môn có chữa được không ? Bao lâu thì lành ?

Nứt kẽ hậu môn là chứng bệnh phổ biến mà ai cũng có thể mắc phải. Không chỉ làm ảnh...

Thử ngay cách trị bệnh trĩ bằng nha đam cực dễ làm này

Trị bệnh trĩ bằng nha đam là một trong những biện pháp giúp làm dịu nhanh cơn đau rát và...

Những thông tin cần biết về bệnh thủng ổ loét dạ dày tá tràng

Bệnh học thủng ổ loét dạ dày tá tràng

Thủng ổ loét dạ dày tá tràng là biến chứng nghiêm trọng của viêm loét dạ dày tá tràng. Nếu...

cây cỏ mực chữa bệnh trĩ

Cây Cỏ Mực (Nhọ Nồi) Chữa Bệnh Trĩ Đơn Giản, Hiệu Quả

Dùng cây cỏ mực chữa bệnh trĩ là giải pháp dân gian an toàn và dễ thực hiện. Một số...

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Ths.BS Nguyễn Thị Tuyết Lan
Nguyên Trưởng khoa khám bệnh - BV YHCT trung ương

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *