Thuốc bessimozin là thuốc gì?

Bài viết được tham vấn chuyên môn bởi Bác sĩ BÁC SĨ NGUYỄN THỊ NHUẦN – Khoa Y học cổ truyềnPhó Giám đốc chuyên môn Trung tâm Nghiên cứu và Ứng dụng Thuốc Dân Tộc – Cố vấn chuyên môn tại Trung tâm Thuốc dân tộc – Nguyễn Thị Định – Hà Nội

Bessimozin là một trong những loại thuốc điều trị ngoài da giúp ngăn ngừa tình trạng sẹo, thâm và một số thương tổn ngoài da khác. Khi sử dụng Bessimozin cần đúng cách và tuân thủ một số lưu ý.

Bbessimozin
Bessimozin, thuốc điều trị ngoài da dạng viên nang – Sản xuất tại Hoa Kỳ

Thông tin về sản phẩm Bessimozin

  • Bessimozin được sản xuất bởi AVA Pharmaceutical Company – USA.
  • Loại sản phẩm: thuốc điều trị da liễu dạng viên nang mềm.

Thành phần Bessimozin

Bessimozin gồm có một số thành phần chính:

  • Thymus Powder Beef: hàm lượng 80mg.
  • Zinc Oxid (Kẽm Oxid): hàm lượng 15mg.
  • D.Salina Extract (chiết xuất D.Salina): hàm lượng 20mg.
  • Betacarotene & Carotenoid: hàm lượng 6mg.
  • Chromium Picolinate.
  • Pantothenic Acid: hàm lượng 150mg.
  • L-Camitine: hàm lượng 20mg.
  • Vitamin E: hàm lượng 15IU.
  • Vitamin B6: hàm lượng 2mg.
  • Tác dụng vừa đủ 1 viên.

Công dụng

Bessimozin có một số công dụng chính, bao gồm:

  • Chống oxy hóa trên bề mặt da, đặc biệt là vùng da mặt.
  • Cải thiện các vấn đề về mẩn ngứa trên bề mặt da.
  • Điều trị các vấn đề về thâm, sẹo, sắc tố da do mụn trên bề mặt.
  • Cải thiện tình trạng nhờn trên bề mặt da, ngăn ngừa tình trạng thương tổn da mặt tái phát do mụn.
  • Tăng sức đề kháng cho da.
  • Bổ sung các loại vitamin cần thiết cho quá trình phục hồi của làn da.

Chỉ định

Sử dụng Bessimozin đối với những trường hợp:

  • Người lớn và trẻ em từ 12 tuổi trở lên.
  • Phù hợp với những trường hợp thương tổn trên bề mặt da sau điều trị mụn.
  • Sử dụng cho những trường hợp bệnh nhân có da dầu, người bị tăng tiết bã nhờn trên bề mặt da.

Tham khảo thêm: Thuốc Medskin Clovir: Thành phần, công dụng và liều dùng

Chống chỉ định – Thận trọng

Chống chỉ định đối với những trường hợp:

  • Thận trọng khi sử dụng cho trẻ em dưới 12 tuổi.
  • Người có dấu hiệu quá mẫn với bất cứ thành phần nào của thuốc.
  • Những trường hợp có thương tổn nặng trên bề mặt da.

Thận trọng đối với những trường hợp:

  • Người mắc bệnh nội tiết.
  • Những trường hợp có rối loạn giấc ngủ, ít ngủ, căng thẳng tâm lý, áp lực công việc, stress, làm việc quá sức.

*Những trường hợp thận trọng, chống chỉ định kể trên cần tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng Bessimozin để đảm bảo an toàn.

Tác dụng phụ

Trong thời gian sử dụng Bessimozin có thể gặp phải một số tác dụng phụ tuy nhiên khá hiếm gặp. Một số tác dụng phụ có thể gặp phải khi dùng Bessimozin bao gồm:

  • Xuất hiện các dấu hiệu về tiêu hóa như đau bụng, tiêu chảy.
  • Một số dấu hiệu kích ứng ngoài da như ngứa ngáy, dị ứng, phát ban, ửng đỏ trên bề mặt.
  • Có cảm giác buồn nôn và nôn.
  • Xuất hiện một số triệu chứng khác như đau đầu, nhức đầu, chóng mặt.

*Ngưng sử dụng Bessimozin nếu có bất cứ tác dụng phụ nào kể trên. Trao đổi với bác sĩ để có hướng xử lý phù hợp cho từng trường hợp cụ thể.

Tương tác thuốc

Trong thời gian sử dụng Bessimozin có thể xuất hiện những tương tác thuốc không mong muốn. Ảnh hưởng của phản ứng tương tác thuốc có thể làm giảm, mất hiệu quả của thuốc hoặc khiến cho tác dụng của thuốc vượt quá mức bình thường. Do đó trước khi sử dụng Bessimozin, bệnh nhân nên trao đổi với bác sĩ để dùng thuốc đúng cách.

Tham khảo thêm: Thuốc Rovamycine®: Tác dụng, liều lượng và tác dụng phụ

Cách sử dụng, liều dùng Bessimozin

Thông tin dưới đây mang tính tham khảo, không có giá trị thay thế cho toa thuốc, hướng dẫn điều trị và chẩn đoán của bác sĩ.

Sử dụng trong điều trị:

  • Dùng theo liều ngày 1 lần, mỗi lần 1 viên, sử dụng trong bữa ăn.
  • Thời gian sử dụng Bessimozin theo từng đợt từ 2 – 3 tháng hoặc dùng theo hướng dẫn của bác sĩ.

Sử dụng trong dự phòng:

  • Dùng trong bữa ăn, sử dụng mỗi ngày 1 viên.
  • Thời gian dùng theo hướng dẫn của bác sĩ.

Bảo quản

  • Bảo quản nơi khô mát, thoáng, tránh ánh nắng mặt trời.
  • Không bảo quản thuốc gần nguồn nhiệt.
  • Để xa tầm tay của trẻ em.

Có thể bạn quan tâm

4 Cách Dùng Dầu Dừa Chữa Bệnh Á Sừng Tại Nhà Hiệu Quả

Chữa bệnh á sừng bằng dầu dừa là một trong những mẹo vặt của dân gian. Cách làm này mang...

Trẻ bị nổi mẩn đỏ ở đầu là do đâu?

Trẻ bị nổi mẩn đỏ ở đầu: Nguyên nhân và cách trị

Trẻ bị nổi mẩn đỏ ở đầu do nhiều nguyên nhân khác nhau gây ra. Nếu mẩn đỏ xuất hiện...

Viêm da tiết bã: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị hiệu quả

Bệnh viêm da tiết bã nhờn hay viêm da dầu hình thành khi tuyến bã nhờn trên da hoạt động...

Bị bệnh zona thần kinh có ăn được thịt gà không?

Ngoài việc sử dụng thuốc theo hướng dẫn của bác sĩ, người bị zona cũng cần chú ý đến chế...

Cách điều trị vảy nến bằng dầu dừa - Mẹo hay dân gian

Cách điều trị vảy nến bằng dầu dừa – Mẹo hay dân gian

Điều trị vảy nến bằng dầu dừa là mẹo dân gian được lưu truyền rộng rãi. Đây là biện pháp...