Thuốc Antacil điều trị những bệnh gì?

Bài viết được tham vấn chuyên môn bởi Bác sĩ CKII BÁC SĨ TRẦN THỊ HƯƠNG LAN – Khoa Nội – Tiêu hóaGiám đốc Chuyên môn Thuốc Dân Tộc Chi Nhánh phía Nam – Cố vấn chuyên môn tại Trung tâm Thuốc dân tộc – Cơ sở TP Hồ Chí Minh

Nếu đang có ý định dùng thuốc Antacil để điều trị bệnh về đường tiêu hóa, bạn cần nắm rõ các thông tin về thuốc và những điều cần lưu ý.

Thuốc Antacil là thuốc điều trị một số triệu chứng và bệnh lý liên quan đến đường tiêu hóa.
Thuốc Antacil là thuốc điều trị một số triệu chứng và bệnh lý liên quan đến đường tiêu hóa.

  • Tên biệt dược: Antacil;
  • Phân nhóm thuốc: Thuốc đường tiêu hóa.

Những thông tin chung về thuốc Antacil

Thuốc Antacil là thuốc điều trị một số triệu chứng và bệnh lý liên quan đến đường tiêu hóa. Thuốc công ty Thai Nakorn Patana VN sản xuất và phân phối ở thị trường Việt Nam.

1. Công dụng

Thuốc Antacil có công dụng trong điều trị một số triệu chứng và bệnh lý sau:

2. Dạng bào chế

Thuốc được bào chế ở hai dạng: viên nén và dung dịch đặc (gel)

3. Thành phần thuốc Antacil

Mỗi viên nén Antacil có chứa các thành phần sau:

  • Gel khô Al(OH)3 (250 mg);
  • Magnesi trisilicate (350 mg);
  • Kaolin (50 mg).

Nếu là dung dịch, ngoài các thành phần trên, thuốc Antacil dạng gel còn chứa thành phần nước cất.

4. Chống chỉ định

Thuốc Antacil không thích hợp dùng cho bệnh nhân bị suy thận hoặc quá mẫn cảm với các thành phần của thuốc.

5. Cách dùng và liều dùng thuốc Antacil

Cách dùng:

  • Nếu dùng viên nén, bệnh nhân nhai kỹ viên nén trước khi nuốt. Uống kèm với nước lọc.
  • Nếu cùng dạng lỏng, bệnh nhân uống 1 thìa cà phê/lần.
  • Nên dùng thuốc Antacil sau mỗi bữa ăn từ 1 – 2 giờ đồng hồ. Dùng thuốc trước khi đi ngủ.

Liều dùng: Bệnh nhân có thể dùng theo liều sau:

  • Số lượng: 1 – 2 viên/lần;
  • Số lần: 3 – 4 lần/ngày;

Lưu ý, liều dùng của trẻ nhỏ cần có sự chỉ định từ bác sĩ chuyên môn.

6. Bảo quản thuốc

Bảo quản thuốc ở nơi khô thoáng, tránh ánh nắng trực tiếp từ mặt trời. Để thuốc xa tầm tay trẻ em. Nếu trẻ sơ ý nuốt phải thuốc, người nhà cần đưa trẻ đến gặp bác sĩ chuyên môn khai báo. Bác sẽ chuyên môn sẽ có cách xử lý kịp thời.

Tham khảo thêm: Thuốc Gel Uống Pepsane: Tác Dụng, Liều Dùng Và Chống Chỉ Định

Những điều cần lưu ý khi sử dụng thuốc Antacil

Để việc sử dụng thuốc có hiệu quả và an toàn, người bệnh tốt nhất nên sử dụng đúng theo chỉ dẫn từ BS chuyên khoa. Đồng thời chú ý những điều sau đây để chủ động phòng tránh phản ứng không mong muốn xảy ra.

1. Thận trọng

Bệnh nhân bị xuất huyết tiêu hóa nên thận trọng khi dùng thuốc Antacil.

2. Tác dụng phụ

Thuốc Antacil có thể gây ra một số tác dụng không mong muốn khi dùng như:

Trên đây không bao gồm toàn bộ tác dụng phụ mà thuốc Antacil gây ra. Do đó, khi thấy cơ thể có triệu chứng lạ trong quá trình dùng thuốc, bệnh nhân cần khai báo với bác sĩ.

3. Tương tác thuốc

Thuốc Antacil có phản ứng tương tác với một số loại thuốc khác. Thuốc có thể bị giảm tác dụng, hoặc ảnh hưởng đến khả năng hoạt động của thuốc khác. Người bệnh nên lưu ý khi dùng kết hợp Antacil với các thuốc sau:

  • Tetracycline;
  • Muối Fe;
  • Warfarin;
  • Digoxin;
  • Thuốc kháng thụ thể H2;
  • Chlorpromazine;
  • Quinidine.

4. Cách xử lý khi dùng thiếu hoặc quá liều

Mỗi trường hợp cần có biện pháp xử lý khác nhau. Bệnh nhân cần thông báo với bác sĩ về tình hình sử dụng thuốc và các triệu chứng lạ (nếu có). Bác sĩ chuyên khoa sẽ đưa ra lời khuyên và cách giải quyết thích hợp.

Thuốc Antacil có thể gây ra một số tác dụng không mong muốn khi dùng.
Thuốc Antacil có thể gây ra một số tác dụng không mong muốn khi dùng.

5. Nên ngưng sử dụng thuốc khi nào?

  • Khi bệnh nhân đã được điều trị dứt điểm;
  • Khi nhận được yêu cầu ngưng sử dụng từ bác sĩ, chuyên viên y tế;
  • Khi thấy những triệu chứng lạ, bệnh nhân cần tạm ngưng sử dụng và tìm gặp bác sĩ để trình báo.

Antacil chỉ phát huy tác dụng khi dùng đúng trường hợp bệnh lý. Bệnh nhân cần phải có sự chỉ định từ bác sĩ và đọc kỹ hướng dẫn trên bao bì trước khi dùng.

Có thể bạn quan tâm

Trẻ sơ sinh bị táo bón

Trẻ sơ sinh bị táo bón: Dấu hiệu và cách trị hiệu quả

Trẻ sơ sinh bị táo bón là một trong những vấn đề rất đáng lo ngại mà các bậc phụ...

viêm đại tràng tái phát

Viêm đại tràng tái phát: Nguyên nhân và cách phòng tránh

Viêm đại tràng là một trong những bệnh lý về đường tiêu hóa rất nhiều người mắc phải. Không ít...

8 thuốc đau dạ dày của Nhật Bản tốt nhất hiện nay

Thuốc đau dạ dày của Nhật Bản có khả năng kiểm soát cơn đau và làm dịu nhanh cảm giác...

Viêm loét dạ dày có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm

Những biến chứng nguy hiểm của bệnh viêm loét dạ dày tá tràng

Viêm loét dạ dày tá tràng là một trong những căn bệnh rất phổ biến, bất cứ đối tượng nào...

Chữa đau dạ dày tại Thuốc dân tộc: Bệnh nhân chia sẻ hành trình thoát khỏi bệnh đau dạ dày

Áp lực công việc, căng thẳng cuộc sống, thói quen ăn uống thất thường,... khiến ngày càng nhiều người mắc...

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Ths.BS Nguyễn Thị Tuyết Lan
Nguyên Trưởng khoa khám bệnh - BV YHCT trung ương

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *