Amiparen: Công dụng, hướng dẫn sử dụng & liều dùng

Bài viết được tham vấn chuyên môn bởi Bác sĩ CKII BÁC SĨ TRẦN THỊ HƯƠNG LAN – Khoa Nội – Tiêu hóaGiám đốc Chuyên môn Thuốc Dân Tộc Chi Nhánh phía Nam – Cố vấn chuyên môn tại Trung tâm Thuốc dân tộc – Cơ sở TP Hồ Chí Minh

Amiparen là thuốc được điều điều chế dạng dung dịch truyền tĩnh mạch, được dùng để bổ sung axit amin, làm giảm nồng độ huyết tương trong cơ thể, cải thiện suy dinh dưỡng. Amiparen cũng được dùng cho những đối tượng trước và sau khi tiến hành phẫu thuật. 

Amiparen
Amiparen là thuốc được dạng dung dịch truyền tĩnh mạch, được dùng để bổ sung axit amin cho cơ thể.

Những thông tin cần biết về thuốc Amiparen

Thành phần

Amiparen gồm có hai loại: Amiparen 5% và Amiparen 10%. Trong đó, thành phần chính của mỗi loại gồm có:

  • Amiparen 5%: L-Aspartic acid 0.25g, L-Tyrosine 0.125g, L-Serine 0.75g, L-Glutamic acid 0.25g, L-Histidine 1.25g, L-Methionine 0.975g, L-Proline 1.25g, L-Phenylalanine 1.75g, L-Threonine 1.425g, L-Isoleucine 2g, L-Alanine 2g, L-Valine 2g, L-Arginine 2.625g, Glycine 1.475g, L-Leucine 3.5g, L-Lysine acetate 3.7g (tương đương L-Lysine 2.62g), L-Tryptophan 0.5g, L-Cysteine 0.25g.
  • Amiparen 10%: L-Aspartic acid 0.5g, L-Tyrosine 0.25g, L-Glutamic acid 0.5g, L-Methionine 1.95g, L-Serine 1.5g, L-Histidine 2.5g, L-Threonine 2.85g, L-Proline 2.5g, L-Phenylalanine 3.5g, L-Valine 4g, L-Isoleucine 4g, L-Alanine 4g, L-Leucine 7g, L-Arginine 5.25g, L-Lysine acetate 7.4g (tương đương L-Lysine 4.78g), Glycine 2.95g, L-Cysteine 0.5g, L-Tryptophan 1g.

Chỉ định

Amiparen được dùng để bổ sung axit amin trong những trường hợp như sau:

  • Giảm protein huyết tương
  • Suy dinh dưỡng
  • Trước và sau khi phẫu thuật.

Sản phẩm có thể được dùng cho những mục đích điều trị khác đã được phê duyệt nhưng không được liệt kê trong bài viết. Liên hệ với bác sĩ chuyên khoa để biết thêm thông tin chi tiết về chỉ định của thuốc.

Chống chỉ định

Amiparen không được dùng trong những trường hợp sau đây:

  • Hôn mê gan (hoặc có nguy cơ hôn mê gan).
  • Suy thận nặng
  • Tăng nitơ trong máu
  • Bất thường trong chuyển hóa axit amin.

Cách dùng – liều lượng

Thuốc được dùng theo chỉ định của bác sĩ. Tùy thuộc vào tuổi tác, tình trạng sức khỏe, liều dùng có thể được điều chỉnh cho phù hợp đặc điểm từng đối tượng.

Cần tiến hành biện pháp dự phòng thích hợp nhằm giảm nguy cơ nhiễm khuẩn chéo khi tiêm truyền.

Khi truyền Amiparen cho bệnh nhân trong môi trường lạnh, cần làm ấm dung dịch (tương đương với thân nhiệt của cơ thể). Trước khi mở túi thuốc, cần kiểm tra màu của viền chỉ thị màu. Tuyệt đối không dùng dung dịch có chỉ thị màu chuyển sang tím hay xanh. Thuốc chỉ được dùng một lần và tuyệt đối không sử dụng lại kể cả khi không truyền hết.

Amiparen 5 truyền qua tĩnh mạch ngoại biên:

  • Liều dùng thông thường: Tuyền tĩnh mạch, nhỏ giọt 25 – 50 g axit amin / lần (tương đương với 1 – 2 chai dung dịch Amiparen 5, 500 ml / lần truyền).
  • Tốc độ truyền của người lớn là 100 ml dung dịch Amiparen 5 trong vòng 30  phút (tương đương khoảng 66 giọt). Tốc độ truyền cần được giảm xuống ở đối tượng người lớn, bệnh nhân mắc bệnh nặng và đối tượng trẻ em.

Amiparen 10:

Truyền qua tĩnh mạch trung tâm:

  • Liều dùng thông thường: Tuyền tĩnh mạch trung tâm, nhỏ giọt 200 – 400 ml dung dịch axit amin trong vòng 10 ngày.

Truyền qua tĩnh mạch trung tâm:

  • Liều dùng thông thường: Tuyền tĩnh mạch ngoại biên, nhỏ giọt 200 – 400 ml dung dịch axit amin trong 10 lần truyền.
  • Tốc độ truyền của người lớn là 100 ml dung dịch Amiparen 10 trong vòng 60 phút.. Tốc độ truyền cần được giảm xuống ở đối tượng người lớn, bệnh nhân mắc bệnh nặng và đối tượng trẻ em.
  • Để tăng độ hiệu quả, bác sĩ có thể phối hợp Amiparen 10 với dung dịch Carbonhydtrate.

Dạng – hàm lượng

  • Amiparen 5%
  • Amiparen 10%.

Bảo quản

  • Thuốc Amiparen nên được bảo quản nơi khô ráo, thoáng mát. Đặt thuốc tránh xa tầm tay trẻ em và thú nuôi trong nhà.
  • Không dùng thuốc có dấu hiệu biến chất hoặc hết hạn sử dụng.

Những điều cần lưu ý khi sử dụng thuốc Amiparen

Thận trọng/ Cảnh báo

Thận trọng khi dùng thuốc nếu bạn thuộc một trong những trường hợp sau đây:

  • Phụ nữ đang mang thai.
  • Bệnh nhân lớn tuổi bị suy giảm các chức năng sinh lý. Khi dùng thuốc cần giảm tốc đồ truyền và thường xuyên theo dõi cẩn thận.,
  • Người bị nhiễm toan nặng, giảm nitơ máu, mất nước nặng, suy tim sung huyết.

Nếu mắc phải các vấn đề về sức khỏe như trên, nên tham khảo với bác sĩ chuyên khoa để được tư vấn thêm về việc sử dụng thuốc trên điều trị.

Tác dụng phụ

Trong quá trình sử dụng Amiparen, bạn có thể gặp phải một số tác dụng không mong muốn như sau:

  • Phản ứng quá mẫn: Hiếm khi gặp phải. Tuy nhiên, nếu xuất hiện các biểu hiện dị ứng hay quá mẫn, cần ngừng dùng thuốc ngay.
  • Hệ tim mạch: Đau ngực hoặc đánh trống ngực (ít gặp).
  • Đường tiêu hóa: Buồn nôn hoặc nôn (ít gặp).
  • Gan: Tăng GOT và / hoặc GPT trong máu.
  • Thận: Tăng ure máu. Trong trường hợp truyền một lượng lớn Amiparen hoặc truyền với tốc độ nhanh có thể gây tình trạng nhiễm toan.
  • Tác dụng phụ khác: Nhức đầu, rét run, đau mạch.

Hiện tại, chưa có báo cáo cho thấy ảnh hưởng tiêu cực của thuốc lên khả năng vận hành máy móc và lái xe.

Nhìn chung, các tác dụng phụ của thuốc thường khá hiếm gặp. Tuy nhiên, trong trường hợp cơ thể xuất hiện các biểu hiện bất thường khi dùng thuốc (kể cả triệu chứng không được liệt kê trong bài viết), cần nhanh chóng liên hệ với bác sĩ chuyên môn để được thăm khám và tìm hướng khắc phục.

Tương tác thuốc

Hiện tại, chưa có báo cáo về hiện tượng tương tác dung dịch Amiparen với các thuốc điều trị khác được ghi nhận.

Trên đây là một số thông tin về dung dịch Amiparen., hy vọn sẽ hữu ích đến bạn. Mọi thắc mắc về việc dùng thuốc hay khắc phục các triệu chứng bất thường trong quá trình điều trị, vui lòng liên hệ với bác sĩ chuyên khoa để được tư vấn và giải đáp thêm.

Bài viết liên quan

TIN XEM THÊM

Đau Dạ Dày Có Ăn Được Thịt Gà Không? Lợi Và Hại

Thịt gà không chỉ được biết đến là món ăn ngon, nhiều chất dinh dưỡng mà còn rất tốt cho...

Hướng dẫn đi vệ sinh đúng cách – Khỏe người, phòng trĩ

Đi vệ sinh là một trong những nhu cầu cá nhân không phải riêng ai. Việc đi vệ sinh đúng...

Bệnh học viêm đại tràng sigma: dấu hiệu nhận biết và hướng xử lý

Dấu hiệu đặc trưng của bệnh viêm đại tràng sigma là những cơn đau quặn bụng hoặc đau âm ĩ...

Tìm hiểu các cách chữa bệnh trĩ bằng dân gian

5 Bài Thuốc Dân Gian Chữa Bệnh Trĩ Hiệu Quả, Dễ Làm

Bên cạnh việc điều trị bằng thuốc, chữa bệnh trĩ bằng dân gian cũng là cách được nhiều người lựa...

Đã từ lâu, bệnh viện Việt Đức có dịch vụ khám và điều trị bệnh trào ngược dạ dày thực quản.

Khám trào ngược dạ dày thực quản ở đâu được nhiều người tin tưởng?

Bệnh trào ngược dạ dày thực quản đang có xu hướng tăng trong xã hội hiện nay. Nếu như không...

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Ths.BS Nguyễn Thị Tuyết Lan
Nguyên Trưởng khoa khám bệnh - BV YHCT trung ương

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.