Sa trực tràng sau sinh – mẹ bầu cần lưu ý

Bài viết được tham vấn chuyên môn bởi Bác sĩ CKII BÁC SĨ TRẦN THỊ HƯƠNG LAN – Khoa Nội – Tiêu hóaGiám đốc Chuyên môn Thuốc Dân Tộc Chi Nhánh phía Nam – Cố vấn chuyên môn tại Trung tâm Thuốc dân tộc – Cơ sở TP Hồ Chí Minh

Phụ nữ sau sinh nếu không thực hiện một chế độ vận động và nghỉ ngơi thích hợp, sẽ rất dễ gặp phải tình trạng sa trực tràng, đặc biệt là sa trực tràng – âm đạo. Dù là bệnh lành tính và không gây ra nhiều biến chứng nhưng sa trực tràng có thể khiến người bệnh hạn chế khả năng lao động và gặp nhiều phiền toái trong sinh hoạt. 

Sa trực tràng kèm âm đạo xuất hiện phổ biến ở nhiều phụ nữ
Sa trực tràng sau sinh xuất hiện phổ biến ở phụ nữ sau nhiều lần sinh nở

Vì sao phụ nữ sau sinh dễ gặp tình trạng sa trực tràng?

Sa trực tràng là tình trạng phần trên của trực tràng bị thoát xuống qua đường hậu môn. Theo một thống kê, có đến 35% phụ nữ sinh đẻ nhiều có nguy cơ mắc chứng sa trực tràng. Có nhiều nguyên nhân khác nhau dẫn đến việc tỷ lệ phụ nữ sau sinh chiếm phần lớn trong số các ca sa trực tràng hiện nay. Phần lớn các nguyên nhân này đều xuất hiện từ chế độ sinh hoạt, vận động sau sinh không đúng cách của các bà mẹ.

1. Lao động nặng sau sinh

Phụ nữ sau sinh thường có thể lực yếu, phần đáy chậu vẫn còn mềm và dễ bị tổn thương. Chính vì vậy, việc trở lại lao động quá sớm hoặc với cường độ nặng có thể làm gia tăng áp lực lên ổ bụng, dẫn đến tình trạng sa trực tràng – âm đạo.

Đồng thời, việc vận động không đúng cách cũng có thể là yếu tố tác động làm tăng nguy cơ sa trực tràng của những phụ nữ sau sinh.

2. Phụ nữ sinh nở nhiều, mật độ sinh dày có nguy cơ mắc bệnh cao hơn

Theo thống kê, phụ nữ trải qua sinh nở nhiều sẽ dễ có nguy cơ mắc chứng sa trực tràng hơn so với các phụ nữ sinh nở ít. Đồng thời, mật độ sinh dày đặc khiến cơ thể chưa phục hồi kịp thời, cũng là yếu tố làm gia tăng khả năng sa trực tràng – âm đạo.

Phụ nữ sau sinh dễ có nguy cơ mắc sa trực tràng
Có nhiều yếu tố khiến phụ nữ sau sinh bị sa trực tràng

3. Quá trình đỡ đẻ diễn ra không đúng kỹ thuật

Thông thường, các bà bầu sẽ được sinh nở tại những bệnh viện hoặc các cơ sở y tế, nơi có các bác sĩ chuyên môn và đảm bảo cơ sở vật chất đúng tiêu chuẩn kỹ thuật. Điều này làm giảm đi khả năng bị tổn thương sau sinh của nhiều phụ nữ.

Quá trình đỡ đẻ nếu diễn ra không đúng kỹ thuật có thể làm tầng sinh môn của phụ nữ bị tổn thương nặng nề. Và nếu không có các thao tác khâu tầng sinh môn, phục hồi hoạt động của cơ thể, tỷ lệ bị sa trực tràng – âm đạo sẽ tăng lên đáng kể.

4. Các yếu tố nguy cơ

Ngoài những nguyên nhân trên, phụ nữ sau sinh còn là đối tượng dễ bị sa trực tràng nếu:

  • Chế độ ăn không phù hợp, dẫn đến táo bón kéo dài và tăng khả năng sa trực tràng sau sinh
  • Phụ nữ gặp những khiếm khuyết về mặt cơ thể học như: Đại tràng chậu hông bị dài, cơ nâng hậu môn và cơ thắt bị giãn, mạc treo trực tràng dài,… sẽ dễ bị sa trực tràng sau sinh hơn.

Để phòng ngừa bệnh sa trực tràng, các chị em phụ nữ nên thực hiện một chế độ vận động, sinh hoạt hợp lý sau sinh; Đến bệnh viện thường xuyên để kiểm tra mức độ hồi phục của tầng sinh môn và các cơ quan khác; Tránh vận động mạnh.

Triệu chứng của sa trực tràng sau sinh

Các triệu chứng thường gặp của sa trực tràng sau sinh thường dễ gây nhầm lẫn với bệnh trĩ. Tuy nhiên xét về mặt bệnh lý, đây là hai loại bệnh hoàn toàn khác nhau. Nếu xuất hiện những triệu chứng dưới đây, người bệnh nên đến các sơ sở y tế uy tín để được thăm khám và chẩn đoán cụ thể:

  • Xuất hiện khối sa ở hậu môn, có hình dáng và tròn theo hình tròn đồng tâm khi đi đại tiện. Trong trường hợp nặng, việc ngồi xổm cũng có thể làm xuất hiện khối sa.
  • Khối sa này có thể sẽ tiết chất nhầy, gây ngứa và nhiều khả năng sẽ gây chảy máu.
  • Người bệnh dễ gặp các triệu chứng như táo bón hoặc muốn đi cầu nhiều lần trong ngày
  • Sa trực tràng có thể xuất hiện kèm theo việc sa âm đạo, tử cung,…
  • Về lâu dài, khối sa trực tràng có thể bị loét, hoại tử,.. và gây ra nhiều bệnh nghiêm trọng khác.

Tham khảo thêm: Mẹo trị nứt kẽ hậu môn khi mang thai và sau sinh cho mẹ

Làm gì khi bị sa trực tràng sau sinh?

1. Đến các cơ sở y tế để được chẩn trị ngay khi có các triệu chứng ban đầu

Ngay khi xuất hiện những triệu chứng đầu tiên của sa trực tràng, người bệnh nên đến các cơ sở y tế ngay lập tức để chẩn trị về tình trạng bệnh hiện tại. Bệnh sa trực tràng không thể tự khỏi hoặc giảm thiểu triệu chứng tại nhà, nên việc điều trị tại bệnh việc là thủ tục bắt buộc của các bệnh nhân.

Sa trực tràng sau sinh cần được phẫu thuật để điều trị
Sa trực tràng sau sinh cần được chẩn trị bởi các bác sĩ để bệnh khỏi triệt để

Thông thường, các bác sĩ sẽ tiến hành xét nghiệm để chẩn đoán tình trạng bệnh, đưa ra các giải pháp điều trị thích hợp. Một vài những loại thuốc có thể được kê để giảm thiểu tình trạng một cách tạm thời, tuy nhiên, giải pháp sau cùng mà hầu hết người mắc sa trực tràng đều phải thực hiện đó là phẫu thuật để cắt bỏ và cố định phần bị sa, đồng thời, tạo hình lại tầng sinh môn trong trường hợp người bệnh bị tổn thương tầng sinh môn khi sinh nở.

2. Thay đổi thói quen sinh hoạt và ăn uống để tránh nguy cơ bệnh tái phát

Bệnh sa trực tràng hoàn toàn có khả năng tái phát nếu người bệnh không có được những giải pháp ngăn ngừa và cải thiện sau điều trị. Chính vì vậy, dù đã được phẫu thuật và giải quyết tình trạng sa trực tràng, các bệnh nhân vẫn cần thực hiện một chế độ ăn uống, sinh hoạt, vận động phù hợp.

Những thông tin về bệnh sa trực tràng sau sinh được chúng tôi đề cập đến trong bài viết này không có giá trị thay thế các tư vấn chuyên khoa của những nhân viên y tế. Bạn đọc nếu có thắc mắc, hãy liên hệ trực tiếp với những bác sĩ để nhận được những lời khuyên của các bác sĩ có chuyên môn.

Bệnh sa trực tràng kiểu túi: Nguyên nhân, triệu chứng & điều trị

Bệnh sa trực tràng kiểu túi xảy ra phổ biến ở phụ nữ tuổi trung niên do ảnh hưởng của quá trình sinh nở hoặc lão hóa. Phẫu thuật là...

Sa trực tràng ở trẻ em: Những điều mẹ cần biết

Bệnh sa trực tràng ở trẻ em thường có liên quan đến các vấn đề ở đường tiêu hóa như...

Cách phân biệt bệnh sa trực tràng và trĩ

Bệnh sa trực tràng và bệnh trĩ có nhiều dấu hiệu giống nhau khiến bệnh nhân bị nhầm lẫn, làm...

Bệnh sa trực tràng kiểu túi: Nguyên nhân, triệu chứng & điều trị

Bệnh sa trực tràng kiểu túi xảy ra phổ biến ở phụ nữ tuổi trung niên do ảnh hưởng của...

Bệnh học sa trực tràng: nguyên nhân, triệu chứng & điều trị

Táo bón, tiêu chảy, chấn thương, sinh con,...là những nguyên nhân phổ biến dẫn đến tình trạng sa trực tràng....

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Ths.BS Nguyễn Thị Tuyết Lan
Nguyên Trưởng khoa khám bệnh - BV YHCT trung ương

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *