Tác dụng của Trư linh và những bài thuốc chữa bệnh hiệu quả
Trư linh còn được gọi tên khác là Nấm lỗ và được xem là một trong những dược liệu quý trong kho tàng dược liệu Đông y. Trư linh có vị ngọt, nhạt, đôi khi không có vị, tính bình, được quy vào hai kinh Bàng quang và Thận, có tác dụng lợi tiểu, thẩm thấp. Hãy tham khảo bài viết dưới đây để biết thêm những công dụng khác của dược liệu này.
Tìm hiểu về dược liệu trư linh
1. Tên gọi – Phân nhóm
- Tên gọi khác: Nấm lỗ, Nấm gốc cây Sau
- Tên khoa học: Polyporus umbellatus
- Tên dược: Polyporus
- Họ: Thuộc họ Nấm lỗ (Polyporaceae)
2. Đặc điểm sinh thái
+ Mô tả: Trư linh mọc ký sinh trên các thân cây gỗ cứng, thời điểm nấm phát triển nhiều nhất là vào mùa hè và mùa thu. Nấm trư linh là một khối tròn lớn, khối tròn này có từ vài chục đến vài trăm tai nấm. Tai nấm có rốn sâu, có màu nâu nhạt hoặc màu đục trắng.
+ Phân bố: Nấm trư linh được tìm thấy nhiều ở các tỉnh của Trung Quốc và Bắc Mỹ. Tại Việt Nam chưa được tìm thấy hoặc nghiên cứu để trồng.
3. Bộ phận dùng, thu hái, chế biến và bảo quản
- Bộ phận dùng: Dùng nguyên cây nấm trư linh để làm thuốc.
- Thu hái: Thời điểm thích hợp để thu hoạch là vào màu xuân hoặc mùa thu.
- Chế biến: Đem phần đã thu hoạch được rửa sạch bằng nước để loại bỏ bụi bẩn, tạp chất, vi khuẩn rồi đem phơi 3 – 4 ngày nắng cho khô, sau đó thái thành từng miếng nhỏ, cất trữ để dùng.
- Bảo quản: Bảo quản ở nhiệt độ phòng, nơi thoáng mát, thánh ẩm ướt.
4. Thành phần hóa học
Thành phần hóa học có trong Trư linh có chứa các dược chất quý hiếm và một hàm lượng lớn các chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể:
- Triterpense
- Ergosterol
- Protein
- Albumin
- Chất đường
- Chất xơ,…
5. Tính vị
Trư linh có vị ngọt hoặc không vị, có tính bình.
6. Quy kinh
Trong Đông y, Trư linh được quy vào kinh Bàng quang và Thận.
7. Tác dụng dược lý
Theo nghiên cứu dược lý hiện đại
- Chống ung thư
- Kháng viêm, kháng khuẩn
- Tăng cường hệ miễn dịch
- Giúp ăn ngon miệng, tăng sức đề kháng, giảm đau nhức ở những bệnh nhân ung thư điều trị hóa xạ
Theo Y học cổ truyền
Trong Đông y cổ truyền, Trư linh có những công dụng và chủ trị như sau:
+ Công dụng:
- Lợi tiểu
- Ôn dương
- Hành thủy
- Thấm thấp
- Hóa khí
+ Chủ trị:
- Chữa tiểu tiện ít, tiểu không thông, lâm lậu, bạch trọc, bạch đái
- Chữa các chứng thổ tả do thủy thấp
8. Liều dùng – Cách dùng
- Liều dùng: Dùng 5 – 10 gram/ ngày
- Cách dùng: Dùng Trư linh một mình hoặc kết hợp cùng với các vị thuốc khác (tùy theo bài thuốc) đem sắc lấy nước hoặc tán thành bột mịn để dùng cùng với nước ấm.
9. Bài thuốc từ dược liệu Trư linh
Trư linh được xem là một trong những dược liệu quý trong kho tàng dược liệu Đông y, bởi trong dược liệu này có chứa dược phẩm quý hiếm. Dưới đây là một số bài thuốc từ Trư linh, bạn đọc có thể tham khảo:
- Bài thuốc từ Trư linh chữa đi tiểu đau, tiểu gắt ở phụ nữ mang thai: Dùng 200 gram Trư linh đem tán thành bột mịn, dùng 12 – 16 gram mỗi ngày cùng với nước ấm, sử dụng mỗi ngày 3 lần (sáng, chiều và tối) sau khi ăn no.
- Bài thuốc từ Trư linh chữa nôn mữa, miệng khát, ngực tụ đàm: Dùng Trư linh, Phục linh và Bạch truật với liều lượng bằng nhau. Đem các vị thuốc trên tán thành bột mịn, mỗi lần sử dụng 8 -10 gram cùng với nước ấm, uống mỗi ngày 3 lần sau mỗi lần ăn no.
- Bài thuốc từ Trư linh chữa tiêu chảy, thổ tả: Dùng Trư linh, Bạch truật mỗi vị 20 gram; Phục linh và Trạch tả mỗi vị 40 gram; Cam thảo, Quan quế, Thạch cao, Hàn thủy thạch mỗi vị 80 gram cùng với 160 gram Hoạt thạch. Đem các vị thuốc trên tán thành bột mịn, mỗi lần sử dụng 12 gram uống cùng với nước ấm, sử dụng mỗi ngày 3 lần sau mỗi bữa ăn.
- Bài thuốc từ Trư linh chữa vị đại tràng gây sốt, miệng khát, vàng da, tiểu đỏ: Dùng Trư linh, A giao, Phục linh, Hoạt thạch cùng với Trạch tả mỗi vị 40 gram. Đem một thang thuốc trên sắc cùng với năm phần nước, sắc cô đặc còn hai phần nước để dùng, nên dùng thuốc khi còn nóng, nếu nguội cần hâm nóng lại trước khi dùng. Sử dụng đến khi bệnh tình thuyên giảm.
- Bài thuốc từ Trư linh chữa thủy thấp, nôn mửa, tiêu chảy, đại tiện lỏng, tiểu không thông: Dùng Trư linh, Phục linh, Trạch tả, A giao cùng với Hoạt thạch mỗi vị 4 gram. Đem các vị thuốc trên làm thành một thang thuốc. Sử dụng mỗi ngày một thang thuốc để sắc cùng với năm phần nước, cô đặc còn hai phần nước để dùng. Dùng khi thuốc còn nóng hoặc còn ấm.
- Bài thuốc từ Trư linh chữa đái đục, rối loạn tiểu tiện, ỉa chảy, khí hư: Dùng Trư linh, Trạch tả và Phục linh với liều lượng bằng nhau. Đem các vị thuốc trên sắc cùng với nước để dùng.
10. Một số lưu ý
Điều trị bệnh từ các bài thuốc Trư linh, người bệnh cần lưu ý một số điểm chú ý sau đây:
- Không dùng các bài thuốc từ Trư linh để điều trị bệnh cho các đối tượng dị ứng hoặc mẫn cảm với một số thành phần có trong dược liệu này
- Thận trọng khi dùng dược liệu này cho phụ nữ mang thai, hay các đối tượng đang có vấn đề về thận.
- Đối tượng không thấp nhiệt thì không nên dùng.
Bài viết đã xoáy quanh vấn đề về những công dụng và bài thuốc từ Trư linh – một trong những dược liệu quý trong nền Y học cổ truyền. Tuy nhiên, thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, không thay thế lời khuyên của bác sĩ. Người bệnh nên thăm khám bệnh trước khi quyết định điều trị bệnh bằng các bài thuốc từ Trư linh.
Có thể bạn quan tâm
- Táo mèo: Công dụng, cách dùng và lưu ý
- Cốc tinh thảo: Công dụng, cách dùng và những thông tin cần biết
Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!