Trạch tả: Công dụng, cách sử dụng & bài thuốc ứng dụng

Trạch tả (hay còn được gọi là mã đề nước) là cây thân thảo, cao khoảng 40 – 50 cm. Phần dùng làm thuốc là thân rễ. Theo Đông Y, trạch tả có tác dụng lợi tiểu, kiện vị, thanh nhiệt, giảm béo, tiêu thủng, trừ thấp. Thuốc có thể dùng dưới dạng sắc hoặc tán thành bột và vo viên.trạch tả

Trạch tả có tác dụng lợi tiểu, kiện vị, thanh nhiệt, giảm béo, tiêu thủng, trừ thấp.

Đông trùng hạ thảo Vietfarm - Thành tựu nghiên cứu chuyên sâu của Viện Nghiên cứu & Phát triển Y dược Cổ truyền Dân tộc. Sở hữu hàm lượng hoạt chất CAO NHẤT thị trường, đem đến nhiều hiệu quả ưu việt xứng danh món quà thượng phẩm cho sức khỏe người Việt.

Tên gọi, phân nhóm

Tên gọi khác: Thủy tả, Hộc tả, (Bản Kinh); Vũ tôn, Lan giang, Trạc chi, Toan ác du, Ngưu nhĩ thái, Du (Hòa Hán Dược Khảo); Như ý thái (Bản Thảo Cương Mục); Cập tả, Mang vu (Biệt Lục), Mã đề nước.

Tên khoa học: Alisma plantago aquatica L.

Thuộc họ: Trạch tả (Alismaceae).

Đặc điểm sinh thái

Mô tả: Trạch tả là vị thuốc nam mọc nhiều ở các ao, ruộng. Cây cao khoảng 0.2 – 1 cm. Thân cây có hình cầu, hoặc hình con quay, rễ màu trắng. Lá cây có hình thuôn dài lưỡi mác hoặc hình trứng, phần cuống hơi hẹp. Hoa họp thành tán, cánh hoa có màu trắng hoặc hơi hồng, gồm 6 nhị, xếp thành hình xoắn ốc, quả bế.

Phân bố: Cây thuốc được tìm thấy nhiều ở một số tỉnh miền núi phía Bắc như Cao Bằng, Lạng Sơn, Lào Cai, Điện Biên…

Bộ phận dùng, thu hái, chế biến và bảo quản

Bộ phận dùng: Thân rễ khô ((Rhizoma Alismatis) – nên chọn phần thân to, chắc, có màu trắng vàng, nhiều bột.

Thu hái & sơ chế: Mùa đông đào cả cây, cắt bỏ phần lá, thân, rễ tơ, sau đó đem rửa sạch rồi sấy khô.

Bào chế: 

  • Trạch tả: Ngâm với nước cho thấm (khoảng 8 phần), vớt ra, đem phơi cho khô.
  • Diêm Trạch tả: Phun nước muối lên miếng Trạch tả để làm ẩm (tỉ lệ: 50 kg dùng 750 gam muối), đem sao qua nồi rồi đun ở lửa nhỏ cho đến khi bên ngoài chuyển thành màu vàng thì có thể lấy ra phơi khô (theo Dược Tài Học).

Bảo quản: Thuốc cần được bảo quản ở nơi khô ráo, thoáng mát, tránh ẩm thấp.

Thành phần hóa học

Vị thuốc trạch tả có chứa các thành phần hóa học sau đây:

  •  Alisol A, B, Epialisol A (theo Murata T & cộng sự, Tetra Lett 1968, 7: 849).
  • Alisol A Monoacetate, Alisol C Monoacetate, Alisol B Monoacetate (theo Murata T & cộng sự, Chem Pharm Bull 1970, 18 (7): 1347).
  • Alismol, Alismoxide (theo Oshima Y & cộng sự, Phytochemystry 1983, 22 (1): 183).
  • Choline (theo Kobayashi T, Tạp chí Dược học [Nhật Bản] 1960, 80: 1456).

Tác dụng dược lý

Trạch tả có tác dụng dược lý sau đây:

Theo nghiên cứu của y học hiện đại:

  • Liệu tiểu, tăng cường khả năng thải Natri, Chlor, Kali và Urê.
  • Giảm hàm lượng lipid có trong máu.
  • Hạ huyết áp nhẹ, giãn mạch vành.
  • Đông máu.
  • Hạ đường huyết.

Theo y học cổ truyền:

Vị thuốc có tác dụng:

  • Lợi tiểu
  • Tiêu thũng
  • Trừ thấp
  • Kiện vị
  • Giảm béo
  • Thanh nhiệt
  • Bổ hư tổn ngũ tạng.
  • Chủ thận hư, trị ngũ lâm, tinh tự xuất, tuyên thông thủy đạo, lợi nhiệt ở bàng quang.

Tính vị

Trạch tả có tính vị:

  • Tính hàn, vị ngọt (theo Bản Kinh).
  • Vị mặn, không độc (theo Biệt Lục).
  • Vị ngọt, khí bình (theo Y học Khải Nguyên).

Qui kinh

Vị thuốc qui vào kinh:

  • Kinh thủ Thiếu âm Tâm, thủ Thái dương Tiểu trường (theo Thang Dịch Bản Thảo).
  • Kinh túc Thiếu âm Thận, túc Thái dương Bàng quang (theo Bản Thảo diễn Nghĩa Bổ Di).
  • Kinh Bàng quang, Tam tiêu, Thận, Tiểu trường (theo Lôi Công Bào Chích Luận).
  • Kinh Thận, Tỳ, Vị, Bàng quang, Tiểu trường (theo Dược Phẩm Hóa Nghĩa).

Cách dùng và liều lượng

Cách dùng:

Liều lượng: Từ 8 – 40 gam mỗi ngày.

Bài thuốc

Trạch tả được ứng dụng trong một số bài thuốc trị bệnh sau:

trạch tả có tác dụng gì
Trạch tả được dùng để chữa trị nhiều bệnh.

Chữa thủy thũng, cổ trướng:

Bài thuốc 1:

  • Chuẩn bị: 12 gam trạch tả, mạch môn, xích phục linh, bạch truật; 10 gam tía tô, vỏ rễ râu, hạt cau, mộc qua; 8 gam trần bì, đại phúc bì, sa nhân, mộc hương; 10 sợi đăng tâm.
  • Thực hiện: Đem thái nhỏ tất cả nguyên liệu trên rồi sắc với 400 ml nước. Khi nước còn 100 ml thì ngưng. Chia thuốc thành 2 phần, dùng trong ngày.

Bài thuốc 2:

  • Bạn cũng có thể sắc uống (hoặc tán thành bột) 12 gam trạch tả, 10 gam ý dĩ sao, 10 gam tỳ giải.

Chữa tiểu tiện khó, đái rắt, đái buốt:

  • Chuẩn bị: 12 gam trạch tả, 10 gam sa tiền tử, 6 gam thông thảo.
  • Thực hiện: Sắc uống mỗi ngày một thang.

Chữa chứng tức ngực, bí tiểu tiện, cước khí:

  • Chuẩn bị: 10 gam trạch tả; 8 gam khiên ngưu; 6 gam bình lang, chỉ xác, xích phục linh, mộc thông.
  • Thực hiện: Đem tán các nguyên liệu trên thành bột, nấu với nước hành ta và gừng tươi, dùng trong ngày.

Chữa viêm thận, đái ít, phù:

  • Chuẩn bị: 16 gam trạch tả; 12 gam bạch truật, trư linh, phục linh; 8 gam quế chi.
  • Thực hiện: Đem tất cả các nguyên liệu trên thái nhỏ, phơi khô.

Chữa lipid trong máu cao:

  • Chuẩn bị: 8 gam trạch tả; 6 gam thảo quyết minh, mộc hương, tang ký sinh; 3 gam hà thủ ô đỏ, kim anh tử, hoàng tinh, sơn tra.
  • Thực hiện: Đem tất cả các nguyên liệu trên nấu với nước thành cao, sau đó trộn với bột gạo thành viên, mỗi viên ưng với 1.1 gam dược liệu. Dùng thuốc 2 lần mỗi ngày, mỗi lần từ 5 – 8 viên.

Trị gan nhiễm mỡ:

  • Chuẩn bị: 20 gam trạch tả, 15 gam hà thủ ô (sống), đan sâm, thảo quyết minh, hổ trương, hà diệp, hoàng kỳ; 30 gam sơn tra sống.
  • Thực hiện: Sắc uống một thang mỗi ngày.

Chữa béo phì đơn thuần:

  • Chuẩn bị: 12 gam thảo quyết minh, trạch tả, sơn tra; 8 gam phan tả diệp.
  • Thực hiện: Đem tất cả nguyên liệu trên thái nhỏ rồi hãm với nước sôi, ngày dùng 2 lần. Một đợt điều trị kéo dài khoảng 4 tuần.

Trị chóng mặt (Trạch tả thang):

  • Chuẩn bị: 30 – 60 gam trạch tả, 10 -15 gam bạch truật.
  • Thực hiện: Sắc các vị thuốc trên thành thang.

Trị viêm ruột cấp (theo Lâm Sàng Thường Dụng Trung Dược Thủ Sách):

  • Chuẩn bị: 12 gam Trạch tả, Xích phục linh, Trư linh; 20 Bạch đầu ông; 8 gam xa tiền tử.
  • Thực hiện: Sắc uống.

Trị đình ẩm trong dạ dày, tiểu ít, tiêu chảy (theo (Tiết Tả Phương – Lâm Sàng Thường Dụng Trung Dược Thủ Sách):

  • Chuẩn bị: 12 gam Bạch truật, Phục linh, Thần khúc, Mạch nha, Trạch tả; 8 gam Trần bì, 4 gam Cam thảo, Sa nhân.
  • Thực hiện: Sắc uống hằng ngày.

Trị hư phiền, mồ hôi ra nhiều (Trạch Tả Thang – Ngoại Đài Bí Yếu):

  • Sắc uống Mẫu lệ, Bạch truật, Phục linh, Trạch tả, Sinh khương.

Lưu ý khi dùng

Để vị thuốc trạch tả phát huy công dụng tối ưu và tránh những tác dụng phụ không đáng, trong quá trình điều trị cần lưu ý một số điều sau:

  • Dùng thuốc quá nhiều gây đau mắt.

Kiêng kỵ

Không dùng vị thuốc Trạch tả cho những đối tượng sau đây:

  • Sợ Văn cáp, Hải cáp (theo Bản Thảo Kinh Tập Chú).
  • Thận hư, lâm khát, thủy thũng (theo (Y Học Nhập Môn).
  • Thận hư, tinh thoát, không có thấp nhiệt (theo Lâm Sàng Thường Dụng Trung Dược Thủ Sách).
  • Can thận hư nhiệt nhưng không phải do thấp, không thuộc thùy ẩm (theo Đông Dược Học Thiết Yếu).

Bài viết vừa cung cấp một số thông tin về vị thuốc Trạch tả. Để đảm bảo an toàn và hiệu quả khi sử dụng, bạn nên tham khảo ý kiến của chuyên gia để được dùng thuốc đúng cách, đúng liều lượng.

Thông tin trong bài viết mang tính chất tham khảo. Chúng tôi không đưa ra bất kỳ lời khuyên, chẩn đoán & phương pháp điều trị thay thế chỉ định của bác sĩ chuyên khoa,

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Ths.BS Nguyễn Thị Tuyết Lan
Nguyên Trưởng khoa khám bệnh - BV YHCT trung ương

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Đối tác

Ông Phạm Minh Đức - 0914530xxx
Thanh Trì, Hà Nội
Đặt mua 1 kg Cỏ Ngọt cách đây 1 phút