Liều dùng Thạch hộc, công dụng chữa bệnh và những lưu ý

Thạch hộc có tên khoa học là Herba Dendrobii. Dược liệu có vị ngọt, hơi hàn, qui vào kinh phế và thận, có tác dụng bổ vị, bổ âm, thanh nhiệt tăng sinh nhiệt cơ thể. Bên cạnh đó dược liệu còn có tác dụng điều trị di, mộng tinh, viêm bàng quang mạn tính, thổ huyết, chữa nha chu viêm, làm chắc răng…

Thạch hộc
Thông tin cơ bản về thành phần hóa học, tác dụng dược lý, tính vị, qui kinh và những bài thuốc chữa bệnh từ dược liệu Thạch hộc

Đông trùng hạ thảo - quà sức khoẻ quý giá từ thiên nhiên, nâng tầm sức khoẻ, món quà được săn lùng nhất thời Covid. CLICK NHẬN NGAY ƯU ĐÃI.

Tên gọi, phân nhóm

Tên gọi khác: Kẹp thảo, Kim thoa hoàng thảo, Hoàng thảo dẹt, Hoàng thảo cẳng gà, Huỳnh thảo, tên Thái là Co vàng sào, những người chơi lan thường gọi dược liệu là Phi điệp kép và Lan Phi Điệp

Tên khoa học: Herba Dendrobii

Tên tiếng Trung: 石斛

Tên thực vật: Dendrobium nobile Lindl; Dendrobium candidum wall.

Đặc điểm sinh thái

Mô tả

Thạch hộc là một loại cây thảo phụ sinh. Chúng thường mọc bám trên những cành cây to hoặc bám vào những vách đá ẩm. Dược liệu có thân dẹt, có rãnh chia thành nhiều đốt. Phần ngọn dày, phần cuống thuôn hẹp, có màu vàng nhạt. Lá dược liệu tương đối ngắn và có bẹ. Dược liệu có hoa màu trắng pha hồng hoặc màu hồng. Hoa dược liệu thường mọc thành chùm ngắn trên những kẻ lá đã rụng. Dược liệu có quả dài hình thoi.

Phân bố

Dược liệu Thạch hộc phân bố chủ yếu ở Nam Trung Quốc, Lào, Thái Lan, Việt Nam và Malaixia. Dược liệu thường xuất hiện trên những cây gỗ thông trong gừng có chiều cao khoảng 600 – 2400m. Ở Việt Nam, dược liệu phân bố rộng rãi tại rừng Quảng Trị, Gia Lai, Quảng Nam – Đà Nẵng và Lâm Đồng.

Bộ phận dùng, thu hái, chế biến và cách bảo quản

Bộ phận dùng: Thân và cành của cây Thạch hộc.

Thu hái: Vào giữa mùa hè hàng năm.

Chế biến: Sau khi thu hái, dùng dao cắt bỏ phần rễ và lá của dược liệu. Mang dược liệu rửa sạch, loại bỏ tạp chất, sau đó mang vị thuốc ngâm nước ủ cho mềm. Dùng dao hoặc tay bóc bỏ lớp màng mỏng bên ngoài dược liệu rồi mang sấy khô hoặc phơi khô. Khi sử dụng, đồ chín dược liệu, tẩm rượu và thái nhỏ.

Bảo quản: Để dược liệu tại những nơi thoáng gió, tránh ẩm móc.

Bộ phận dùng, thu hái, chế biến và cách bảo quản Thạch hộc
Bộ phận dùng, thu hái, chế biến và cách bảo quản vị thuốc Thạch hộc

Thành phần hóa học

Dược liệu Thạch hộc chứa những thành phần hóa học quan trọng sau:

  • Dendrin
  • 6-hydroxy-dendroxine
  • Dendranine
  • Nobilonine
  • Dendroxine
  • Herba Dendrobii – dendrobine.

Tác dụng dược lý

Theo nghiên cứu dược lý hiện đại

Dược liệu Thạch hộc có tác dụng giảm đau nhẹ, hạ nhiệt (trích yếu văn kiện nghiên cứu Trung dược, nhà xuất bản Khoa học 1965, trang 129).

Trong thí nghiệm với súc vật, nước sắc dược liệu có tác dụng trợ tiêu hóa, làm tăng tiết dịch vị, thông tiện, làm tăng nhu động ruột. Tuy nhiên khi sử dụng dược liệu với liều cao sẽ mang tác dụng ngược lại. Đồng thời tác động và làm tê liệt cơ ruột. Khi sử dụng Thạch hộc với nồng độ thấp, dược liệu có tác dụng hưng phấn tá tràng trong thí nghiệm với thỏ. Đối với nồng độ cao, dược liệu sẽ có tác dụng ức chế.

Dược liệu có tác dụng làm tăng lượng đường huyết ở mức độ trung bình trong thí nghiệm với súc vật. Lượng cao Thạch hộc có khả năng ức chế tim, hạ huyết áp và ức chế hô hấp.

Theo y học cổ truyền

Vị thuốc Thạch hộc có tác dụng

  • Bổ âm
  • Bổ vị
  • Thanh nhiệt tăng sinh dịch cơ thể.

Chỉ định và phối hợp

  • Sốt về chiều do thiếu âm và nhiệt nội: Dùng phối hợp dược liệu cùng với bạch vi, sinh địa hoàng và thiên môn đông.
  • Mất âm do thiếu âm ở vị với biểu hiện gồm khát, lưỡi khô, lưỡi đỏ, màng lưỡi mỏng hoặc mất âm do các bệnh liên quan đến sốt: Sử dụng phối hợp dược liệu cùng với mạch đông, sinh địa hoàng và sa sâm.

Tính vị

Vị ngọt, tính hơi hàn.

Qui kinh

Qui vào kinh phế và thận.

Liều dùng và cách sử dụng

Liều dùng

Dùng 6 – 15 gram/ngày.

Cách sử dụng

Có thể dùng tươi, sấy khô, phơi khô tán thành bột, sắc thành nước uống, làm hoàn hoặc nấu thành cao.

Liều dùng và cách sử dụng vị thuốc Thạch hộc
Liều dùng và cách sử dụng vị thuốc Thạch hộc

Bài thuốc

Nhờ thành phần hóa học và tác dụng dược lý đa dạng, dược liệu Thạch hộc được ứng dụng trong nhiều bài thuốc chữa bệnh gồm:

  • Bài thuốc từ Thạch hộc điều trị suy nhược thần kinh, đau đầu, chóng mặt, ù tai, hoa mắt, khó ngủ: Dùng 12 gram dược liệu, 12 gram mạch môn, 12 gram kỷ tử, 12 gram sa sâm, 12 gram hạ khô thảo, 12 gram mẫu lệ, 12 gram câu đằng, 8 gram cúc hoa, 8 gram trạch tả, 8 gram địa cốt bì, 8 gram táo nhân. Mang tất cả vị thuốc rửa sạch, phơi khô và tán nhỏ. Cho dược liệu vào nồi cùng với 400ml nước lọc. Thực hiện sắc thuốc còn 100ml. Để nguội bớt, chắc lấy phần nước và chia thành 2 lần uống trong ngày. Sử dụng 1 thang/ngày.
  • Bài thuốc từ Thạch hộc điều trị lao lực, sốt nóng, ho: Dùng 40 gram dược liệu, 40 gram khiếm thực, 30 gram hoài sơn, 30 gram thục địa, 20 gram tỳ giải, 20 gram tang thầm. Mang thục địa rửa sạch, cho vào nồi và thực hiện chưng cách thủy đến mềm sau đó giã nhuyễn. Những vị thuốc còn lại mang đi thái nhỏ, sấy khô, cho vào chảo sao vàng, tán các vị thuốc thành bột mịn. Mang thuốc bột trộn với mật ong và thục địa với liều lượng vừa đủ. Làm thành viên, mỗi viên chứa 12 gram thuốc. Uống 1 viên/lần x 2 lần/ngày cùng với nước sôi để nguội. Đối với trẻ em từ 3 – 6 tuổi uống ¼ viên/lần. Đối với trẻ em từ 7 – 10 tuổi uống ½ viên/lần. Đối với trẻ em từ 11 – 15 tuổi uống ¾ viên/lần.
  • Bài thuốc từ Thạch hộc điều trị di, mộng tinh: Dùng 12 gram dược liệu, 12 gram kim anh, 12 gram mạch môn, 12 gram sa sâm, 12 gram liên nhục, 12 gram khiếm thực, 8 gram quy bản. Sau khi rửa sạch, cho tất cả vị thuốc vào nồi và sắc cùng với 1 lít nước lọc. Sau khi lượng nước thuốc trong nồi chỉ còn lại một nửa, tắt bếp, chắt lấy phần nước thuốc. Chia thuốc thành 2 – 3 lần uống trong ngày. Sử dụng 1 thang/ngày.
  • Bài thuốc từ Thạch hộc điều trị viêm bàng quang mạn tính: Dùng 12 gram dược liệu, 12 gram sa sâm, 12 gram ngưu tất, 12 gram thục địa, 12 gram vỏ núc nác, 20 gram kim ngân hoa, 16 gram mã đề, 16 gram tỳ giải. Rửa sạch tất cả vị thuốc, cho thuốc vào nồi cùng với 1 lít nước lọc. Thực hiện sắc thuốc cho đến khi lượng nước thuốc trong nồi chỉ còn lại 400ml, tắt bếp, chắt lấy phần nước thuốc. Chia thuốc thành 2 – 3 lần uống trong ngày. Sử dụng 1 thang/ngày.
  • Bài thuốc từ Thạch hộc điều trị nha chu viêm, làm chắc chân răng: Dùng 12 gram dược liệu, 12 gram thục địa, 12 gram huyền sâm, 12 gram sâm, 12 gram ngọc trúc, 12 gram quy bản, 12 gram thăng ma, 12 gram kỷ tử, 16 gram kim ngân hoa, 8 gram bạch thược. Cho tất cả vị thuốc vào nồi sau khi đã rửa sạch. Thực hiện sắc thuốc cùng với một lượng nước lọc vừa đủ để lấy được 200ml nước thuốc đặc. Chia thuốc thành 2 phần, uống một nửa thuốc và ngậm một nửa thuốc. Sử dụng 1 thang/ngày.
  • Bài thuốc từ Thạch hộc điều trị nóng trong, thổ huyết, háo khát: Dùng 16 gram dược liệu, 16 gram sinh địa, 16 gram sa sâm, 16 gram thục địa, 16 gram đan sâm, 16 gram ngưu tất, 16 gram thiên môn, 3 gram ngũ vị tử. Mang tất cả vị thuốc rửa sạch, cho vào nồi và sắc lấy nước uống trong ngày. Hoặc dùng 4 gram dược liệu, 2 gram chè xanh. Sau khi rửa sạch, hãm cả hai vị thuốc cùng với nước sôi. Có thể uống hoặc ngậm, súc trong ngày.
  • Bài thuốc từ Thạch hộc giúp thanh nhiệt, giảm háo khát: Sử dụng đồng thời Thạch hộc cùng với thiên môn, trần bì, tì bà diệp. Mang tất cả vị thuốc rửa sạch, cho vào nồi sắc lấy nước uống. Hoặc sử dụng phối hợp Thạch hộc cùng với sa sâm, đỗ trọng, câu kỷ, ngưu tất, đẳng sâm. Sắc thuốc uống để chữa đau nhức xương. Hoặc sử dụng phối hợp dược liệu cùng với mía và ngọc trúc cũng rất tốt.
Bài thuốc chữa bệnh từ Thạch hộc
Nhờ thành phần hóa học và tác dụng dược lý đa dạng, dược liệu Thạch hộc được ứng dụng trong nhiều bài thuốc chữa bệnh

Kiêng kỵ và lưu ý.

  • Trước khi sử dụng phối hợp cùng với những dược liệu khác ở dạng thuốc sắc, vị thuốc Thạch hộc cần được nấu chín.
  • Những người mới bị bệnh do sốt gây ra không nên sử dụng dược liệu.

Bài viết trên đây là thông tin cơ bản về thành phần hóa học, tác dụng dược lý, tính vị, qui kinh và những bài thuốc chữa bệnh từ dược liệu Thạch hộc. Tuy nhiên những thông tin này chỉ mang tính chất tham khảo, không phải tư vấn chuyên môn. Người bệnh nên chủ động liên hệ với bác sĩ chuyên khoa Y học cổ truyền. Đồng thời tham khảo về độ an toàn và khả năng chữa bệnh của dược liệu trước khi áp dụng những bài thuốc.

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Ths.BS Nguyễn Thị Tuyết Lan
Nguyên Trưởng khoa khám bệnh - BV YHCT trung ương

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Đối tác

Ông Phạm Minh Đức - 0914530xxx
Thanh Trì, Hà Nội
Đặt mua 1 kg Cỏ Ngọt cách đây 1 phút