Ô tặc cốt (mai mực) có tác dụng gì? Các bài thuốc chữa bệnh từ dân gian

Ô tặc cốt là nang/ mai của con mực. Dược liệu này có vị mặn, tính ấm, tác dụng liễm huyết, ức chế dịch vị và trừ khí hư, được sử dụng để chữa chứng tăng tiết axit dạ dày quá mức, loét da, xuất huyết do trĩ,…

ô tặc cốt bộ phận dùng
Ô tặc cốt là nang của con mực – động vật thân mềm sinh sống ở vùng nước lợ và nước mặn

1. Tên gọi, phân nhóm

Tên gọi: Mai mực, Ô ngư, Nhu cốt, Lãm ngư cốt, Bạch long,…

Tên dược: Os sepiae seu sepiellae

Tên khoa học: Sepiella maindroni

Họ: Mực (danh pháp khoa học: Sepiidae)

2. Đặc điểm của cá mực

Mô tả:

Mực là động vật thân mềm sinh sống ở khu vực nước lợ hoặc nước mặn. Thân đối xứng, có các xúc tu ở đầu và chứa chất mực màu đen trong cơ thể. Mực thường sống ở tầng nước đáy và sống thành bầy.

ô tặc cốt là gì
Mực là động vật thân mềm và có các xúc tu ở đầu

Phân bố:

Mực có mặt ở hầu hết các vùng biển trên thế giới.

3. Bộ phận dùng, thu bắt, chế biến, bảo quản

Bộ phận dùng: Nang mực (mai mực).

Thu bắt: Ở nước ta, nên thu bắt mực vào tháng 3 – 9 hằng năm. Đây là thời điểm mực đẻ trứng nên di chuyển đến gần bờ biển.

Chế biến: Lấy mai mực và bỏ đầu. Sau đó cạo sạch vỏ và ngâm nước cho hết mặn, đem sấy hoặc phơi khô.

Bảo quản: Nơi khô thoáng.

4. Thành phần hóa học

Mai mực có chứa natri clorid, chất keo, calci carbonat, calci phosphate,…

5. Tác dụng dược lý

Theo nghiên cứu dược lý hiện đại:

  • Tác dụng cầm máu: Chất hữu cơ và pectin trong mai mực có khả năng tạo màng bảo vệ và thúc đẩy ngưng tụ máu.
  • Tác dụng kháng acid dạ dày: Xương mực nang chứa calci carbonat có khả năng trung hòa dịch vị dạ dày. Từ đó làm giảm triệu chứng ợ nóng, buồn nôn, loét, đồng thời có khả năng cầm máu và hạn chế xuất huyết đường tiêu hóa.
  • Tác dụng đối với xương: Thực nghiệm trên thỏ cho thấy ô tặc cốt có khả năng thúc đẩy phục hồi xương tổn thương. Đồng thời có khả năng chống thoái hóa xương khớp.
  • Thực nghiệm cho chuột ăn mai mực sau đó chiếu xạ, nhận thấy tăng tỷ lệ sống của động vật thực nghiệm.
  • Tác dụng chống khối y và bức xạ.
  • Sửa chữa các khiếm khiếm trong cấu trúc xương.
  • Mai mực không có tác dụng kháng khuẩn nhưng có khả hấp phụ. Khi bổ sung vào cơ thể, ô tặc cốt giúp hấp thu tế bào độc hại, chất nhầy, vi khuẩn và các chất độc.

Theo y học cổ truyền:

  • Tác dụng cầm máu, trừ khí hư, cố tinh, làm se, giảm đau, chống toan hóa và làm lành vết loét.
  • Tác dụng chỉ huyết, ức chế dịch vị, thấm thấp và liễm huyết.

6. Tính vị

Vị mặn, tính hơi ấm.

7. Qui kinh

Qui vào kinh Can và Thận.

8. Liều dùng, cách dùng

Ô tặc cốt được sử dụng ở dạng thuốc sắc hoặc dạng bột. Có thể dùng bột rắc ngoài để chữa vết thương ở mô mềm và da. Liều dùng thông thường: 6 – 12g/ ngày.

9. Bài thuốc từ ô tặc cốt

  • Bài thuốc bổ huyết, hóa ngưng, ích tinh và chỉ huyết: Dùng 1 phần huệ nhự và 4 phần mai mực. Đem các vị tán bột, sau đó thêm trứng chim sẻ vào làm thành viên. Khi đói dùng 5 viên uống với nước sắc bào ngư.
  • Bài thuốc trị mắt có màng phía ngoài: Dùng mai mực và băng phiến, mỗi thứ 4g. Đem các vị tán thành bột, chia thành 3 lần và dùng hết trong ngày.
  • Bài thuốc trị vết loét nông trên da: Dùng mai mực tán thành bột mịn và rắc đầy lên vùng bị loét. Sau đó đắp gạc vô trùng và cố định. Thay gạc và rắc bột mới sau 2 – 3 ngày.
  • Bài thuốc trị chứng xuất huyết (trĩ, xuất huyết dạ dày, phụ nữ băng lậu,…): Dùng thuyên thảo 6g, ngũ bội tử 5g, thù nhục 10g, hoàng kỳ 10g, cam thảo 3g, ô tặc cốt 12g, than bẹ móc 5g, mẫu lệ 10g, bạch truật 10g, long cốt 10g, bạch thược 10g, đem sắc uống.
  • Bài thuốc trị phụ nữ băng huyết lâu ngày: Dùng băng phiến, ô tặc cốt và bột tùng hoa tán bột, thoa vào vết thương rồi buộc chặt.
  • Bài thuốc trị thổ huyết: Dùng mai mực tán bột uống cùng với nước sắc bạch cập. Mỗi lần dùng 1 – 2g.
  • Bài thuốc trị xích bạch đới: Dùng quán chúng than 25g, ô tặc cốt 30g với tam thất 6g, đem tán bột. Mỗi lần dùng 10g thuốc bột uống cùng với nước sôi nguội. Hoặc dùng ô tặc cốt 12g, phục linh 10g, bạch chỉ 10g, bạch vi 10g, sơn dược 12g, lộc giác sương 10g, bạch truật 10g, bạch thược 10g, mẫu lệ 10g, đem tán bột mịn. Sau đó thêm hồ vào làm thành hoàn. Mỗi lần dùng 6g, ngày uống 3 lần.
  • Bài thuốc trị dạ dày tiết nhiều axit: Dùng diên hồ sách 1 phần, mai mực 8 phần và khô phàn 4 phần. Đem tán thành bột mịn, sau đó cho thêm mật ong 6 phần vào và vo thành hoàn. Ngày dùng 3 lần sau bữa ăn, mỗi lần dùng 10g.
  • Bài thuốc trị loét da lâu ngày không khỏi: Dùng bột ô tặc cốt đắp ngoài, nếu có nhiệt độc gia thêm hoàng liên và hoàng bá tán bột.
  • Bài thuốc trị viêm tai giữa cỏ mủ: Dùng xạ hương 0.4g và ô tặc cốt 2g, đem tán nhỏ. Sau đó rửa tai bằng oxy hóa và dùng tăm bông chấm thuốc, đem ngoáy vào tai.
  • Bài thuốc trị phụ nữ loét âm hộ: Dùng mai mực thiêu tồn tính, sau đó trộn đều với lòng đỏ trứng gà và thoa vào vết loét.
cách bào chế ô tặc cốt
Mai mực được dùng để cầm máu, trị thổ huyết, viêm loét dạ dày, loét da,…

10. Kiêng kỵ

  • Người âm hư nhiệt nhiều không nên dùng dược liệu này.
  • Sử dụng ô tặc cốt dạng tán bột có hiệu quả hơn dạng thuốc sắc.
  • Uống thuốc lâu ngày dễ sinh táo bón, cần bổ sung các thuốc có khả năng nhuận tràng. Đồng thời uống nhiều nước và ăn nhiều rau.

Xem thêm:

  • Sơn tra và những công dụng chữa bệnh
  • Cây dành dành: Thông tin về tác dụng, các bài thuốc và lưu ý sử dụng

Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, không phải tư vấn chuyên môn. Chúng tôi không đưa ra lời khuyên thay thế cho chỉ định từ nhân viên y tế!

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Ths.BS Nguyễn Thị Tuyết Lan
Nguyên Trưởng khoa khám bệnh - BV YHCT trung ương

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Đối tác

Ông Phạm Minh Đức - 0914530xxx
Thanh Trì, Hà Nội
Đặt mua 1 kg Cỏ Ngọt cách đây 1 phút