Tác Dụng Của Kê Cốt Thảo Và Những Bài Thuốc Chữa Bệnh Hay

Kê cốt thảo là một loại cây thân leo, mọc hoang, mang nhiểu bản tính dược phẩm. Trong Đông y, kê cốt thảo còn được biết đến với tên gọi là cường thảo mềm hay cườm thảo mềm với vị ngọt, nhạt, tính mát. Loại dược liệu này có tác dụng thanh nhiệt, lợi tiểu, trừ phong thấp, giảm đau và được ứng dụng trong nhiều bài thuốc khác nhau.

kê cốt thảo
Kê cốt thảo là một loại cây thuộc họ Đậu (Fabaceae), được biết đến với tên gọi khác là cường thảo mềm hay cườm thảo mềm

Tên gọi – Phân nhóm

  • Tên gọi khác: Cường thảo mềm, Cườm thảo mềm,…
  • Tên khoa học: Abrus pulchellus Wall
  • Tên tiếng trung: 鸡骨草
  • Họ: Thuộc họ Đậu (Fabaceae)

Đặc điểm sinh thái cây kê cốt thảo

1. Mô tả dược liệu kê cốt thảo

Kê cốt thảo là một loại cây dây leo gỗ với chiều dài trung bình chừng 60cm. Thân cây hình tròn, có lông mềm màu nâu vàng. Đường kính của thân cây khoảng 10 – 12mm. Lá cây kê cốt thảo dài khoảng 7 – 12mm và rộng khoảng 3 – 5mm. Lá có 7 – 12 cặp lá chét nhỏ dạng hình tim. Trên mỗi mặt lá có lông tơ mịn màu xám. Hoa của loại cây này có màu tím hồng nhạt, dài khoảng 6mm. Hoa chủ yếu mọc thành chụm dài với độ dài khoảng 2 – 6cm và thường mọc ở đầu cành hoặc nách lá. Quả kê cốt thảo dài khoảng 3cm, mỗi quả chứa 4 – 5 hạt. Hạt có hình dạng hạt đậu, bóng, màu nâu vàng nhạt hoặc màu nâu đen.

Cây kê cốt thảo thường ra hoa vào mùa xuân và mùa hạ.

2. Dược liệu kê cốt thảo phân bố nhiều ở đâu?

Cây kê cốt thảo mọc nhiều ở vùng đất có độ cao 500m, dọc ở đường đi hoặc gần các khu dân cư.

Ở nước ta, cây kê cốt thảo xuất hiện khá nhiều ở một số tỉnh thành thuốc đồi núi, nhiều nhất là ở Đắk Lắk, Kon Tum, Gia Lai và Buôn Mê Thuột. Ngoài ra, loại cây này còn xuất hiện ở một số nước khác trên thế giới như Trung Quốc, Thái Lan,…

kê cốt thảo
Kê cốt thảo là loại cây dây leo thân gỗ, thường mọc hoang nhiều ở các tỉnh miền núi nước ta, nhiều nhất là khu vực Tây Nguyên

Bộ phận dùng, thu hái, chế biến và cách bảo quản

  • Bộ phận dùng: Toàn bộ cây kê cốt thảo đều mang bản chất dược phẩm nên được sử dụng để bào chế thành thuốc chữa bệnh, bao gồm cả lá, thân và rễ.
  • Thu hái: Thu hoạch quanh năm.
  • Chế biến: Đem toàn bộ cây kê cốt thảo vừa được thu hoạch rửa sạch qua nhiều lần nước để loại bỏ bụi bẩn, lớp đất cát và một số tạp chất. Sau đó cắt thành từng đoạn nhỏ dài khoảng 3 – 4 cm rồi đem phơi hoặc sấy khô.
  • Cách bảo quản: Bảo quản dược liệu nơi thoáng mát, nhiệt độ phòng. Tốt nhất nên cất trữ dược liệu trong bao bì để sử dụng lâu dài. Thi thoảng cần đem ra phơi để tránh làm ẩm mốc.

Thành phần hóa học của dược liệu kê cốt thảo

Chưa có tài liệu nào báo cáo về vấn đề này.

Tác dụng dược lý của kê cốt thảo

Trong một số tài liệu của Đông y cho biết dược liệu kê cốt thảo có công dụng và chủ trị cụ thể sau:

+ Công dụng: Kê cốt thảo có tác dụng lợi tiểu, thanh nhiệt, giải độc, giảm đau trị ứ huyết.

+ Chủ trị: Ở Trung Quốc, dân gian sử dụng dược liệu kê cốt thảo để trị một số trường hợp sau:

  • Các bệnh lý liên quan đến gan: viêm gan cấp và mãn tính, xơ gan cổ trướng, men gan cao, đau gan,…;
  • Vàng da;
  • Tiểu tiện ra máu, viêm nhiễm đường tiết niệu;
  • Viêm hạch bạch huyết cổ;
  • Rắn cắn;
  • Đau nhức xương khớp, bệnh phong thấp;
  • Vết thương bị bầm tím cho bị té ngã;
  • Cảm nắng, hay nóng sốt vào mùa hè.
kê cốt thảo
Kê cốt thảo có vị ngọt, nhạt, tính bình, có tác dụng thanh nhiệt, lợi tiểu, giải độc và giảm đau

Tính vị và quy kinh của dược liệu kê cốt thảo

Một số tài liệu Đông y cổ truyền ghi nhận:

  • Tính vị: Kê cốt thảo có vị ngọt, nhạt và tính mát.
  • Quy kinh: Dược liệu kê cốt thảo được quy vào kinh Can.

Cách dùng và liều lượng sử dụng dược liệu kê cốt thảo

  • Liều dùng: Dùng 30 – 60 gram/ ngày. Tuy nhiên, đây không phải là liều dùng cố định. Liều lượng có thể bị thay đổi tùy theo đối tượng, độ tuổi, cơ thể và bệnh thật.
  • Cách dùng: Có thể dùng độc vị hoặc kết hợp cùng với một số vị thảo dược khác ở dạng thuốc sắc.

Ứng dụng lâm sàng của vị thuốc kê cốt thảo

Dưới đây là một số bài thuốc từ dược liệu kê cốt thảo được ghi nhận trong một số tài liệu của giới Đông y cổ truyền:

kê cốt thảo
Kê cốt thảo và những bài thuốc chữa bệnh hiệu quả (theo kinh nghiệm của dân gian và được giới Y học cổ truyền ghi nhận)

1. Bài thuốc trị vàng da (hoàng đản)

  • Nguyên liệu: 30 gram kê cốt thảo và 8 quả chà là đỏ.
  • Cách thực hiện: Đem hai loại nguyên liệu đã được chuẩn bị nấu cùng với 750 ml nước. Tiến hành sắc cô đặc còn lại phân nửa nước. Chia thành 2 – 3 phần nhỏ để uống hết trong ngày.

2. Bài thuốc chữa bệnh ở đường tiết niệu, chứng đái ra máu

3. Bài thuốc chữa ung nhọt, hạch kết ở cổ do can Tỳ uất kết

  • Nguyên liệu: Kê cốt thảo, bán chi liên và bạch hoa xà mỗi vị 30 gram; 20 gram bồ công anh; 16 gram hạ khô thảo cùng với 4 gram cam thảo.
  • Cách thực hiện: Mang một thang thuốc trên sắc để lấy nước uống. Nên uống thuốc khi thuốc còn ấm.

4. Bài thuốc chữa các vấn đề về gan như: viêm gan, gan yếu, men gan tăng,…

  • Nguyên liệu: Kê cốt thảo, hạ khô thảo, bồ công anh, diệp hạ châu, bán chi liên, bạch hoa xà và hoàng kỳ 14 gram cùng với 12 gram đại táo.
  • Cách thực hiện: Đem toàn bộ các vị thuốc trên sắc cùng với 750 ml nước. Tiến hành sắc cô đặc còn lại khoảng 200 ml nước. Dùng hết phần nước sắc được trong ngày. Uống mỗi ngày một thang và liệu trình sử dụng kéo dài trong 30 ngày thì nghỉ và xét nghiệm gan lại.

5. Bài thuốc trị xơ gan cổ trướng

  • Nguyên liệu: Kê cốt thảo, cây an xoa và cây xạ đen mỗi vị 30 gram.
  • Cách thực hiện: Đem toàn bộ nguyên liệu trên sắc cùng với 1 lít nước. Tiến hành sắc cho đến khi lượng nước cô đặc lại còn khoảng 300 ml nước. Chia lượng nước sắc được thành 2 phần nhỏ. Nên dùng thuốc khi thuốc còn ấm.

6. Bài thuốc chữa sỏi tiết niệu

  • Nguyên liệu: Kê cốt thảo, kim tiền thảo và quả dứa dại mỗi vị 16 gram cùng với 14 gram tỳ giải.
  • Cách thực hiện: Mang một thang thuốc trên sắc cùng với một lượng nước vừa đủ. Tiến hành đun cho đến khi lượng nước cô đặc lại còn phân nửa. Chắt lọc lấy phần nước để uống. Lộ trình sử dụng kéo dài trong khoảng 20 – 30 ngày.

7. Bài thuốc trị chứng đại tiện không thông, tiểu ít, tiểu vàng đỏ

  • Nguyên liệu: 16 gram kê cốt thảo, 20 gram nhân trần cao cùng với chi tử và đại hoàng mỗi vị 8 gram.
  • Cách thực hiện: Mỗi ngày sắc một thang thuốc trên để uống cải thiện bệnh lý.

8. Bài thuốc giúp tẩy độc, trị ung thư

  • Nguyên liệu: Kê cốt thảo, bồ công anh, bán chi liên, hà cô thảo và hồng táo mỗi vị 6 nắm cùng với 12 nắm bạch hoa xà.
  • Cách thực hiện: Mang một thang thuốc trên sắc cùng với 4 lít nước. Tiến hành đun trong khoảng 4 giờ sao cho lượng nước cô đặc lại còn khoảng 1,2 lít nước. Chia thành 2 phần nhỏ để uống trong ngày.

Một số lưu ý khi sử dụng dược liệu kê cốt thảo

Tuy dược liệu kê cốt thảo được giới chuyên môn đánh giá là an toàn và lành tính nhưng người bệnh cần lưu ý đến một số vấn đề dưới đây trước khi sử dụng:

  • Đối tượng dị ứng hoặc quá mẫn cảm với một số thành phần có trong dược liệu kê cốt thảo không được sử dụng;
  • Đối tượng tỳ vị hư hàn, ngoại cảm sợ lạnh không nên sử dụng;
  • Thận trọng khi sử dụng kê cốt thảo cho phụ nữ mang thai và cho con bú.

Qua đây là những thông tin liên quan đến kê cốt thảo và một số ứng dụng lâm sàng của loại dược liệu này. Hy vọng bài viết có thể giúp ích cho bạn đọc. Tuy nhiên, những thông tin được chia sẻ trong bài viết còn khá hạn hẹp và chưa đầy đủ. Do đó, bạn nên tham vấn ý kiến chuyên môn của chuyên gia trước khi sử dụng để phòng ngừa một số tác dụng phụ có thể xảy ra.

Thuocdantoc.vn không đưa ra các lời khuyên, chẩn đoán hay các phương pháp điều trị y khoa.

Có thể bạn đọc quan tâm:

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Ths.BS Nguyễn Thị Tuyết Lan
Nguyên Trưởng khoa khám bệnh - BV YHCT trung ương

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Đối tác

Ông Phạm Minh Đức - 0914530xxx
Thanh Trì, Hà Nội
Đặt mua 1 kg Cỏ Ngọt cách đây 1 phút