Đại hồi - Công dụng và những bài thuốc chữa bệnh hiệu quả

Đại hồi có thể được xem là gia vị khá quen thuộc trong tô phở ở Việt Nam, được đem đun với nước để lấy nước dùng, mang đến một mùi thơm tương tự cây tiêu. Trong Đông y, dược liệu được sử dụng để bào chế thành thuốc, có tác dụng chữa cảm hàn, hôi miệng, co bóp dạ dày và ruột, giảm đau, sát trùng,…

Đại hồi - Thảo dược quý của Trung Quốc
Đại hồi – Thảo dược quý của Trung Quốc

1. Tên gọi – Chủng loại

  • Tên gọi khác: Đại hồi hương, Hồi, Tai vị, Bác giác hồi hương
  • Tên khoa học: Illicium verum
  • Họ: Thuộc họ Hồi (Illiciaceae)

2. Đặc điểm dược liệu đại hồi

+ Mô tả:

Cây đại hồi là loại cây gỗ, sống lâu năm, khi trưởng thành cây cao khoảng 6 – 10 mét, phân ra nhiều cành. Cành cây có vỏ nhẵn, dễ bẻ gãy, lúc non có màu xanh lục, về già chuyển sang màu nâu. Lá mọc so le, có phiến dày, cứng, nhẵn bóng, dài khoảng 8 – 12 cm, rộng 3 – 4 cm. Hoa mọc riêng lẻ ở dưới nách lá, có cuống to và ngắn. Cây thuộc quả kép, gồm 6 – 8 đại hoặc có thể hơn, xếp thành hình ngôi sao hoặc bông hoa, lúc non màu xanh lúc và chuyển sang màu nâu khi về già, có mũi nhọn ở đầu.

+ Phân bố:

Cây đại hồi được trồng nhiều ở các tỉnh thuộc Trung Quốc như Quảng Đông, Quảng Tây, Văn Nam, Phúc Kiến,… Cây đã được di thực vào Việt Nam nhưng chưa được phát triển nhiều ở các tỉnh như: Cao Bằng, Lạng Sơn, Hà Giang, Tuyên Quang, Bắc Cạn, Thái Nguyên,…

Cây đại hồi được trồng nhiều ở Trung Quốc
Cây đại hồi được trồng nhiều ở Trung Quốc và rải rác các tỉnh miền Bắc nước ta

3. Bộ phận dùng, thu hái, chế biến, bảo quản

+ Bộ phận dùng:

Sử dụng phần quả và tinh dầu quả (tươi hoặc khô) của cây đại hồi để làm thuốc, bởi trong quả có chứa các đặc tính của dược phẩm.

+ Thu hái:

Thu hoạch khi quả chín, thời gian khoảng tháng 7 – 9 và tháng 11 – 12.

+ Chế biến:

Sau khi thu hoạch những quả tai vị về, tách bỏ phần hạt bên trong chỉ lấy phần vỏ bên ngoài để chế biến, đem rửa sạch rồi phơi khô dưới 3 – 4 ngày nắng.

Tinh dầu có thể dùng từ cả quả khô và quả tươi.

+ Bảo quản:

Bảo quản ở nơi tháng mát, cất trữ trong bọc kín tránh ẩm ướt hoặc lên móc.

4. Thành phần hóa học

Thành phần có trong quả đại hồi:

  • Tinh dầu
  • Anethol
  • Safrola
  • Tecpineola
  • Tecpen
  • Đường

5. Tính vị

Đại hồi có vị ngọt, cay, có mùi thơm, tính ấm.

6. Quy kinh

Đại hồi được quy vào kinh Can, Thận, Tỷ và Vị.

7. Tác dụng dược lý

+ Theo nghiên cứu dược lý hiện đại:

Trong dược lý hiện đại, đại hồi đã được các nhà nghiên cứu và đưa ra kết luận tác dụng như:

+ Theo Y học cổ truyền:

Trong Đông y, đại hồi được sử dụng để làm thuốc chữa bệnh bởi trong dược liệu này có tác dụng:

  • Chữa đau bụng, đầy hơi, bụng đầy chướng
  • Chữa nôn mửa
  • Chữa thấp khớp
  • Hỗ trợ tiêu hóa, ăn uống không ngon miệng
  • Chữa đau nhức tê thấp
  • Giảm đau
  • Sát trùng
  • Chữa ngộ độc
  • Chữa đái dầm
  • Chữa bệnh nấm da và ghẻ

8. Cách dùng – Liều dùng

Đại hồi chủ yếu được sử dụng để sắc lấy nước và tán thành bột mịn là chủ yếu. Hoặc có thể dùng ngoài ngâm rượu xoa bóp chữa đau nhức, tê thấp.

Liều lượng sử dụng là 4 – 8 gram mỗi ngày đối với dạng thuốc sắc và 1 – 4 gram dạng thuốc bột.

9. Bài thuốc đại hồi

Một số bài thuốc chữa đau lưng, cảm hàn, viêm khớp dạng thấp, hôi miệng, hơi thở có mùi,… từ đại hồi. Bạn đọc có thể tham khảo:

Trong Đông y, đại hồi có vị ngọt, cay, tính ấm
Trong Đông y, đại hồi có vị ngọt, cay, tính ấm, có tác dụng chữa viêm khớp dạng thấp, cảm hàn, hôi miệng, giảm đau,…
  • Bài thuốc chữa cảm hàn, đau bụng: Dùng địa hồi đem tán tành bột mịn, sử dụng 2 gram/ lần cùng với rượu ấm, uống mỗi ngày 3 – 4 lần. Hoặc có thể dùng tinh dầu đại hồi, sử dụng 4 giọt/ lần, uống mỗi ngày 3 – 4 lần.
  • Bài thuốc chữa hôi miệng, hơi thở khó chịu: Dùng đại hồi nhai nát rồi nuốt vài cánh mỗi ngày.
  • Bài thuốc chữa cổ trướng và thũng trướng mãn tính: Dùng 2 gram tai vị cùng với 8 gram hạt bìm bịp, đem hai vị thuốc trên tán thành bột mịn rồi chia nhỏ thành 2 – 3 lần uống để sử dụng trong ngày vá sử dụng liên tục từ 3 – 4 ngày.
  • Bài thuốc chữa đi ngoài không lợi: Sử dụng 2 gram đại hồi cùng với 8 gram bìm bịp đem tán thành bột mịn. Dùng 4 gram cho mỗi lần uống cùng với nước gừng.
  • Bài thuốc chữa đau lưng: Dùng đại hồi (bóc bỏ hạt), đem ngâm hoặc tẩm với nước muống pha loãng, vớt để ráo rồi tán nhỏ. Sử dụng 6 – 10 gram cùng với rượu. Ngoài việc dùng thuốc, nên kết hợp với việc sử dụng lá ngải cứu để chường vào vị trí đau ở lưng.
  • Bài thuốc chữa thấp khớp: Dùng một ít đại hồi nấu hoặc hâm với nước và sử dụng mỗi ngày như nước trà.

10. Lưu ý cần biết khi sử dụng đại hồi

Một số lưu ý khi sử dụng dược liệu làm phương pháp điều trị bệnh:

  • Đại hồi chống chỉ định sử dụng cho các đối tượng dị ứng hoặc mẫn cảm với một số thành phần có trong dược liệu này.
  • Những đối tượng bị âm hư, hỏa vượng không được sử dụng đại hồi để điều trị bệnh.
  • Không được lạm dụng đại hồi trong quá trình điều trị, chỉ cần sử dụng đúng liều lượng, không sử dụng quá mức. Nếu dùng quá liều sẽ gây ra các triệu chứng như ngộ độc, run tay chân, say, sung huyết não và phổi, còn có thể dẫn tới co giật như động kinh.
  • Phụ nữ mang thai và cho con bú cần hỏi ý kiến bác sĩ hoặc lương y trước khi sử dụng.

Bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, không thay thế phương pháp điều trị hay lời khuyên của bác sĩ. Bệnh nhân không được tự ý sử dụng dược liệu này khi chưa có chỉ định. Một số tác dụng cũng như bài thuốc từ đại hội chưa được khoa học chứng minh, cần phải xác thực về hiệu quả trước khi sử dụng.

XEM THÊM

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Ths.BS Nguyễn Thị Tuyết Lan
Nguyên Trưởng khoa khám bệnh - BV YHCT trung ương

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Đối tác

Ông Phạm Minh Đức - 0914530xxx
Thanh Trì, Hà Nội
Đặt mua 1 kg Cỏ Ngọt cách đây 1 phút