Cây An Xoa Và Những Bài Thuốc Chữa Bệnh Hay
Cây an xoa còn được biết đến với nhiều tên gọi khác nhau như: cây tổ kén cái, cây thâu kén lông,… với danh pháp khoa học là Helicteres hirsuta Lour, thuộc họ Cẩm quỳ. Trong dân gian, loại cây này được biết đến là thảo dược có tác dụng hỗ trợ các bệnh lý ở gan đặc biệt là bệnh viêm gan B, xơ gan, viêm đại tràng, ung thư gan,…
Tên gọi – Phân nhóm
- Tên gọi khác: Cây dó lông, Cây tổ kén cái, Cây thâu kén lông,…
- Tên khoa học: Helicteres hirsuta Lour
- Họ: Cẩm quỳ
Đặc điểm sinh thái của cây an xoa
+ Mô tả cây an xoa
Cây an xoa là dạng cây gỗ nhỏ, sống cây năm trong rừng. Loại cây này thường mọc thành từng bụi. Khi trưởng thành, cây an xoa có thể cao tới 1,2 mét. Toàn bộ cây được phủ lớp lông tơ mịn, màu trắng. Lá cây an xoa có hình xoan, mọc đơn lẻ, mặt trên thường có màu xanh đậm hơn so với mặt dưới. Mép lá có hình răng cưa nhỏ, không đều màu. Gân lá ẩn rõ trên mặt lá. Cuống lá dài khoảng 2 – 4 cm. Phần hoa có hình dạng loa đèn mang màu tím hoặc hồng nhạt. Quả có hình dạng sâu róm và có lông dài. Cả quả và hoa mọc đơn lẻ hoặc theo cụm từ 2 – 3, thường đâm ra từ nách lá.
+ Cây an xoa phân phối chủ yếu ở đâu?
Cây an xoa thường mọc hoang nhiều ở các vùng đồi núi của nước Lào, Campuchia, và cả Việt Nam. Ở nước ta, cây an xoa thường xuất hiện nhiều ở các tỉnh miền nước phía Bắc như: Lào Cai, Điện Biên, Hòa Bình, Ninh Bình, Sơn La, Phú Thọ,… Ngoài ra, loại cây này cũng được tìm thấy nhiều ở Bình Phước và Lâm Đồng.
Bộ phận dùng, thu hái, chế biến và cách bảo quản
+ Bộ phận dùng: Sử dụng phần thân, cành và lá của cây an xoa để làm thuốc chữa bệnh.
+ Thu hái: Thu hái quanh năm, nhưng thời điểm thích hợp để thu hoạch là vào mùa thu hằng năm, vào khoảng tháng 9 đến tháng 12. Khi đó, trời chuyển giá rét, ít mưa nên thành phần dược chất hội tụ lại, mang đến hàm lượng cao hơn.
+ Chế biến: Rửa sạch cây an xoa đã được thu hoạch bằng nước để loại bỏ bụi bẩn hay lớp đất cát. Cắt nhỏ dược liệu thành từng đoạn nhỏ rồi đem phơi cho héo. Khi dược liệu đã héo, tiến hành sao vàng hạ thổ bằng cách cho toàn bộ cây an xoa vào trong chảo nóng, dùng đũa đảo liên tục trong 10 – 15 phút rồi đổ xuống sàn nhà. Dùng chảo còn nóng úp lên dược liệu đã sao nóng trong khoảng 60 phút. Đợi dược liệu nguội dần rồi cho vào túi và có thể sử dụng dần.
+ Cách bảo quản: Bảo quản dược liệu trong bao bì kín rồi đem cất trữ nơi thoáng mát. Nên đậy kín bao bì sau mỗi lần sử dụng để dùng được lâu dài, đồng thời phòng tránh tình trạng nổi ẩm mốc.
Thành phần hóa học của cây an xoa
Trong một số tài liệu của giới y học hiện đại cho biết, thành phần chính có trong cây an xoa là thành phần hoạt chất flavonoid và hoạt chất alcaloid. Ngoài ra, trong thảo dược này còn chứa một số hoạt chất với enzyme khác.
Tác dụng dược lý của cây an xoa
- Mát gan, giải độc, thanh nhiệt và tăng cường chức năng gan;
- Hỗ trợ điều trị bệnh ung thư, điển hình là ung thư gan. Đặc biệt, cây an xoa còn có tác dụng tích cực đối với các trường hợp bị ung thư giai đoạn cuối bị bệnh viện trả về;
- Hỗ trợ điều trị và phòng ngừa các bệnh lý về gan như: viêm gan B, xơ gan, men gan cao, xơ gan cổ trướng,…;
- Nâng cao sức khỏe cho các đối tượng bị vàng da, gầy yếu hay suy nhược cơ thể.
Tính vị và quy kinh dược liệu an xoa
Trong Đông y, cây dược liệu có tính vị và quy kinh như sau:
- Tính vị: Vị của dược liệu an xoa như vị của nước trà, không chứa độc.
- Quy kinh: Kinh Can.
Cách dùng và liều lượng sử dụng cây an xoa
+ Cách dùng: Dược liệu an xoa chủ yếu được sử dụng để sắc cùng với nước lọ, thu lấy phần nước cốt và uống thuốc khi còn nóng.
+ Liều lượng sử dụng: Dao động từ 30 – 100 gram/ ngày. Liều dùng có thể bị thay đổi tùy vào từng bài thuốc và từng đối tượng sử dụng.
Dược liệu an xoa và những bài thuốc chữa bệnh hay
Dưới đây là một số bài thuốc chữa bệnh từ dược liệu cây an xoa theo kinh nghiệm của dân gian, bạn đọc có thể tham khảo và áp dụng điều trị khi cần thiết:
1. Bài thuốc hỗ trợ điều trị viêm gan B
- Nguyên liệu: 15 gram cây an xoa, 10 gram rễ cây mật nhân cùng với cây xạ đen và cây cà lai leo mỗi vị 30 gram.
- Cách thực hiện: Đem một thang thuốc trên sắc cùng với 1 lít nước lọc. Tiến hành đun trên ngọn lửa nhỏ sao cho lượng nước cô đặc lại còn phân nửa. Chắt lọc lấy phần nước rồi chia thành 3 phần nhỏ để dùng. Nên dùng thuốc khi thuốc còn nóng.
2. Bài thuốc hỗ trợ điều trị xơ gan
- Nguyên liệu: 50 gram cây an xoa sao vàng hạ thổ, 30 gram cà gai leo và 20 gram bán chi liên.
- Cách thực hiện: Mang toàn bộ nguyên liệu đã được chuẩn bị sắc cùng với 1,5 lít nước. Tiến hành đun sôi trên ngọn lửa nhỏ khoảng 30 phút rồi dùng nước sắc được để uống. Nên chia nhỏ thành nhiều lần uống trong ngày.
3. Bài thuốc hỗ trợ điều trị bệnh viêm đại tràng
- Nguyên liệu: 100 gram cây an xoa sao vàng hạ thổ.
- Cách thực hiện: Đem dược liệu an xoa nấu cùng với 1,5 lít nước lọc. Tiến hành đun cho đến khi nước cô đặc lại còn 1 chén thì tắt bếp. Tiếp tục cho thêm 1 lít nước và đun sôi để thu lấy 1 chén thuốc. Hòa 2 chén thuốc sắc được và chia nhỏ thành 3 lần uống trong ngày.
4. Bài thuốc hỗ trợ điều trị ung thư gan
+ Bài thuốc số 1:
- Nguyên liệu: 100 gram cây an xoa khô.
- Cách thực hiện: Đem dược liệu an xoa đã được chuẩn bị sắc cùng với 1 lít nước. Đun thuốc trên ngọn lửa nhỏ khoảng 30 phút rồi chắt lọc lấy phần nước để dùng. Nên uống thuốc khi thuốc còn nóng.
+ Bài thuốc số 2:
- Nguyên liệu: Cây an xoa sao vàng hạ thổ và cây cà gai leo mỗi vị 30 gram.
- Cách thực hiện: Mang hai vị thuốc đã được chuẩn bị sắc cùng với 1 lít nước. Tắt bếp khi lượng nước cô đặc lại còn phân nửa. Chắt lọc lấy phần nước cốt rồi chia thành 2 – 3 lần uống trong ngày.
+ Bài thuốc số 3:
- Nguyên liệu: Cây an xoa sao vàng và cây xạ đen mỗi vị 50 gram.
- Cách thực hiện: Cho toàn bộ dược liệu đã được chuẩn bị vào trong ấm cùng với 800 ml nước. Tiến hành đun sôi cho đến khi lượng nước cô đặc lại còn khoảng 400 ml. Chắt lọc lấy phần nước cốt và chia thành 2 – 3 phần nhỏ để dùng hết trong ngày.
Những vấn đề cần lưu ý khi sử dụng bài thuốc từ cây an xoa
Trước và trong quá trình sử dụng dược liệu cây an xoa, người bệnh cần lưu ý đến những vấn đề sau:
- Các đối tượng dị ứng hoặc quá mẫn cảm với một số thành phần có trong dược liệu cây an xoa tuyệt đối không được sử dụng;
- Không sử dụng các bài thuốc từ dược liệu an xoa cho trẻ em dưới 3 tuổi, phụ nữ mang thai và phụ nữ cho con bú;
- Cần thận trọng khi sử dụng đồng thời dược liệu an xoa và thuốc đặc trị. Tốt nhất, nên hỏi ý kiến của bác sĩ trước khi sử dụng để phòng tránh tình trạng tương tác thuốc xảy ra;
- Nên sử dụng cây an xoa đã được sao hạ thổ, nếu không, bạn sẽ bị ngứa rát cổ họng, cảm thấy bứt rứt khó chịu bởi những sợi lông bám quanh cây an xoa. Chính vì vậy, nhất định phải sao hạ thổ trước khi sử dụng;
- Tuyệt đối không sử dụng quả của cây an xoa. Bộ phận này cũng có thể là nguyên nhân gây ngứa rát cổ họng.
Trên đây là những thông tin liên quan đến dược liệu cây an xoa cũng như một số bài thuốc chữa bệnh hay. Tuy nhiên, những bài thuốc từ dược liệu này chưa được giới y học hiện đại chứng minh và công nhận. Do đó, trước khi sử dụng, bạn nên tham vấn ý kiến chuyên môn để phòng tránh một số trường hợp rủi ro có thể xảy ra.
Những thông tin trong bài viết chỉ mang giá trị tham khảo. Thuocdantoc.vn không đưa ra các lời khuyên, chẩn đoán hay các phương pháp điều trị y khoa.
Bạn đọc có thể tham khảo thêm:
Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!