Huyết kiệt: Công dụng và các bài thuốc thường dùng

Huyết kiệt là nhựa khô của quả song mây hoặc cây kỳ lân kiệt. Huyết kiệt có nhiều công dụng trong y học nên trở thành một dược liệu, giúp điều trị mụn nhọt, vết thương,…

Huyết kiệt là nhựa khô của trái kỳ lân kiệt.
Huyết kiệt là nhựa khô của trái kỳ lân kiệt.

Tìm hiểu về dược liệu huyết kiệt

1. Tên gọi, phân nhóm

  • Tên gọi khác: Sang dragon (Tiếng Anh);
  • Tên khoa học: Calamus draco Wild.
  • Họ: Thuộc họ Cau/Dừa (Palmaceae).

2. Đặc điểm sinh thái

Mô tả

Huyết kiệt là một loại nhựa phủ lên quả của cây kỳ lân kiệt hoặc cây song mây. Huyết kiệt là nhựa đã khô, giòn, dễ vỡ vụn. Huyết kiệt có màu đỏ, được người phương Tây (Hy Lạp, La Mã thời cổ, Châu Âu,…) gọi là “máu rồng”.

Phân bố

Huyết kiệt có thể được thu hoạch từ các loại cây phân bố ở rất nhiều nơi trên thế giới như: Âu châu, Á châu,…

3. Thành phần hóa học

Thành phần hóa học của huyết kiệt bao gồm những chất như:

  • Anthoxyan;
  • Tinh dầu;
  • Axit benzoic tự do;
  • Dracoresitanol;
  • Ester của axit benzoic;
  • Dracocacmin;
  • Dracorubin.

4. Tác dụng dược lý

Theo Đông y, huyết kiệt có tác dụng sau:

  • Giảm đau;
  • Sinh tân;
  • Trừ ứ;
  • Hoạt huyết;
  • Lên da non;
  • Diệt mụn nhọt;
  • Tiêu máu tụ;
  • Cầm máu;
  • Trừ tà khí trong ngũ tạng;
  • Tắc kinh nguyệt gây đau.
Huyết kiệt có tính năng hoạt huyết, tiêu ứ, thu mụn, lên da non,...
Huyết kiệt có tính năng hoạt huyết, tiêu ứ, thu mụn, lên da non,…

5. Tính vị

Theo Đông y, huyết kiệt có vị ngọt mặn, tính bình.

6. Qui kinh

Huyết kiệt được vào kinh Tâm bào và kinh Can.

7. Liều dùng

Mỗi ngày chỉ nên dùng từ 3 – 4g huyết kiệt. Không nên lạm dụng dược liệu, dùng quá liều, điều này có thể ảnh hưởng đến sức khỏe của người dùng.

Mặt khác, liều dùng của huyết kiệt có thể còn tùy thuộc vào bài thuốc nhất định. Người dùng nên tuân thủ theo yêu cầu liều lượng huyết kiệt ở mỗi bài thuốc mà bác sĩ chuyên khoa hoặc lương y chỉ định.

8. Bài thuốc

Huyết kiệt được ứng dụng vào một số bài thuốc sau đây:

  • Bài thuốc trị vết thương chảy máu: Tán nhuyễn huyết kiệt thành bột, rắc vào vết thương.
  • Bài thuốc trị chảy máu cam: Tán nhuyễn huyết kiệt với bồ hoàng. Thổi bột vào mũi.
  • Bài thuốc trị mụn nhọt 1: Chuẩn bị huyết kiệt, bồ hoàng với liều lượng bằng nhau. Tán các nguyên liệu trên thành bột mịn. Mỗi lần uống từ 10 – 12g. Nếu bệnh nhân bị vết thương rỉ máu, có thể rắc bột lên vết thương để cầm máu và giúp vết thương mau lành.
  • Bài thuốc trị mụn nhọt 2: Chuẩn bị 4g huyết kiệt, 6g nhi trà, 6g nhũ hương, 6g một dược. Nghiền các nguyên liệu trên thành bột mịn. Dùng tăm bông chấm bột lên những nốt mụn nhọt lâu chưa khỏi.
  • Bài thuốc trị mụn nhọt 3: Chuẩn bị 6g huyết kiệt, 63g khinh phấn, 63g hạnh nhân sống, 6 hạt gấc, 0,6g nhân ba đậu, 20g hạt thầu dầu, 20g một dược, 20g colophan. Nấu các nguyên liệu trên, cô đặc thành cao. Phết cao lên gạc, đắp vào chỗ có vết thương để mau lành, lên da non hoặc dùng để điều trị mụn nhọt.
Huyết kiệt được sử dụng trong những bài thuốc chữa mụn nhọt, lành vết thương,...
Huyết kiệt được sử dụng trong những bài thuốc chữa mụn nhọt, lành vết thương,…
  • Bài thuốc bổ máu: Chuẩn bị 20g huyết kiệt, 20g đỗ đen, 20g vừng đen, 20g thỏ ty tử, 20g hoài sơn, 20g hà thủ ô đỏ, 20g ngải cứu. Sao cháy vừa các nguyên liệu, sau đó tán nhuyễn thành bột. Trộn bột với mật làm hoàn. Mỗi ngày uống thuốc từ 15 – 20g.
  • Bài thuốc trừ ứ, giảm đau do chấn thương số 1: Chuẩn bị  8g huyết kiệt, 4g băng phiến, 2g xạ hương, 12g nhi trà, 8g hồng hoa, 6g một dược, 6g chu sa, 6g nhũ hương. Nghiền tất cả các nguyên liệu thành bột mịn. Mỗi lần, dùng từ 2,5 – 3g, uống chiêu với rượu và đồng tiện.
  • Bài thuốc trừ ứ, giảm đau số 2: Chuẩn bị 20g huyết kiệt, 20g thiên niên kiện, 20g đại hồi, 20g quế chi. Tán nhỏ các nguyên liệu, ngâm với 500ml rượu trắng 35 độ. Ngâm rượu thuốc trong vòng 1 tuần. Sau đó chắt nước thuốc ra chén nhỏ. Dùng bông, thấm thuốc, bôi lên vết thương. Bài thuốc này sẽ giúp vết thương mau lành, giảm đau, thông huyết ứ, tụ máu bầm do tai nạn, bong gân.

9. Lưu ý

Khi dùng huyết kiệt hoặc các bài thuốc từ huyết kiệt, người dùng nên lưu ý một số điều sau:

  • Người dùng nên hỏi ý kiến bác sĩ hoặc chuyên viên y tế trước khi dùng các bài thuốc từ huyết kiệt. Hãy nhớ rằng, điều trị bệnh bằng các bài thuốc đông y có thể sẽ không phù hợp với cơ địa của một số người hoặc thuốc sẽ không phát huy được công dụng.
  • Trước khi đắp bột hoặc rượu thuốc làm từ huyết kiệt lên vết thương, người dùng nên vệ sinh vết thương và vùng xung quanh sạch sẽ.
  • Thuốc làm từ huyết kiệt có thể làm vết thương bị dị ứng nếu không phù hợp với cơ địa.
  • Cẩn thận khi dùng ở trường hợp trẻ nhỏ, hãy hỏi ý kiến bác sĩ trước khi áp dụng cho trẻ.

Tóm lại, huyết kiệt là một loại dược liệu trong Đông y, đã được quy vào kinh y. Huyết kiệt có nhiều tác dụng trong điều trị bệnh tật. Tuy nhiên, người dùng cần tham khảo ý kiến, hướng dẫn, lời khuyên của bác sĩ trước khi áp dụng các bài thuốc từ huyết kiệt được lưu truyền trong dân gian.

Thông tin trong bài viết chỉ mang tính tham khảo. ThuocDanToc.vn không đưa ra lời khuyên, chẩn đoán, phương pháp điều trị,… thay cho bác sĩ hoặc chuyên viên y tế.

Có thể bạn quan tâm

  • Khiên ngưu: Công dụng, liều dùng, cách sử dụng & thận trọng

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Ths.BS Nguyễn Thị Tuyết Lan
Nguyên Trưởng khoa khám bệnh - BV YHCT trung ương

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Đối tác

Ông Phạm Minh Đức - 0914530xxx
Thanh Trì, Hà Nội
Đặt mua 1 kg Cỏ Ngọt cách đây 1 phút