Khiên ngưu: Công dụng, liều dùng, cách sử dụng & thận trọng
Vị thuốc khiên ngưu là hạt già phơi khô của cây khiên ngưu (hay còn gọi là cây bìm bịp). Theo Đông Y, khiên ngưu có vị đắng, cay, tính hàn, có độc, đi vào các kinh phế, đại tràng, thận. Người ta thường dùng vị thuốc trên để tẩy giun, chữa phù thũng, giup lợi tiểu, trị ho huyễn do đàm thấp ở phế…
Tên gọi, phân nhóm
Tên gọi khác: Hắc sửu, Bạch sửu, Bồ tăng thảo, Bìm bìm biếc, kalađana (Ấn Độ), Cẩu nhĩ thảo, Hắc ngưu, Giả quân tử, Nhị sửu, Thảo kim linh, Tam bạch thảo, Thiên già, Lạt bát hoa …
Tên khoa học: Pharbitis hederacea Choisy.
Thuộc họ: Bìm bìm Convolvulaceae.
Đặc điểm sinh thái
Mô tả
Khiên ngưu là hạt già phơi khô của cây khiên ngưu (cây bìm bịp). Đây là loại cây dây leo với phần thân mảnh, có điểm lông hình sao. Lá có hình tim xẻ thành ba thùy, mặt trên nhẵn và xanh, mặt dưới có lông. Lá dài khoảng 14 cm, rộng 12 cm, cuống lá dài từ 5 -9 cm, gầy và nhẵn. Hoa có màu lam nhạt hoặc hồng tím, mọc thành xim từ 1 – 3 bông.
Quả cây bìm bịp tương đối nhẵn, có hình cầu, đường kính khoảng 8 mm, chia thành 3 ngăn. Hạt khiên ngưu có hai loại: hạt màu đen (hắc sửu) và hạt màu trắng (bạch sửu) – đều được dùng để làm thuốc.
Phân bố: Cây khiên ngưu được tìm thấy ở nhiều nước trên thế giới như Ấn Độ, Thái Lan, Malaixya. Tại Việt Nam, cây mọc hoang tại nhiều vùng miền trên khắp cả nước.
Bộ phận dùng, thu hái, chế biến và bảo quản
Bộ phận dùng: Hạt (trắng và đen).
Thu hái & sơ chế: Tháng 7 hằng năm, người ta thu hái quả chín về, đập lấy phần hạt rồi đem đi phơi khô.
Bảo quản: Nơi khô ráo, thoáng mát, tránh nơi ẩm mốc.
Thành phần hóa học
Dược liệu chứa các chất hóa học chính sau đây:
- Pharbitin ( Pharbitic acid và Purolic acid): Đây là chất Glocosid có chứa khoảng 2% Lysergol, Nilic acid, Chanoclavine, Gallic acid, Penniclavine, Elymoclavine, Isopenniclavine.
- Chất béo (khoảng 11%)
- Glucozit phacbitin – chất có tác dụng tẩy.
Tác dụng dược lý
Theo nghiên cứu y học hiện đại:
Vị thuốc khiên ngưu có tác dụng dược lý như sau:
- Tẩy xổ: Chất Pharbitin trong dược liệu là một nguyên liệu có tính tẩy mạnh, tương tự như chất Jalapin. Khi đi vào ruột và mật, hoạt chất sẽ làm tăng nhu động ruột, gây xổ. Tác dụng này bắt gặp ở khiến ngưu dạng nước hoặc cồn chiết xuất và không có ở dạng thuốc sắc.
- Tăng độ lọc Inulin của thận
- Tiêu diệt giun kim.
Thuốc có chứa độc tính, dùng ở liều cao có thể gây ra các triệu chứng như buồn nôn, nôn do tác dụng trực tiếp lên đường tiêu hóa. Ngoài ra, thuốc cũng có thể ảnh hưởng đến chức năng của thận, gây tiểu ra máu, đau thần kinh…
Theo nghiên cứu y học cổ truyền:
Vị thuốc khiên ngưu có tác dụng:
- Tả khí phân thấp nhiệt
- Tiêu ẩm lợi nhị tiện
- Trục đờm
- Lợi tiểu
- Thông đại tiện và tiểu tiện.
- Thông mật.
Chủ trị:
- Nhiễm giun
- Sát trùng
- Cước thũng
- …
Tính vị
Khiên ngư có vị cay, tính nóng, hơi độc.
Qui kinh
Vị thuốc quy vào những kinh sau:
- Phế
- Thận
- Đại tràng.
Cách dùng và liều lượng
Cách dùng:
Thuốc được dùng ở các dạng:
- Hạt khiên ngưu đem tán bột, dùng nước chiêu thuốc.
- Nhựa khiên ngưu có thể chiết thành cồn.
Liều lượng: Dùng 0.6 – 1.2 gam mỗi ngày.
Bài thuốc
Vị thuốc được ứng dụng trong điều trị một số bệnh lý sau:
Chữa phù thũng, nằm ngồi không được:
Sắc 10 gam khiên ngưu với 300 ml nước. Khi nước cô lại còn 150 ml thì ngưng, chia thuốc thành 2 phần, dùng trong ngày. Có thể tăng liều tùy theo mức độ nghiêm trọng của bệnh.
Chữa tâm thần phân liệt:
Đem tán thành bột gồm 12 gam Đại hoàng, 12 gam Hùng hoàng, 24 gam Nấc và Bạch sửu, 16 gam kẹo mạch nha, sau đó trộn đều rồi vo thành viên. Dùng 4 viên/ ngày. Một liệu trình điều trị kéo dài 15 ngày, nghỉ 7 ngày rối lại tiếp tục.
Trị cước khí, thủy thũng:
Lấy 30 gam các vị thuốc Binh lang, Mộc hương, Trần quất bì (bỏ xơ), Khiên ngưu tử, Xích phục linh (bỏ vỏ đen) tán thành bột, dùng 6 gam/ lần, hòa với 150 ml nước rồi uống.
Trị phù, táo bón, tiểu bí (bài thuốc Bạch Khiên Ngưu Tán):
Đem tán thành bột gồm: Bạch khiên ngưu (nửa để chín, nửa để sống), 4 gam Bạch truật, Quất hồng, cam thảo (nướng), Mộc thông, Tang bạch bì…Dùng 8 – 12 gam/ ngày.
Trị chứng bạo suyễn ở trẻ em (mã tỳ phong), nhiệt đờm ủng tắc, đờm hỏa làm tổn thương phế:
Tán thành bột nguyên liệu gồm Đại hoàng, Chỉ xác, Hắc khiên ngưu rồi dùng với nước sôi.
Tẩy giun, giảm đau bụng do giun kim, giun đũa:
Bài thuốc 1 (Hoàn ngưu lang): Nghiền thành bột các vị thuốc khiên ngưu, đại hoàng, hạt cau với liều lượng ngang nhau. Hòa 3 -4 với nước ấm, dùng khi đói. Nếu dùng cho trẻ em cần gia giảm liều lượng.
Bài thuốc 2: Nghiền thành bột mịn các vị thuốc gồm 12 gam hạt khiên ngưu, 12 gam lôi hoàn, 4 gam đại hoàng sống. Dùng thuốc với nước ấm, trước khi đi ngủ.
Kiêng kỵ
Không dùng Khiên ngưu cho các đối tượng sau đây:
- Phụ nữ có thai
- Người yếu mệt nên dùng ít.
Lưu ý
Không uống đồng thời khiên ngưu với ba đậu.
Trên đây là một số thông tin về vị thuốc khiên ngưu. Vì thuốc có độc tính nên bạn cần lưu ý về cách sử dụng và liều dùng. Tốt nhất, bạn nên dùng thuốc theo đơn kê và hướng dẫn của chuyên gia.
Thông tin trong bài mang tính chất tham khảo. Chúng tôi không đưa ra bất kỳ lời khuyên, chẩn đoán & phương pháp điều trị thay thế chỉ định của bác sĩ chuyên khoa.
Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!