Củ cải ngựa: Công dụng, cách dùng, tác dụng phụ

Củ cải ngựa được dùng để trị ho, viêm phế quản, nhiễm trùng đường tiểu, bệnh sỏi thận, tăng khả năng miễn dịch, hỗ trợ đường tiêu hóa hoạt động tốt hơn… Để nắm rõ hơn các công dụng của cải ngựa cũng như là cách sử dụng, hãy theo dõi bài viết dưới đây. 

Củ cải ngựa và các thông tin cần biết
Củ cải ngựa và các thông tin cần biết

I/ Các thông tin cần biết về củ cải ngựa

Trước khi điều trị bằng một loại thảo dược hoặc một loại thuốc nào đó, việc nắm rõ các thông tin về chúng là rất cần thiết. Điều này không chỉ giúp bệnh nhân dùng đúng cách mà còn tránh được nguy cơ mắc phải các tác dụng phụ không mong muốn.

Đông trùng hạ thảo - quà sức khoẻ quý giá từ thiên nhiên, nâng tầm sức khoẻ, món quà được săn lùng nhất thời Covid. CLICK NHẬN NGAY ƯU ĐÃI.

1. Tên gọi

  • Tên thông thường: Moutarde des Allemands, Cran de Bretagne, Grand Raifort, Cranson, Moutardelle, Rábano Picante, Radis de Cheval, Raifort Sauvage, Meerrettich, Pepperrot…
  • Tên khoa học: Amoraciae Rusticanae Radix, Nasturtium armoracia, Armoracia rusticana, Armoracia lopathifolia, Cochlearia armoracia.

2. Bộ phận dùng

Bộ phận thường được dùng để chữa bệnh từ củ cải ngựa là củ. Tuy nhiên, một số trường hợp có thể sử dụng cả cây.

3. Thành phần hóa học

Cải ngựa chứa nhiều chất, khoáng chất có tác dụng trị bệnh, đồng thời rất tốt cho cơ thể. Cụ thể:

  • Glucosinolate
  • Mangan
  • Folate
  • Magiê
  • Canxi
  • Vitamin C
  • Kẽm
  • Chất xơ
  • Các thành phần hữu cơ của enzyme
  • Tinh dầu….

4. Tác dụng

Củ cải ngựa được chỉ định cho các trường hợp sau đây:

  • Sỏi thận
  • Nhiễm trùng đường tiểu
  • Viêm phế quản
  • Rối loạn túi mật
  • Đau nhức khớp
  • Ho
  • Gút
  • Mắc bệnh thần kinh sụn
  • Giữ nước cho cơ thể
  • Trẻ em bị giun đường ruột
  • Cải thiện các triệu chứng bệnh viêm xoang
  • Có tác dụng như một loại kháng sinh, chống nhiễm trùng
  • Giảm đau
  • Tăng cường hệ miễn dịch cho cơ thể
  • Ngăn rụng tóc, gàu. Vì cải ngựa có tác dụng tăng cường tuần hoàn máu trên da đầu. Nó sẽ giúp chân tóc khỏe mạnh, khả năng phục hồi và nuôi dưỡng sẽ được tăng cường mạnh mẽ hơn.
  • Hạ huyết áp: Có được khả năng này là bởi lẽ trong thành phần của cải ngựa chứa hàm lượng kali đáng kể. Nó có tác dụng giúp cho hệ tim mạch được khỏe mạnh, điều chỉnh các chất dinh dưỡng ở trong các tế bào luôn được giữ ở mức ổn định.
  • Ngăn ngừa ung thư. Trong thành phần của cải ngựa có chứa hoạt chất glucosinolates. Chúng có khả năng chống lại các tế bào ung thư và ức chế sự phát triển của các khối u trong cơ thể.
  • Lợi tiểu. Việc giúp cho đường tiết niệu hoạt động tốt sẽ giúp quá trình đào thải độc tố trong cơ thể diễn ra tốt hơn, thận sẽ được làm sạch từ đó làm cho cơ thể được khỏe mạnh.
  • Giảm cân. Trong thành phần của loại thảo dược này chứa rất ít calo và không có chất béo. Đây cũng là thực phẩm có axit omega-3 và omega-6 béo. Nó là một trong những chất thiết yếu trong việc trao đổi chất của cơ thể. Thêm vào đó, chất xơ và protein có trong củ cải ngựa sẽ làm cho người dùng cảm thấy no lâu hơn. Vì vậy, nếu có ý định giảm cân thì bạn có thể sử dụng loại thực phẩm này.

Ngoài ra, cải ngựa có thể được dùng với nhiều mục đích khác không được chúng tôi liệt kê. Trao đổi với các bác sĩ để được cung cấp thêm thông tin.

5. Cách sử dụng

Tùy vào mục đích điều trị mà các bài thuốc cũng được áp dụng theo những cách khác nhau. Cụ thể như sau:

  • Chữa sưng đau khớp, giúp giảm đau: Củ cải ngựa đem gọt sạch, cắt nhỏ và đắp lên vùng da bị đau. Cách này có tác dụng lưu thông máu, chống viêm để từ đó giảm đau một cách nhanh chóng.
  • Lấy củ cải ngựa tươi đem gọt vỏ rửa, sạch, để ráo, ép lấy nước cốt. Dùng nước này để uống vào mỗi buổi sáng sẽ giúp khắc phục được các triệu chứng bệnh đường hô hấp như viêm xoang, ho…
  • Củ cải ngựa sau khi được gọt vỏ, mang đi rửa sạch và thái thành từng lát mỏng. Cho chúng vào ly rồi đổ nước sôi nóng vào để hãm như hãm trà. Uống nước này hàng ngày có tác dụng tăng cường khả năng miễn dịch, ngăn ngừa bệnh ung thư.
  • Củ cải ngựa giã nát, trộn với giấm táo để gội đầu giúp loại bỏ gàu, làm cho tóc chắc khỏe hơn.

II/ Những điều cần lưu ý khi dùng củ cải ngựa

Sử dụng củ cải ngựa không đúng cách có thể gây ra các tác dụng không mong muốn
Sử dụng củ cải ngựa không đúng cách có thể gây ra các tác dụng không mong muốn

1. Tác dụng phụ

Trong quá trình sử dụng củ cải ngựa, bệnh nhân có thể gặp phải các vấn đề sau đây:

  • Đau bụng
  • Gây viêm màng nhầy ở mắt, miệng, dạ dày, ruột, đường tiết niệu.
  • Sốt
  • Buồn nôn và nôn
  • Tiêu chảy
  • Suy giảm hormone

Ngoài ra, tùy vào thể trạng và cách dùng của mỗi người mà cải ngựa có thể gây ra các vấn đề khác mà chúng tôi chưa đề cập. Mặc dù củ cải ngựa hiếm khi gây tác dụng phụ, tuy nhiên bệnh nhân không nên chủ quan mà cần phải báo với các bác sĩ để được hướng dẫn xử lý khi thấy biểu hiện bất thường.

2. Thận trọng

Cần báo với các bác sĩ các thông tin về tiền sử bệnh lý, tình trạng sức khỏe bản thân. Đặc biệt khi thuộc một trong các trường hợp sau đây:

  • Đối tượng dùng thuốc là trẻ em dưới 4 tuổi.
  • Phụ nữ đang mang thai và trong thời gian cho con bú không nên áp dụng các bài thuốc chữa bệnh từ củ cải ngựa.
  • Những người có các vấn đề về đường ruột như viêm ruột, đau dạ dày, người bị nhiễm khuẩn hoặc mắc các bệnh tiêu hóa khác.
  • Có các vấn đề về thần kinh hoặc tình trạng tuyến giáp không hoạt động.
  • Bị ung thư
  • Sử dụng các loại thuốc như levothyroxine, bao gồm: Levothroid®, Armor Thyroid®, Estre®, Eltroxin®, Synthroid®, Unithroid®…

3. Dạng bào chế

Củ cải ngựa được bào chế ở dưới dạng viên nang nguyên chất với hàm lượng 900mg.

Trên đây là các thông tin cần biết về củ cải ngựa. Nắm rõ các thông tin về loại thảo dược này sẽ giúp bệnh nhân sử dụng được an toàn và hiệu quả hơn.

ThuocDanToc.vn không đưa ra các lời khuyên, chẩn đoán hay các phương pháp điều trị y khoa.

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Ths.BS Nguyễn Thị Tuyết Lan
Nguyên Trưởng khoa khám bệnh - BV YHCT trung ương

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Đối tác

Ông Phạm Minh Đức - 0914530xxx
Thanh Trì, Hà Nội
Đặt mua 1 kg Cỏ Ngọt cách đây 1 phút