Cỏ tháp bút: Tác dụng, cách dùng và các thông tin cần biết

Cỏ tháp bút là một loại thân thảo sống lâu năm nhờ thân rễ, phân bố nhiều ở các nước châu Âu và ôn đới. Nó được sử dụng để điều trị bệnh lao phổi, phù thũng, ho ra máu, băng huyết, trong chu kỳ kinh nguyệt ra máu quá nhiều… Tùy vào từng mục đích điều trị mà các bài thuốc được áp dụng cũng có sự khác biệt. Những thông tin dưới đây sẽ giúp bạn hiểu rõ về công dụng và các bài thuốc chữa bệnh từ cỏ tháp bút.

I/Thông tin chung về cỏ tháp bút

Cỏ tháp bút được sử dụng để điều trị nhiều bệnh lý khác nhau
Cỏ tháp bút được sử dụng để điều trị nhiều bệnh lý khác nhau

1.Tên gọi

  • Tên khoa học: Equisetum Arvense L
  • Tên gọi khác: Mộc tặc, mộc tặc thảo, bút đầu thái
  • Họ: Cỏ Tháp Bút (Equisetaceae)

2. Đặc điểm

+ Đặc điểm hình thái:

Đông trùng hạ thảo Vietfarm - Thành tựu nghiên cứu chuyên sâu của Viện Nghiên cứu & Phát triển Y dược Cổ truyền Dân tộc. Sở hữu hàm lượng hoạt chất CAO NHẤT thị trường, đem đến nhiều hiệu quả ưu việt xứng danh món quà thượng phẩm cho sức khỏe người Việt.

Cỏ bút tháp là một loại cây thân thảo sống lâu được nhờ thân rễ, thân khí sinh thuộc 2 loại. Đặc điểm của thân là chúng không sinh sản, nhiều trường hợp là thân mọc nằm, sau đó mới đứng thẳng lên. Chúng có màu lục, có chiều dài khoảng 20 – 60cm và có những khía rãnh dọc. Thêm vào đó,  trên thân có các vòng ,các nhánh mảnh trải ra rồi mọc thẳng đứng lên trên. Mỗi mấu có khoảng 8 – 12 lá dạng vẩy, điều này sẽ tạo thành bẹ màu nâu.

Cành của cỏ tháp bút có chức năng sinh sản, có chiều cao khoảng 10 – 20cm. Chúng không phân nhánh mà tận cùng là khối hình trứng kéo dài. Khối này thực chất là các bông lá bào tử, bao gồm các vẩy dạng định mang túi bào tử ở mặt dưới.

Cơ quan sinh sản vào cuối mùa đông, đầu xuân.

+ Đặc điểm sinh thái:

  • Cỏ tháp bút mọc nhiều ở các nước ôn đới và châu Âu, ở trên những đồng ruộng hoặc các vùng ẩm ướt.
  • Tại Việt Nam, loại cây này thường được tìm thấy ở những khu vực ẩm ướt các tỉnh Lào Cai, Sa Pa hoặc các vùng núi cao khác.

3. Bộ phận dùng, thu hái, chế biến, bảo quản

  • Bộ phận dùng: Các bộ phân của cỏ tháp bút đều có thể sử dụng để làm thuốc.
  • Thu hái: Thường được thu hái vào cuối hè.
  • Cách chế biến và bảo quản: Đến mùa thu hoạch, người ta sẽ lựa chọn những chồi màu lục không sinh sản hái về đế rửa sạch, phơi khô. Sau đó bảo quản ở những nơi khô thoáng để sử dụng dần.

4. Thành phần hóa học

Theo các nghiên cứu của nền y học hiện đại cho thấy trong thành phần của cỏ bút tháp có chứa các thành phần hóa học sau đây:

  • Một hỗn hợp alkaloid tên equisetin
  • Palustrin
  • Galuteosid (galuteolin)
  • Nicotin
  • Một saponoside mang tên equisetonosid, hay còn được gọi là equisetonin
  • Heterosid flavonic
  • Isoquercitrosid (isoquercitrin) equisetrosid
  • Flavoxanthin
  • Xanthophylle
  • Ancaloit equisetin
  • Một phytosterol
  • Vitamin C

5. Tính vị

Theo các ghi chép của Y học cổ truyền, cỏ tháp bút có tính bình, vị ngọt đắng, vào 3 kinh là phể, đảm, can. Nó có tác dụng làm se, cầm máu, tiếp khoáng, giải cơ, làm tan màng mắt, giúp vết sẹo mau lành, điều hòa kinh nguyệt. Bên cạnh đó, mộc tặc còn được dùng để chữa đau mắt, trĩ, huyết lỵ, bệnh trĩ, ho hen, lỵ ra máu.

6. Tác dụng dược lý

  • Tiêu viêm
  • Sơ phong thối ế (giải cảm, làm tan mộng thịt trong mắt).
  • Thu liễm chỉ huyết, lợi tiểu ra mồ hôi.

7. Chống chỉ định

Mặc dù những bài thuốc từ các loại thảo dược nói chung, trong đó có cỏ tháp bút thường an toàn, ít gây tác dụng phụ. Tuy nhiên, không nên dùng loại thảo dược này cho các trường hợp sau đây:

  • Người bị mắt đỏ do âm hư hỏa vượng.
  • Các trường hợp bị chảy máu do khí hư không nhiếp được huyết.

II/ Các bài thuốc chữa bệnh từ cỏ tháp bút

Cần áp dụng các bài thuốc này thường xuyên để nó mang đến tác dụng tốt
Cần áp dụng các bài thuốc này thường xuyên để nó mang đến tác dụng tốt

Để chữa bệnh bằng cây cỏ tháp bút, có thể dùng độc vị mỗi loại thảo dược này hoặc nó sẽ được dùng kết hợp với các vị thảo dược khác. Tùy vào mục đích điều trị mà những bài thuốc cũng sẽ được áp dụng theo những cách khác nhau. Cụ thể như sau:

Chữa trị chứng chảy máu từ cỏ tháp bút

Nếu bị chảy máu do bệnh trĩ, sa trực tràng, xuất huyết đường tiêu hóa, xích ly, mộng thịt ở vùng mắt, bệnh nhân có thể áp dụng bài thuốc sau để hỗ trợ điều trị bệnh:

Dùng 5 – 15g cỏ tháp bút sắc lên với nước để uống. Thực hiện bài thuốc này hàng ngày để nó mang đến tác dụng như mong muốn.

Bài thuốc từ cỏ tháp bút chữa viêm kết mạc cấp (do phong nhiệt làm mắt sưng đỏ, mờ)

  • Chuẩn bị: 12g cúc hoa, 8g mộc tặc, 12g quyết minh tử, 12g bạch tật lê, 8g phòng phong.
  • Cách thực hiện: Cho các vị thuốc trên vào ấm sắc lên với nước để uống.

Chữa viêm tuyến lệ cấp

  • Chuẩn bị: 8g mộc tặc, thương truật, 12g cúc hoa, 12g quyết minh tử, 12g bạch tật lê, 8g phòng phong, hạ khô thảo.
  • Cách thực hiện: Đem những vị thuốc trên cho vào ấm và đun sôi với nước. Chắt lượng thuốc vừa thu được để dùng hàng ngày. Thực hiện thường xuyên để nó mang đến tác dụng như mong muốn.

Điều trị phù thũng trong viêm cầu thận cấp, phù cước khí

  • Chuẩn bị: 15g cỏ tháp bút, 5 quả hồng táo, 100g đậu đỏ.
  • Cách thực hiện: Cho vào ấm để sắc lên cùng với khoảng 600ml nước, đun nhỏ lửa cho đến khi lượng nước trong ấm còn khoảng 200ml thì tắt bếp. Chắt lượng nước này để uống, thực hiện hàng ngày để nó mang đến tác dụng như mong muốn.

Trên đây là các thông tin về cỏ tháp bút mà chúng tôi tổng hợp được. Tuy các bài thuốc từ loại thảo dược này có thể hỗ trợ điều trị nhiều bệnh lý, nhưng để đảm bảo an toàn, bệnh nhân cũng nên đi khám để được bác sĩ chỉ định điều trị. Tránh gặp phải những vấn đề không mong muốn.

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Ths.BS Nguyễn Thị Tuyết Lan
Nguyên Trưởng khoa khám bệnh - BV YHCT trung ương

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Đối tác

Ông Phạm Minh Đức - 0914530xxx
Thanh Trì, Hà Nội
Đặt mua 1 kg Cỏ Ngọt cách đây 1 phút