Cây mỏ quạ: Đặc điểm sinh thái, Tính vị và Những bài thuốc chữa bệnh

Cây mỏ quạ còn có tên là xuyên phá thạch, hoàng lồ, vàng lồ. Thảo dược này có tác dụng thư cân hoạt lạc, hoạt huyết khu phong và được áp dụng trong bài thuốc trị lao phổi, ho ra máu, đau nhức xương khớp do phong thấp,…

mua cây mỏ quạ ở đâu
Cây mỏ quạ còn có tên là xuyên phá thạch, hoàng lồ, vàng lồ, thuộc họ Dâu tằm

1. Tên gọi, phân nhóm

Tên gọi khác: Vàng lồ, xuyên phá thạch, hoàng lồ,…

Tên khoa học: Maclura cochinchinensis

Họ: Dâu tằm (danh pháp khoa học: Moraceae)

2. Đặc điểm sinh thái

Mô tả:

Mỏ quạ là cây thân nhỏ, mềm yếu, nhiều cành, mọc thành bụi, sống tựa. Vỏ thân màu xám, thân có nhựa màu trắng sữa, có nhiều lỗ bì màu trắng. Cây chịu khô hạn tốt, rễ mọc ngang, hình trụ, nhiều nhánh, dài, có thể mọc xuyên qua đá. Thân và cành có nhiều gai nhỏ có hình dạng cong quặp như mỏ quạ.

Lá mọc so le, phiến lá hình trứng thuôn dài, mặt bóng, nhẵn, mép nguyên, rộng khoảng 2 – 3.5cm, dài 3 – 8cm. Cuống lá ngắn, mảnh, có lông phủ. Hoa mọc thành cụm, hình cầu, màu vàng nhạt, đường kính cụm hoa từ 7 – 10mm. Quả nạc, mềm, hình cầu, có màu vàng khi chín, chứa hạt nhỏ. Cây mỏ qua ra hoa vào tháng 4 – 5 và sai quả vào tháng 10 – 12 hằng năm.

Phân bố:

Mỏ qua phân bố ở những nước có khí hậu nhiệt đới (Đông Phi, Châu Á, Châu Úc). Ở nước ra, cây mọc nhiều ở Đồng Nai, Lâm Đồng, Quảng Trị, Vĩnh Phúc và Lào Cai.

3. Bộ phận dùng, thu hái, chế biến, bảo quản

Bộ phận dùng: Rễ và lá.

Thu hái: Thu hái quanh năm.

Chế biến: Đem rửa sạch, thái mỏng, phơi khô. Hoặc có thể dùng tươi.

Bảo quản: Nơi khô thoáng, tránh ẩm.

4. Thành phần hóa học

Cây mỏ quạ có chứa acid hữu cơ, flavonoid, tannin pyrocatechol.

5. Tác dụng dược lý

+Theo nghiên cứu dược liệu hiện đại:

  • Chưa có nghiên cứu.

+Theo y học cổ truyền:

  • Tác dụng thư cân hoạt lạc, hoạt huyết khu phong.
  • Chủ trị phong thấp đau nhức, mỏi gối, trị đòn ngã, ho ra máu, khạc ra máu trong đờm, hoàng đản, bế kinh, lao phổi và ung sang thũng độc.
  • Hoạt huyết, trừ phòng, mạnh gân cốt, trị tổn thương và vấp ngã (theo Trung Quốc dược học đại từ điển).
  • Mát máu, bổ thận, bề chặt tinh, thư ruỗi gân, trị khạc ra máu, vấp ngã, lưng đau, di tinh, nôn ra máu, tổn thương (theo Vân Nam trung dược tư nguyên danh lục).
  • Lá ngừng đau, hoạt huyết, tiêu viêm, trừ phong (theo Vân Nam trung dược tư nguyên danh lục).

Tại Thái Lan, người dân sử dụng thân gỗ của cây mỏ quạ để trị ỉa chảy, sốt mãn tính và làm thuốc bồi bổ sức khỏe.

6. Tính vị

Vị hơi đắng, tính mát.

Vị đắng, tính bình (theo Vân Nam trung dược tư nguyên danh lục).

Vị ngọt, tính bình (theo Trung Quốc dược học đại từ điển).

7. Qui kinh

Chưa có nghiên cứu.

8. Liều dùng, cách dùng

Có thể sử dụng dược liệu mỏ quạ ở dạng đắp ngoài, thuốc sắc và cao lỏng. Liều dùng: 12 – 40g, dùng ngoài không quy định liều lượng.

9. Bài thuốc

Một số bài thuốc chữa bệnh từ dược liệu mỏ quạ:

mỏ quạ chữa bệnh gì
Dược liệu mỏ quạ được áp dụng trong bài thuốc trị lao phổi, phong thấp, vết thương ngoài da,…
  • Bài thuốc trị ho ra máu, lao phổi và khạc ra máu trong đờm: Dùng dây rung rúc 30g, hoàng liên ô rô 20g, mỏ quạ 40g, bách bộ 20g, đem sắc uống.
  • Bài thuốc chữa vết thương phần mềm: Dùng lá mỏ quạ tươi, đem bỏ cuống, rửa sạch, giã nát và đắp trực tiếp vào vết thương. Nấu nước trầu không, cho thêm đường phèn 8g vào và dùng nước để rửa vết thương.
  • Bài thuốc hỗ trợ điều trị phong thấp: Dùng quế chi 20g, cành dâu 20g, mỏ quạ 40g, thiên niên kiện 20g. Đem các vị thuốc sắc với 550ml nước, còn lại 250ml. Đem chia thành 2 lần uống, dùng hết trong ngày. Một liệu trình kéo dài 10 ngày.
  • Bài thuốc điều trị ho do lao phổi: Dùng rung rúc 30g, hoàng liên ô rô 20g, rễ mỏ quạ gai 40g, bách bộ 20g đem rửa sạch và sắc với 700ml nước, sắc nhỏ lửa cho đến khi cạn lại còn 350ml. Chia thành 3 lần uống khi còn ấm, dùng hết trong ngày. Một liệu trình kéo dài 15 ngày.
  • Bài thuốc chữa kinh giải: Dùng hạt cau, mỏ quạ, thảo quả mỗi thứ 20g đem sắc uống hằng ngày.
  • Bài thuốc trị phụ nữ bế kinh: Dùng rễ mỏ quạ gai 30g, đem rửa sạch, sắc với 500ml còn lại 200ml. Đem chia thành 2 lần uống, dùng hết trong ngày. Thời gian điều trị: 10 ngày trước kỳ kinh.
  • Bài thuốc trị chân tay tê mỏi, đau lưng do phong thấp: Dùng rễ mỏ quạ 250g, đem tẩm rượu, sao vàng. Mỗi ngày dùng 1 thang sắc, chia thành 2 lần uống.
  • Bài thuốc trị mụn nhọt sưng đau: Dùng vỏ rễ mỏ quạ giã nát, rồi đắp lên vùng da bị đau.
  • Bài thuốc trị sốt, đờm vàng, ho: Dùng bách bộ 12g, rễ mỏ quạ 63g đem sắc uống. Ngày dùng 1 thang.
  • Bài thuốc chữa ho ra máu do phế nhiệt: Dùng rễ mỏ quạ 63g, đem cạo bỏ vỏ ngoài, thái lát, sao xém cạnh. Đem sắc nước uống, gia thêm ít đường. Ngày dùng 3 lần cho đến khi hết bệnh.

10. Kiêng kỵ

Không dùng dược liệu mỏ quạ cho phụ nữ mang thai.

Thông tin về cây mỏ quạ trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo. Bạn đọc có ý định áp dụng những bài thuốc từ thảo dược này cần trao đổi với bác sĩ về độ an toàn, tính hiệu quả và liều lượng.

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Ths.BS Nguyễn Thị Tuyết Lan
Nguyên Trưởng khoa khám bệnh - BV YHCT trung ương

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Đối tác

Ông Phạm Minh Đức - 0914530xxx
Thanh Trì, Hà Nội
Đặt mua 1 kg Cỏ Ngọt cách đây 1 phút