Cây tử thảo: Công dụng, liều dùng và các bài thuốc chữa bệnh

Cây Tử thảo còn được gọi là cây Cỏ ngọc, thuộc họ Vòi Voi. Đây là một loại dược liệu có nguồn gốc từ Trung Quốc và có tác dụng thanh thấp nhiệt, thanh huyết, giáng hỏa, nhuận trường. Bên cạnh đó loại dược liệu này còn có khả năng phòng ngừa bệnh sởi, trị đại tiện bí kết và một số bệnh lý khác.

Cây Tử thảo
Thông tin chi tiết về công dụng, liều dùng, cách sử dụng và bài thuốc từ cây Tử thảo

Tên gọi, phân nhóm

Tên gọi khác: Cỏ ngọc

Tên khoa học: Lithospermum Erythrorhizon Siebold

Thuộc họ: Vòi Voi (Boraginaceae)

Đặc điểm sinh thái

Mô tả

Cây Tử thảo sống hàng năm, có chiều cao từ 0,6 – 1,2m. Thân cây Tử thảo mọc đứng, trên thân có nhiều lông, ngọn uốn cong thành nhiều hình dạng khác nhau. Lá Tử thảo mọc so le với nhau, mép nguyên, có hình mác thuôn, hai mặt nháp, lá cứng. Hoa Tử thảo xuất hiện với màu trắng, dần sau ngã thành màu vàng nhạt. Quả Tử thảo có hình trứng, màu trắng, nhẵn bóng, có đài và có đường kính khoảng 3mm.

Rễ Tử thảo là bộ phận thường được sử dụng để làm thuốc. Người dùng nên chọn rễ to lớn hơn đầu đũa, khi phơi khô phần rễ có màu nâu tía hoặc ngã sang màu vàng. Khi khô, rễ Tử thảo rất dai và khó gãy. Rễ cái thường ít phân nhánh, đuôi nhỏ, phần đầu rễ lớn. Đầu thân rễ có nhiều lông tơ tương tự như vị Phòng phong.

Phân bố

Cây Tử thảo phân bố nhiều ở các tỉnh thành của Trung Quốc. Hiện nay, loại được liệu này đã được nuôi trồng ở nhiều nơi khác.

Bộ phận dùng, thu hái, chế biến, bảo quản

Bộ phận dùng

Rễ cây Tử thảo (Radix Lethospermi).

Thu hái

Vào mùa xuân lúc cây Tử thảo đang mọc mầm hoặc vào mùa thu sau khi đã lấy quả.

Chế biến

Sau khi lấy cây Tử thảo, loại bỏ sạch đất và cát. Sau đó sấy hoặc phơi khô, tán nhỏ hoặc rây lấy bột mịn. Không rửa cây Tử thảo với nước để tránh những hoạt chất có trong dược liệu bị phân hủy.

Bảo quản

Nơi khô ráo, thoáng mát.

Bộ phận dùng, thu hái, chế biến và cách bảo quản cây Tử thảo
Bộ phận dùng, thu hái, chế biến và cách bảo quản cây Tử thảo

Thành phần hóa học

Thành phần hóa học của cây Tử thảo bao gồm các hoạt chất: B-dimethylacryloylshikonin, bhydroxyisovalerylshikonin, acetylshikonin, shikonin, alkannan, teracrylshikonin, isobutyrylshikonin.

Rễ cây Tử thảo chứa đa dạng các thành phần hoạt chất bao gồm: Các lithospemiidin A và B, shikonin, acetyl shikonin, β, β’ – dimethylacryl – shikonin, isobutylshikonin, β – hydroxyisovaleryl – shikonin, Các shinokofuran (A, B, C, D, E),  deoxyshikonin, alkannin, anhydro alkannin, teracryl shikonin, isovaleryl shikonin, α – methyl – n – butylshikonin và một chất gần như 1,4 – benzoquinon của shikoiiofuran E.

Ngoài ra, bên trong rễ cây Tử thảo còn là các lithosperman A, B, C, acid rosmarinic, acid lithospermic, intemiedin, myoscopin, hydroxymyoscopin. Rễ cây Tử thảo Tân cương (Arnebia euchroma (Royle) I.M.Johnst.) chứa arnebifuranon, O – demethylalosiodiplodin, 4 – deoxymethyllosiodiplodin, arnebinol, acid tormentic, O9- angeloyretronecin và shikonofuran.

Theo nghiên cứu từ Tani Musato và cs., 1992, cây Tử thảo nuôi cấy mô chứa một lượng lớn oligogalacturonid có khả năng tổng hợp dẫn xuất shikonin và sắc tố naphtoquinon. Trong đó một oligogalacturonid mạch thẳng có dây nối α – 1,4 gồm 18 đơn vị acid galacturonic.

Tác dụng dược lý

Theo nghiên cứu dược lý hiện đại

Cây Tử thảo thường được dùng để phòng ngừa và điều trị những bệnh lý sau:

  • Bệnh sởi, bệnh đậu mùa, nổi mẩn lở ngứa và thủy đậu
  • Ung thư nang lông, bỏng, viêm da, mụn nhọt, mụn
  • Giải nhiệt cơ thể, hạ sốt, làm mát máu
  • Đại tiện bí kết do huyết nhiệt gây nên.

Theo y học cổ truyền

  • Rễ cây Tử thảo: Chống viêm, giúp hạ sốt trong điều trị sởi, bỏng do nhiệt, eczema
  • Lá cây Tử thảo: Đậu mùa, phát ban da, sởi, ngứa ngáy
  • Hạt Tử thảo: Làm tan sỏi, lợi tiểu, bệnh về bàng quang và bệnh gout
  • Thanh thấp nhiệt, thanh huyết, giáng hỏa, nhuận tràng.

Tính vị

Cây Tử thảo có vị ngọt, hơi đắng và tính hàn.

Qui kinh

Vào kinh tâm, can.

Liều lượng và cách dùng

Liều lượng

Đối với người lớn

  • Liều thông thường: Dùng từ 3 – 9 gram/lần.

Đối với trẻ em

Trẻ em dưới 1 tuổi: Dùng 2 gram/lần. Sử dụng 3 lần/ngày.

Trẻ em từ 2 – 4 tuổi: Dùng 4 gram/lần. Sử dụng 3 lần/ngày.

Trẻ em từ 5 – 7 tuổi: Dùng 6 gram/lần. Sử dụng 3 lần/ngày.

Trẻ em từ 8 – 12 tuổi: Dùng 8 gram/lần. Sử dụng 3 lần/ngày.

Cách dùng

Tán nhuyễn cây Tử thảo, sắc thuốc uống hoặc bôi ngoài da.

Liều lượng và cách dùng cây Tử thảo
Liều lượng và cách dùng cây Tử thảo

Xem thêm: Cây trinh nữ hoàng cung: Mô tả, công dụng và cách dùng

Bài thuốc

Một số bài thuốc từ cây Tử thảo:

  • Bài thuốc chữa ôn nhiệt, phát ban, sốt cao từ cây Tử thảo: Dùng 8 – 20 gram rễ cây tư thảo; huyền sâm, mạch môn, thiên hoa phấn, mỗi vị 10 gram. Cho tất cả nguyên liệu vào nồi, sắc thuốc với lửa nhỏ và sử dụng trong ngày.
  • Bài thuốc chữa lên đậu, bên trong có nhiệt, đậu không mọc thẳng lên mà mọc lờ mờ từ Tử thảo: Dùng Tử thảo, Ma hoàng, Thược dược, Đương quy, mỗi vị từ 10 – 12 gram. Cho tất cả nguyên liệu vào nồi, sắc thuốc với lửa nhỏ và sử dụng trong ngày.
  • Bài thuốc chữa ban sởi mọc chưa hoàn toàn do nhiệt độc trong máu từ cây Tử thảo: Dùng 12 gram Tử thảo, 12 gram Ngưu bàng tử, 12 gram Thuyền thoái. Cho tất cả nguyên liệu vào nồi, sắc thuốc với lửa nhỏ và sử dụng trong ngày.
  • Bài thuốc chữa mụn, nhọt do nhiệt từ Cây Tử thảo: Dùng 12 gram Tử thảo, 12 gram Bạch chỉ, 12 gram Đương qui, 1 kg Huyết kiệt. Trộn đều và tán nhuyễn tất cả dược liệu, bôi và xoa ngoài da.
  • Bài thuốc chữa nốt ban xuất huyết từ cây Tử thảo: Dùng 12 gram Tử thảo, 14 gram Mẫu đơn bì, 14 gram Xích thược,12 gram Liên kiều, 12 gram Kim Ngân hoa, 4 gram Cam thảo. Cho tất cả nguyên liệu vào nồi, sắc thuốc với lửa nhỏ và sử dụng trong ngày.
  • Bài thuốc phòng ngừa sởi và điều trị bệnh sởi từ cây Tử thảo: Dùng 12 gram Tử thảo, 14 gram Cam thảo đất. Cho tất cả nguyên liệu vào nồi, sắc thuốc với lửa nhỏ và sử dụng trong ngày.
  • Bài thuốc chữa vẩy nến từ cây Tử thảo: Dùng 12 gram Tử thảo; 4 gram chích cam thảo; 20 gram Ké đầu ngựa; 12 gram Thăng ma; Thạch cao, hoa hòe (sống), Thổ Phục linh, Sinh địa, mỗi vị 40 gram. Cho tất cả nguyên liệu vào nồi, sắc thuốc với lửa nhỏ và sử dụng trong ngày.

Lưu ý

Không sử dụng cây Tử thảo cho những trường hợp sau:

  • Người bị đại tiện lỏng, tỳ vị hư yếu
  • Bệnh nhân đang bị đậu mùa nặng.

Cây Tử thảo là một loại dược liệu có tác dụng thanh thấp nhiệt, thanh huyết, giáng hỏa, nhuận trường. Bên cạnh đó loại dược liệu này còn có khả năng ngăn ngừa và khắc phục tốt các bệnh về da liễu như: Bệnh sởi, nổi mẩn lở ngứa, thủy đậu, ung thư nang lông, bỏng, viêm da, mụn nhọt, mụn… Đồng thời giúp hạ sốt, làm mát máu… Tuy nhiên cây Tử thảo không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh do bác sĩ chuyên khoa kê đơn.

Bên cạnh đó, thông tin về công dụng, liều dùng và cách sử dụng cây Tử thảo trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo. Một số công dụng và những bài thuốc từ loại dược liệu này vẫn chưa được chứng thực về mặt khoa học. Chính vì thế, để đảm bảo an toàn, người bệnh cần tiến hành xác thực hiệu quả chữa bệnh của những bài thuốc trước khi sử dụng. Ngoài ra người bệnh cũng cần trao đổi với bác sĩ về những lợi ích khi sử dụng cây Tử thảo. Chúng tôi không đưa ra lời khuyên, chẩn đoán và phương pháp chữa bệnh thay cho bác sĩ có chuyên môn.

Có thể bạn quan tâm

  • Tam thất: Thành phần hóa học và Tác dụng
  • Cây sả: Các bài thuốc & những lưu ý khi dùng

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Ths.BS Nguyễn Thị Tuyết Lan
Nguyên Trưởng khoa khám bệnh - BV YHCT trung ương

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Đối tác

Ông Phạm Minh Đức - 0914530xxx
Thanh Trì, Hà Nội
Đặt mua 1 kg Cỏ Ngọt cách đây 1 phút