Tam thất: Tính vị, Qui kinh, Thành phần hóa học và Tác dụng dược lý

Tam thất hay còn gọi là Sâm tam thất, Nhân sâm tam thất, là dược liệu quý thuộc họ Ngũ gia bì (danh pháp khoa học: Araliaceae). Dược liệu này được sử dụng trong bài thuốc trị loét dạ dày tá tràng, tiểu ra máu,…

tam thất bắc
Tam thất là dược liệu quý thuộc họ Ngũ gia bì (danh pháp khoa học: Araliaceae)

Đông trùng hạ thảo - quà sức khoẻ quý giá từ thiên nhiên, nâng tầm sức khoẻ, món quà được săn lùng nhất thời Covid. CLICK NHẬN NGAY ƯU ĐÃI.

1. Tên gọi, phân nhóm

Tên gọi khác: Nhân sâm tam thất, Sâm tam thất, Sơn tất, Huyết sâm, Điền tâm thất, Sâm tam thất, Điền tất, Điền thất, Kim bất hoán,…

Tên khoa học: Panax notoginseng (Burk).

Tên dược: Radix Notoginsing

Họ: Ngũ gia bì (danh pháp khoa học: Araliaceae).

Phân nhóm: Tam thất bắc, tam thất nam.

Giải thích tên gọi:

+Cây tam thất có 3 cành, mỗi cành có 7 lá nên có tên gọi như vậy.

+Từ khi gieo đến khi cây có hoa là khoảng 3 năm, từ 3 năm đến 7 năm cây mới có dược tính tốt.

2. Đặc điểm sinh thái

Mô tả:

Tam thất là cây thân thảo sống lâu năm, chiều cao trung bình khoảng 40cm. Bề ngoài thân có màu be vàng hoặc màu nâu. Các vân nhỏ đứt nét chạy dọc thân, chỗ thân có ít vân thì hơi có ánh quang. Phiến lá hình mác, diện tích rộng, mọc vòng xung quanh thân. Đầu lá nhọn, gốc tù, mép có răng cưa nhỏ đều nhau. Hoa tự hình tán, màu xanh nhạt, mọc đầu cành.

Quả mọng, hình thận, mọc ở ngọn cây, khi chín có màu đỏ tươi, bên trong có 2 hạt hình cầu. Củ có hình dạng không thống nhất, thường có hình trụ hoặc hình chùy ngược, vỏ ngoài có màu vàng xám nhạt và có mùi thơm nhẹ đặc trưng.

Phân bố:

Cây được trồng nhiều ở các tỉnh Tây Bắc nước ta như Cao Bằng, Hà Giang, Lào Cai,…

3. Bộ phận dùng, thu hái, chế biến, bảo quản

Bộ phận dùng: Rễ củ của cây (thường được gọi là củ) được thu hái làm dược liệu. Thường chỉ thu hoạch ở những cây từ 5 năm tuổi trở lên.

Thu hái: Thu hái vào cuối hạ, đầu thu, thời điểm thích hợp nhất là trước khi hoa nở hoặc sau khi hạt đã chín. Đào lấy rễ củ, loại bỏ đất cát, cắt bỏ thân và rễ nhỏ.

tam thất nam
Thời điểm thu hái thích hợp nhất là trước khi hoa nở hoặc sau khi hạt đã chín

Chế biến: Đem rửa sạch sau đó phơi khô một nửa, đem vò xát nhiều lần và phơi khô hoàn toàn.

+Củ được thu hoạch vào mùa hạ, thu có chất lượng tốt, thân chắc đầy, được gọi là Xuân thất.

+Củ được thu hoạch vào mùa đông chất lượng kém hơn, củ nhỏ, bề mặt teo, nhăn, được gọi là Đông thất.

+Rễ nhánh nhỏ được cắt ra gọi là Tiễn khẩu tam thất. Rễ thô cắt ra được gọi là Cân điều. Loại rễ nhỏ nhất được gọi là Nhung căn.

+Huyết sâm trồng nhân tạo ở đồng ruộng được gọi là Điền thất.

Bảo quản: Nơi khô thoáng.

4. Thành phần hóa học

Thảo dược này có chứa tinh dầu, alcaloid và saponin (arasaponin A, arasaponin B,…).

5. Tác dụng dược lý

+Theo nghiên cứu dược lý hiện đại:

  • Tam thất có khả năng rút ngắn thời gian xuất huyết và đông máu do có tác dụng chống ngưng tập tiểu cầu và làm tan huyết khối. Tác dụng sản sinh tạo tế bào máu, có tác dụng tạo máu.
  • Thảo dược này làm giảm huyết áp, chậm nhịp tim. Đồng thời có tác dụng bảo hộ đối với thuốc gây rối loạn nhịp tim. Giảm lượng oxy hao hụt và làm giảm tỉ suất sử dụng oxy của cơ tim.
  • Làm giãn mạch máu não và tăng lưu lượng ở mạch máu não. Ngoài ra, thảo dược này còn tăng cường khả năng miễn dịch của cơ thể, có tác dụng chống viêm, giảm đau.
  • Hỗ trợ điều trị bệnh biến teo niêm mạc bao tử ở chuột lớn. Có tác dụng chống u bướu, hóa sinh thượng bì ruột và nghịch truyền tăng sinh không điển hình.
  • Dịch chiết từ củ tam thất đem tiêm tĩnh mạch chó gây mê nhận thấy huyết áp giảm nhanh và kéo dài (theo Nghiên cứu Tam thất nghiên cứu thực nghiệm sơ bộ đối với ảnh hưởng tuần hoàn mạch máu vành – Viện Y học Võ Hán, 1972).
  • Rút ngắn thời gian đông máu, gia tăng tiểu cầu. Thành phần saponin có trong dược liệu này còn có tác dụng cường tim (theo Trung y phương dược học).
  • Hiện nay, dược liệu này được sử dụng để điều trị máu nhiễm mỡ, bệnh cơ tim, xuất huyết ở tiền phòng mắt, các chứng bệnh do vận động quá mức gây ra, rối loạn chức năng khớp cổ bên dưới mang tai,…

+Theo y học cổ truyền:

  • Công dụng: Hoạt huyết và giảm đau. Giải ứ trệ và cầm máu.
  • Chỉ định: Dùng cho xuất huyết nội tạng và xuất huyết ngoài. Xuất huyết và sưng do chất thương ngoài.

6. Tính vị

Vị đắng, ngọt, tính ấm.

7. Qui kinh

Qui vào Can và Vị.

8. Liều dùng, cách dùng

Dùng từ 3 – 10g tam thất dạng nước sắc và 1 – 1.5g dạng bột.

Có thể dùng tam thất sắc nước uống, tán bột làm hoàn, nấu cao,… Hoặc có thể dùng phối hợp với các dược liệu khác để tăng tác dụng chữa bệnh.

9. Bài thuốc

Một số bài thuốc từ tam thất:

tam thất bổ máu
Tam thất được ứng dụng vào bài thuốc trị ho ra máu, đại trường chảy máu, loét hành tá tràng dạ dày,…
  • Bài thuốc trị nôn ra máu: Làm sạch lòng của 1 con gà. Sau đó đem trộn với tam thất (bột) 5g, nước ngó sen 200ml, rượu lâu năm nửa chén, hấp cách thủy, ăn cả nước lẫn cái. Nên ăn cách ngày cho đến khi khỏi bệnh.
  • Bài thuốc trị ói máu: Dùng bột tam thất 1 chỉ hòa với 1 quả trứng gà, thêm nửa ly rượu nhỏ và 1 ly nhỏ nước ngó sen. Đem tất cả đi nấu cách thủy.
  • Bài thuốc trị huyết lỵ: Dùng tam thất 3 chỉ đem nghiền nhỏ, dùng nước vo gạo điều uống.
  • Bài thuốc trị sau sinh huyết nhiều: Dùng huyết sâm nghiền nhỏ, mỗi lần dùng 1 chỉ uống với nước cơm.
  • Bài thuốc trị vết thương do dao, thu miệng: Dùng nhân sâm tam thất, da voi, một dược, long cốt, huyết kiệt, nhũ hương, giáng hương bằng lượng nhau. Đem nghiền bột và uống với rượu ấm.
  • Bài thuốc trị loét hành tá tràng và dạ dày: Dùng tam thất (bột) 12g, mai mực 3g, bạch cập 9g đem nghiền bột mịn. Mỗi lần dùng 3g, ngày dùng 3 lần. Duy trì bài thuốc từ 15 – 21 ngày.
  • Bài thuốc trị chảy máu cam, ho máu, trị ứ huyết, ói máu và nhị tiện ra máu: Dùng tam thất 2 chỉ, hoa nhụy thạch 3 chỉ (nung tồn tính), huyết dư 1 chỉ (nung tồn tính), đem nghiền bột. Chia làm 2 lần uống. Khi dùng uống cùng nước sôi.
  • Bài thuốc trị đi tiểu ra máu: Dùng tam thất (bột) 4g uống với 200 ml nước sắc cỏ bấc đèn và gừng tươi. Dùng 2 lần một ngày, uống đến khi hết bệnh.
  • Bài thuốc trị đại trường ra máu: Dùng tam thất nghiền nhỏ điều với rượu trắng nhạt còn khoảng 1 – 2 chỉ.
  • Bài thuốc trị mắt đỏ nặng: Dùng tam thất căn mài nước và đem thoa xung quanh.
  • Bài thuốc cầm máu: Dùng tam thất, nhũ hương, huyết kiệt, sáp trắng, giáng hương, ngũ bội, mẫu lệ, các vị bằng lượng nhau. Đem tán bột và đắp lên vùng chảy máu.

10. Lưu ý

Kiêng kỵ khi dùng dược liệu tam thất:

  • Phụ nữ có thai kỵ (theo Trung dược đại từ điển).
  • Người huyết hư ói máu, huyết nhiệt vọng hành, chảy máu cam không dùng (theo Đắc phối bản thảo).
  • Huyết sâm có thể tổn tân huyết, vì vậy người không ứ trệ không nên dùng (theo Bản thảo tòng tân).
  • Dùng quá liều có thể làm tăng huyết áp và nhịp tim.

Bài viết đã cung cấp một số thông tin về dược liệu tam thất. Tuy nhiên thông tin chỉ mang tính chất tham khảo, không phải tư vấn chuyên môn. Bạn đọc nên liên hệ với bác sĩ chuyên khoa nếu có ý định sử dụng dược liệu này để điều trị các vấn đề sức khỏe.

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Ths.BS Nguyễn Thị Tuyết Lan
Nguyên Trưởng khoa khám bệnh - BV YHCT trung ương

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Đối tác

Ông Phạm Minh Đức - 0914530xxx
Thanh Trì, Hà Nội
Đặt mua 1 kg Cỏ Ngọt cách đây 1 phút