Cây Ngũ trảo và 22 Công Dụng Chữa Bệnh Ít Ai Biết Đến

Cây ngũ trảo là dược liệu có tác dụng giải nhiệt, cải thiện tuần hoàn máu, trừ thấp, chống viêm, giảm đau. Hầu hết các bộ phận của cây như quả, lá, rễ hay vỏ thân đều được sử dụng chữa bệnh. Dưới đây là những bài thuốc có ngũ trảo đang được ứng dụng rộng rãi trong y học cổ truyền.

  • Tên thường gọi: Cây ngũ trảo còn có các tên gọi khác là cây chân chim, hoàng kinh, cây ngũ trảo phong, mẫu kinh hay cây ô liên mẫu
  • Tên gọi khoa học: Vitex negundo L
  • Họ: Cỏ roi ngựa ( Verbenaceae )
Cây ngũ trảo
Cây ngũ trảo là dược liệu có nhiều công dụng trị bệnh quý

Đông trùng hạ thảo Vietfarm - Thành tựu nghiên cứu chuyên sâu của Viện Nghiên cứu & Phát triển Y dược Cổ truyền Dân tộc. Sở hữu hàm lượng hoạt chất CAO NHẤT thị trường, đem đến nhiều hiệu quả ưu việt xứng danh món quà thượng phẩm cho sức khỏe người Việt.

Tìm hiểu về cây ngũ trảo

1. Đặc điểm thực vật của cây

Cây ngũ trảo là loài thực vật có hoa thuộc dạng thân gỗ nhỏ, sống lâu năm. Khi phát triển, cây có thể đạt đến độ cao trung bình từ 3 – 5 mét. Dưới đây là một số đặc điểm nhận biết của cây thuốc này:

  • Thân cây: Thân dạng hình trụ. Lớp vỏ ngoài thân thường nhẵn nhụi, màu xám hay xám nâu. Một số cây có ít lông. Phần trên ngọn có nhiều cành nhỏ. Các nhánh non hình vuông, có khía.
  • Lá cây: Lá ngũ trảo mọc đối, chia thành 5 lá chét có hình dáng tương tự như chân chim nên ở một số vùng miền người dân còn gọi là cây chân chim. Phía dưới gốc lá hình tròn nối với cuống dài, đầu lá nhọn. Hai bên ngoài mép ngay đầu lá đều có răng cưa. Mặt trên lá nhẵn nhụi, màu xanh lục thẫm. Mặt dưới lá có lông mịn ngắn màu trắng bạc. Chiều dài mỗi lá dao động từ 5 – 8 cm.
  • Hoa: Thông thường, vào tháng 11 hàng năm cây ngũ trảo sẽ ra hoa. Hoa mọc thành chùm nhỏ ngay ở đầu cành. Kích thước hoa khá nhỏ, cánh hoa màu tím nhạt hoặc tím lam. Quan sát phía ngoài hoa thấy có lông màu xám.
  • Quả ngũ trảo: Cây kết quả vào tháng 5 đến tháng 7. Quả mọng nước, khi còn non có màu xanh nhạt nhưng khi chín chuyển sang màu vàng đen hoặc màu đen. Bên ngoài quả có đài bao bọc, phần đỉnh quả lõm nhẹ vào trong. Mỗi quả chứa 4 hạt nhỏ.

2. Khu vực phân bố cây ngũ trảo

Cây ngũ trảo chủ yếu mọc hoang. Dược liệu này được tìm thấy ở nhiều quốc gia trên thế giới. Nhiều nhất phải kể đến các nước như Việt Nam, Trung Quốc, India, Lào, Mã Lai, Campuchia

Riêng ở nước ta, cây phát triển mạnh ở các khu vực như Hà Nội, Ninh Bình, Quảng Nam, Huế hay Kiên Giang… Ngày nay, cây đã được người dân đem về trồng phổ biến hơn với mục đích để làm cảnh hoặc làm thuốc chữa bệnh.

3. Bộ phận dùng làm thuốc, thu hái, chế biến, bảo quản dược liệu ngũ trảo

+ Bộ phận sử dụng

Bao gồm lá, rễ, cành, vỏ thân cây và quả. Trong Đông y, quả ngũ trảo được sử dụng làm dược liệu với tên gọi là Hoàng kinh tử.

+ Thu hái – bào chế

  • Quả được thu hoạch vào mùa hè, từ tháng 5 – tháng 7, đem phơi hay sấy khô dùng dần
  • Các bộ phận khác của cây ngũ trảo có thể thu hái quanh năm. Đem về rửa sạch, phân loại từng bộ phận, sử dụng ngay ở dạng tươi hoặc đem phơi khô dùng dần.

+ Cách bảo quản dược liệu

Dược liệu khô cần bảo quản trong hũ có nắp đậy hoặc đóng vào bịch kín để không bị ẩm mốc hoặc mối mọt. Tích trữ thuốc nơi khô ráo, mát mẻ.

4. Thành phần hóa học của cây ngũ trảo

Nghiên cứu các bộ phận của cây, các nhà khoa học thu được những hoạt chất sau:

  • Lá tươi: Chứa 0,05% là tinh dầu
  • Lá khô: Chứa Alcaloid. Chất này khi trải qua quá trình phân tách thu được Alcaloid Nishindin.
  • Rễ ngũ trảo: Rễ cây chứa nhiều tinh bột, nhựa và các hoạt chất như Alcaloid, crôm.
  • Quả: Phần vỏ bên ngoài chứa Cayratinin và một hợp chất hóa học có tên Delphilipin3- Coumaroyl- Sophorosid-5-Monoglucosid

Vị thuốc ngũ trảo

1. Đặc điểm tính vị

  • Lá cây: Vị cay the, đắng nhẹ, tính bình, có mùi thơm
  • Rễ: Tính hàn
  • Quả: Tính ấm, bị đắng, hơi cay
tác dụng của cây ngũ chảo
Lá ngũ trảo có vị the đắng, tính bình

2. Quy kinh

Chưa tìm thấy tài liệu ghi nhận về khả năng quy kinh của dược liệu

3. Tác dụng dược lý của ngũ trảo

– Theo Đông y:

Ngũ trảo có tác dụng giải nhiệt, hạ sốt. kích thích lưu thông khí huyết, tăng khả năng tiêu hóa, trừ thấp.

– Theo nghiên cứu hiện đại:

  • Tác dụng chống viêm, giảm đau: Theo công bố được đăng tải trên tạo chí Journal of Ethnopharmacology, chiết xuất từ lá cây thể hiện rõ đặc tính chống oxy hóa, tiêu viêm, giảm đau, cắt đứt cơn ngứa khi thử nghiệm trên chuột bị phù chân do mắc bệnh carrageenan. Công dụng này được ghi nhận ở cả lá trưởng thành lẫn những lá thu hái sau khi cây nở hoa.
  • Kháng nấm: Thành phần etanolic được chiết xuất từ lá cây có khả năng chống lại vi nấm gây bệnh Trichophyton mentagrophytes.

4. Chủ trị

  • Các chứng đau: Đau nhức xương khớp, đau bụng kinh, đau đầu, nhức mỏi gân cơ
  • Sưng tuyến vú
  • Đi tiểu ra máu
  • Bệnh đường hô hấp: Ho, hen suyễn, viêm phế quản mãn tính, viêm họng
  • Bệnh tim mạch
  • Phù thũng
  • Táo bón
  • Ngứa da
  • Nổi mề đay…

5. Cách sử dụng ngũ trảo

Cây ngũ trảo được sử dụng theo đường bên trong lẫn bên ngoài với các hình thức như sau:

  • Sắc uống
  • Thoa ngoài
  • Xông hơi hoặc ngâm rửa vùng da bị bệnh

6. Liều lượng

– Uống trong:

  • Hạt: Từ 2 – 4g/ngày
  • Lá, rễ hoặc vỏ cây: 30g/ngày

Dùng ngoài:

Không kể liều lượng

Bài thuốc chữa bệnh sử dụng cây ngũ trảo

1. Điều trị bệnh lậu, đi tiểu ra máu, mình mẩy sưng đau

  • Hái lá tươi sắc uống
  • Mỗi ngày dùng từ 30g hoặc cao hơn tùy theo chỉ định của thầy thuốc

2. Chữa trị các chứng phong hàn, cảm mạo

  • Dùng thang thuốc gồm 30g lá ngũ trảo, sinh khương (gừng tươi ) 6g, củ nén 6g.
  • Đem sắc kỹ lấy 300ml nước đặc chia uống 2 lần.
  • Dùng tốt nhất khi thuốc còn ấm
  • Kiên trì uống mỗi ngày 1 thang, nếu đáp ứng tốt sau khoảng 1 – 3 ngày sẽ khỏi bệnh

3. Bài thuốc điều trị bệnh ngứa da, nổi mề đay từ lá cây ngũ trảo

  • Hàng ngày hái một nắm lá dược liệu
  • Đem rửa sạch, ngâm với nước muối
  • Đun sôi lá ngũ trảo với 2 lít nước
  • Để nguội rồi lấy ngâm rửa vùng da bị bệnh. Trường hợp bị nổi mề đay mẩn ngứa toàn thân thì dùng nước này để tắm hàng ngày.
cây ngũ trảo chữa mề đay
Lá ngũ trảo được dùng để nấu nước tắm rửa trị nổi mề đay

4. Điều trị vết bỏng nhẹ do lửa

  • Dùng cành ngũ trảo rửa sạch, băm nhỏ ra
  • Bỏ dược liệu vào chảo nóng sao cho đến khi cháy thành than (sao tồn tính)
  • Tán dược liệu thành bột mịn
  • Mỗi lần sử dụng, lấy bột thuốc trộn chung với một ít dầu mè bôi bên ngoài vết bỏng
  •  Thực hiện theo cách tương tự 1 – 2 lần trong ngày để vết thương không bị nhiễm trùng và nhanh kéo da non.

5. Điều trị cảm nắng có biểu hiện đau bụng hoặc bị cảm lạnh gây đau dạ dày

– Bài 1:

  • Chuẩn bị các thành phần: Lá cây ngũ trảo dạng tươi (15g), đọt non của cây nghể nhẵn (10g)
  • Cả hai đem sắc với 400ml nước cho cô đặc lại còn 200ml
  • Uống làm 2 lần trong ngày cho hết

– Bài 2:

  • Quả ngũ trảo phơi khô, nghiền thành bột mịn
  • Mỗi lần lấy 6g bột thuốc uống chung với nước đun sôi để nguội

6. Hỗ trợ điều trị và ngăn ngừa bệnh nhiễm trùng ruột, sốt rét, ngộ độc

  • Thu hóa lá ngủ trảo non vào đầu mùa hạ
  • Đem rải dược liệu ra nong nia phơi trong bóng râm cho khô
  • Mỗi ngày dùng 5 – 10g bỏ vào ấm hãm với nước sôi uống thay trà

7. Chữa trị bệnh hen suyễn cho các trường hợp bị nhiễm lạnh

  • Quả ngũ trảo chuẩn bị với số lượng lớn, đem sấy khô
  • Đem tán nhuyễn và rây lấy bột mịn bảo quản trong hũ có nắp đậy kín
  • Mỗi lần uống 6g x 3 lần/ngày cho đến khi cắt được cơn hen

8. Trị bệnh nhiễm giun chỉ

  • Chuẩn bị 30g rễ cây ngũ trảo, một ít rượu trắng
  • Đem dược liệu thái phiến mỏng
  • Tẩm rượu rồi đem sao vàng
  • Sắc lấy nước đặc uống trước khi ăn tối khoảng 30 phút

9. Giải độc rắn cắn, phù nước toàn thân

  • Hái 1 nắm lá ngũ trảo non, rửa sạch với nước muối
  • Đem dược liệu xay nhuyễn, lọc lấy nước cốt và bã để riêng
  • Phần nước lấy thoa lên khu vực bị phù, bã đắp ngay chỗ bị rắn cắn có tác dụng hút nọc độc ra ngoài.
  • Sau khi sơ cấp cứu với bài thuốc trên, lập tức đưa bệnh nhân tới bệnh viện để chữa trị.

10. Điều trị bệnh đau lưng cho các trường hợp bị gai cột sống

  • Sử dụng thang thuốc gồm lá ngũ trảo, lá cây náng hoa trắng, rau bồ cóc liều lượng bằng nhau
  • Sau khi rửa sạch dược liệu, thái nhỏ, bỏ vào cối giã nát với một ít muối ăn
  • Cuối cùng thêm một ít rượu trắng khoảng 40 độ vào hỗn hợp thuốc, xào lên cho nóng
  • Đắp thuốc trực tiếp vào khu vực bị gai cột sống gây đau lưng

11. Điều trị bệnh viêm ruột cấp tính, đi ngoài phân lỏng nhiều lần, nôn ói, viêm dạ dày

  • Chuẩn bị các vị: 20g lá ngũ trảo, 20g củ chóc (bán hạ chế), 20g thổ hoắc hương, 20g nghể nhẵn
  • Mỗi ngày sắc uống 1 thang, chia làm 2 lần dùng

12. Giảm ho cho các trường hợp bị hen suyễn, viêm phế quản

  • Sắc 2g lá ngũ trảo uống khi còn ấm
  • Hoặc lấy 2g lá ngũ trảo sắc chung với 6g cam thảo uống trong 10 ngày liên tục.

13. Bài thuốc điều trị bệnh viêm phế quản ở giai đoạn mãn tính

  • Sử dụng thang thuốc gồm các vị: Quả ngũ trảo và rau bồ cóc mỗi vị 15g, vỏ quýt chín (trần bì) 6g, lá cây nhót 10g
  • Mỗi ngày sắc 1 thang thuốc như trên chia làm 2 lần uống
  • Áp dụng một liệu trình liên tục từ 5 – 7 ngày để cải thiện các triệu chứng của bệnh viêm phế quản mãn tính.

14. Điều trị bệnh kinh phong, tắc đường thở do nhiều đàm dãi ở trẻ em

  • Dùng lá cây ngũ trảo kết hợp với măng tre tươi, gừng tươi
  • Các dược liệu trên lần lượt giã lấy nước cốt, để riêng từng loại
  • Khi dùng điều trị bệnh cho trẻ, lấy 50ml nước lá ngũ trảo trộn chung với 50ml nước măng và 3 giọt nước gừng cùng một ít nước đun sôi để nguội. Cho bé uống ngày 2 – 3 lần cho đến khi khỏi bệnh.

15. Điều trị bệnh viêm ruột, nhiễm trực khuẩn lỵ, ăn uống kém tiêu hóa

  • Kết hợp 500g quả cây ngũ trảo, 250g đường kính và 30g men rượu
  • Quả ngũ trảo và men rượu đem sao vàng, nghiền thành bột mịn.
  • Tiếp tục thêm đường kính vào trộn đều lên, cất vào lọ đậy kín nắp lại để bảo quản được lâu.
  • Mỗi lần lấy 6g pha với nước uống. Ngày dùng 3 – 4 lần trong 3 – 5 ngày liên tiếp.

16. Cây ngũ trảo chữa xuất huyết dạ dày, trào ngược axit dạ dày thực quản

  • Kết hợp 60g rễ dược liệu với 30g thoát lực thảo, 1 con gà mái cỡ vừa
  • Gà vặt sạch lông, móc nội tạng ra và cắt bỏ cả đầu với chân
  • Nhét các vị thuốc đã chuẩn bị vào trong bụng gà
  • Bỏ gà vào nồi hấp cách thủy cho chín
  •  Cuối cùng lấy bã thuốc ra, chia gà làm vài lần ăn trong ngày

17. Bài thuốc hạ sốt cao, điều trị bệnh đau đầu, chảy nước mũi, cảm mạo

  • Chuẩn bị các dược liệu: 100g lá ngũ trảo, 20g lá cây ngải diệp, 20g lá chanh, 20g lá hương mao, 20g lá bưởi và 40g lá cam
  • Tất cả rửa sạch, cho vào một cái nồi lớn nấu cùng 5 lít nước trong 10 phút
  • Dùng nước này để xông hơi. Khi xông, ngồi trùm kín chăn từ đầu đến chân, hé vung từng chút một để hơi nước thoát ra ngoài một cách từ từ.

18. Chữa ăn uống kém tiêu hóa, chán ăn, mất cảm giác ngon miệng

  • Chuẩn bị vỏ cây ngũ trảo, mỗi ngày dùng 12g
  • Rửa sạch dược liệu rồi băm nhỏ ra
  • Sắc lấy nước đặc uống khi thuốc còn ấm
  • Nên dùng trước bữa ăn chính 30 phút

19. Bài thuốc chữa thống kinh ( đau bụng kinh) ở phụ nữ

  •  Dùng 16 – 40g lá dược liệu đem sắc với 500ml
  • Đun sôi, chỉnh nhỏ lửa đun cho đến khi thuốc sắc cạn còn 200ml
  • Gạn ra chia làm 2 phần uống
  • Điều trị bằng thang thuốc này trong 10 ngày liên tục trước kỳ kinh nguyệt để giảm đau bụng kinh.

20. Điều trị bệnh đau nhức xương khớp, va đập gây tụ máu bầm tím ngoài da

  • Hái lượng lá ngũ trảo tươi vừa đủ, đem sao lá cho héo
  • Để dược liệu nguội bớt còn khoảng 37 độ thì lấy bó vào chỗ đau nhức hoặc bầm tím. Khi thuốc nguội lại tiếp tục bỏ ra sao nóng lại và đắp
  • Thực hiện mỗi ngày 3 lần trong 5 ngày liên tục

21. Điều trị liệt nửa người do ảnh hưởng của tai biến, đột quỵ

  • Lá cây ngũ trảo đem phơi khô, sao vàng, rải xuống nền đất sạch cho nguội (hạ thổ)
  • Để điều trị liệt nửa người, lấy dược liệu đã sơ chế sao nóng lên rồi rải xuống chiếu cho người bệnh nằm lên.
  • Áp dụng trong một thời gian dài liên tục để thấy được hiệu quả.

22. Chữa bệnh tim, hen suyễn, đau mỏi gân cốt

  •  Dùng hạt ngũ trảo với liều lượng 2 – 4g mỗi ngày
  • Sắc uống ngày 1 thang đều đặn cho đến khi các triệu chứng liên quan dứt hẳn

Kiêng kỵ khi sử dụng cây ngũ trảo

Không dùng dược liệu ngũ trảo chữa bệnh cho các trường hợp sau:

  • Người bị suy nhược cơ thể
  • Gầy yếu
  • Táo bón
  • Nóng trong người

Riêng những đối tượng khác mặc dù không thuộc diện chống chỉ định nhưng khi có ý định sử dụng cây ngũ trảo cũng cần thông qua ý kiến thầy thuốc, bác sĩ để đảm bảo an toàn, phù hợp.

Có thể bạn chưa biết

Hỏi đáp cùng chuyên gia

  1. Nguyễn thị hồng anhNguyễn thị hồng anh says: Trả lời

    Em đang cho con bú có được uống lá ngũ trảo ko ạk

Ths.BS Nguyễn Thị Tuyết Lan
Nguyên Trưởng khoa khám bệnh - BV YHCT trung ương

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Đối tác

Ông Phạm Minh Đức - 0914530xxx
Thanh Trì, Hà Nội
Đặt mua 1 kg Cỏ Ngọt cách đây 1 phút