Cây củ chóc (Mía dò): Tính vị, Tác dụng dược lý và Bài thuốc chữa bệnh

Cây củ chóc hay còn gọi là tậu chó, mía dò và bán hạ nam. Dược liệu này có vị cay, tính ôn, không độc, được dùng trong bài thuốc trị viêm tai, đau mắt, đái buốt, đái dắt, viêm gan siêu vi trùng, đau dây thần kinh,…

vị thuốc bán hạ nam
Cây củ chóc hay còn gọi là tậu chó, mía lò và bán hạ nam, thuộc họ Gừng

Đông trùng hạ thảo Vietfarm - Thành tựu nghiên cứu chuyên sâu của Viện Nghiên cứu & Phát triển Y dược Cổ truyền Dân tộc. Sở hữu hàm lượng hoạt chất CAO NHẤT thị trường, đem đến nhiều hiệu quả ưu việt xứng danh món quà thượng phẩm cho sức khỏe người Việt.

1. Tên gọi, phân nhóm

Tên gọi khác: Mía dò, tậu chó, cát lồi, đọt hoàng, đọt đắng, bán hạ nam, bán hạ lá ba thùy,…

Tên khoa học: Costus speciosus

Họ: Gừng (danh pháp khoa học: Zinhiberaceae)

2. Đặc điểm sinh thái

Mô tả:

Củ chóc là cây thân thảo, có chiều cao trung bình từ 50 – 60cm. Thân mềm có rễ phát triển mạnh thành củ. Lá mọc từ củ, có hình mác, đầu nhọn, dài khoảng 15 – 20cm, rộng 6 – 7cm. Bề mặt lá nhẵn, gân lá đôi khi có màu đỏ tía, không phủ lông tơ, cuống ngắn.

củ chóc làm miến
Hoa của cây củ chóc nở vào tháng 5 – 7 hằng năm

Hoa mọc thành cụm ở đầu cành, lá bắc màu đỏ, hình trứng, không cuống. Tràng hoa có màu hồng hoặc trắng, dài và rộng khoảng 4 – 8cm. Quả nang, dài 13mm, chứa nhiều hạt màu đen, nhẵn bóng, dài 3mm. Mùa hoa rơi vào tháng 5 – 7 hằng năm.

Phân bố:

Cây củ chóc mọc hoang nhiều địa phương ở nước ta. Cây mọc chủ yếu ở những vùng đất ẩm ướt.

3. Bộ phận dùng, thu hái, chế biến, bảo quản

Bộ phận dùng: Thân củ được dùng để làm thuốc.

Thu hái: Vào tháng 7 – 12 hằng năm.

Chế biến: Sau khi thu hái, đem rửa sạch đất cát và cắt bỏ rễ con. Sau đó đồ cho chín, thái phiến củ to, củ nhỏ để nguyên. Tiếp tục sấy hoặc phơi khô hoàn toàn.

+Khi dùng, lấy củ chóc đen tẩm phèn chua, nước vôi, cam thảo và nước vo gạo để làm giảm độc tố của dược liệu. Hoặc tẩm nước bồ kết và nước gừng để tăng tác dụng trị ho.

+Ngâm củ chóc trong nước gạo từ 1 – 2 ngày, vớt ra, rửa sạch. Sau đó đem ngâm với phèn chua trong 2 ngày. Nhấm thử nước ngâm, nếu không còn tê cay thì vớt củ chóc ra, rửa sạch và để ráo nước. Đem giã nhẹ, phơi sơ qua. Tiếp tục phân loại củ to, củ nhỏ rồi tẩm với nước gừng trong 2 – 3 giờ. Cuối cùng đem sao cháy cạnh (theo Dược điển Việt Nam I tập 2).

Bảo quản: Nơi khô thoáng.

4. Thành phần hóa học

Thân rễ của cây củ chóc có chứa tigogenin, thủy phẩm diosgenin và saponin steroid.

5. Tác dụng dược lý

+Theo nghiên cứu dược lý hiện đại:

  • Tác dụng gây teo tuyến ức: Thực nghiện trên chuột cống trắng trực còn non, sử dụng cao củ chóc tiêm dưới da với liều 0.3g/ kg và 0.5g/ kg nhận thấy trọng lượng tuyến ức giảm lầm lượt 34.5% và 49.75.
  • Tác dụng chống viêm: Cao củ chóc có tác dụng chống viêm rõ rệt ở cả giai đoạn cấp và mãn tính.
  • Tác dụng đối với khả năng sinh sản: Thực nghiệm trên cả chuột cống trắng đực và cái, sử dụng cao củ chóc với liều 0.7g/ kg trong suốt 10 ngày nhận thấy dược liệu không ảnh hưởng đến khả năng sinh sản.
  • Tác dụng giảm đau: Thực nghiệm trên chuột nhắt trắng, gây đau bằng cách tiêm xoang bụng acid acetic. Sau đó dùng cao củ chóc với liều 0.17g/ kg và 0.25g/ kg cho thấy giảm số lần quặn đau lần lượt 48.8% và 60%.
  • Hỗn hợp saponin trong củ chóc có tác dụng chống viêm tương tự betamethasone.
  • Tác dụng ức chế thần kinh trung ương: Thực nghiệm trên chuột nhắt trắng cho thấy dịch chiết từ củ chóc tiêm dưới da có thể ức chế hoạt động tự nhiên của súc vật.
  • Tác dụng chống nôn: Gây nôn bằng đồng sulfat và apomorphin trên chó mèo. Sau đó dùng nước sắc cây củ chóc nhận thấy có tác dụng ức chế nôn rõ rệt.
  • Tác dụng chống ho: Đem nước sắc củ chóc sục vào dạ dày mèo với liều 0.1 – 0.6g. kg nhận thấy có tác dụng ức chế ho.
  • Tác dụng giảm co thắt cơ trơn: Thí nghiệm trên chuột lang cho thấy dịch chiết từ củ chóc có tác dụng ức chế co bóp ruột do acetylcholine gây ra.
  • Tác dụng đối với tử cung: Thực nghiệm trên tử cung cô lập của chuột cống trắng cho thấy, cao củ chóc ở liều cao ức chế co bóp nhưng nếu dùng liều thấp lại có tác dụng kích thích co bóp.
  • Tác dụng hạ nhãn áp: Dùng nước sắc củ chóc 20% với liều 10ml/ kg cho vào thẳng dạ dày ở thỏ thực nghiệm, nhận thấy có tác dụng hạ nhãn áp.
  • Tác dụng chống loét dạ dày: Dịch chiết từ củ chóc có khả năng giảm loét dạ dày. Nếu tiêm dưới da, nhận thấy có tác dụng giảm độ acid và ức chế sự phân tiết của dịch vị.

+Theo ý học cổ truyền:

  • Tác dụng: Thanh nhiệt, tiêu viêm, tán phong đờm, giáng nghịch, hạ khí, chống nôn và hòa vị.
  • Chủ trị: Nôn mửa do đau dạ dày mạn tính, nôn mửa ở phụ nữ mang thai, hen suyễn, ho có đờm, ho lâu ngày, trị mụn nhọt sưng đau,…

6. Tính vị

Vị cay, tính ôn, không độc.

7. Qui kinh

Qui vào kinh Vị và Tỳ.

8. Liều dùng, cách dùng

Liều dùng: 3 – 10g/ ngày. Có thể dùng củ chóc ở dạng nước sắc, dùng tươi, cao lỏng hoặc dịch chiết tùy nhu cầu sử dụng.

9. Bài thuốc

Một số bài thuốc từ dược liệu củ chóc:

tác dụng của cây củ chóc
Cây củ chóc được dùng để trị viêm tai, đau mắt, đau dây thần kinh, nôn mửa,…
  • Bài thuốc trị viêm tai mãn tính, đau tai: Dùng lá cây củ chóc tươi đem giã nát, vắt lấy nước và nhỏ trực tiếp vào tai. Để trong 5 phút, sau đó dùng tăm bông thấm cho khô. Ngày thực hiện 3 lần cho đến khi hết đau.
  • Bài thuốc chữa mụn nhọt sưng đau, mẩn ngứa, mề đay: Dùng rễ củ chóc 100g, đem sắc nước đặc rồi thoa, đắp và rửa lên da, nên sử dụng khi nước còn ấm. Hoặc pha loãng với nước để tắm hằng ngày.
  • Bài thuốc chữa đau mắt, viêm tai: Dùng cành lá cây củ chóc non, tươi. Sau đó đem nướng và vắt lấy nước, nhỏ vào mắt và tai.
  • Bài thuốc trị mề đay, eczema: Nấu nước từ củ chóc rồi đem rửa hoặc thoa lên vùng da bị bệnh.
  • Bài thuốc chữa đau tai, đau mắt: Dùng ngọn non của cây củ chóc nướng, rồi vắt lấy nước nhỏ vào tai và mắt.
  • Bài thuốc trị viêm thận phù thũng cấp: Dùng củ chóc 15g đun sôi, uống hằng ngày.
  • Bài thuốc chữa đái buốt, đái dắt: Dùng bồ công anh, cam thảo dây, râu ngô, mã đề, rễ cỏ tranh, rau má và củ chóc mỗi thứ 10g. Đem sắc uống, chia thành 2 – 3 lần. Ngày dùng 1 thang.
  • Bài thuốc chữa viêm gan siêu vi trùng: Dùng nhân trần 20g, thổ phục linh 12g, sâm bố chính 12g, mạch môn 10g, cam thảo đất 6g, củ chóc 12g, chi tử 12g, xa tiền tử 12g, bồ công anh 12g, thủy xương bồ 8g, đem sắc uống. Ngày dùng 1 thang cho đến khi hết bệnh.
  • Bài thuốc chữa đau dây thần kinh, đau lưng, đái vàng, đái buốt, đau vai, thấp khớp và đái dắt: Dùng củ chóc 20g sắc uống mỗi ngày.
  • Bài thuốc trị sốt, thấp khớp: Dùng 10 – 20g dạng cao lỏng hoặc thuốc sắc.
  • Bài thuốc chữa ho gió, ho có đờm: Dùng củ chóc, hạt củ cải, hạt cải bẹ và vỏ quýt mỗi thứ 15g. Đem sắc nước uống.
  • Bài thuốc chữa trúng gió: Dùng củ chóc tán bột mịn, dùng một ít thổi vào lỗ mũi, hắt hơi sẽ tỉnh.
  • Bài thuốc chữa bụng đầy trướng, hoắc loạn: Dùng quế, củ chóc (tẩm nước gừng) bằng lượng nhau. Đem tán bột uống với nước sắc từ xương bồ và lá lấu.

10. Kiêng kỵ

Phụ nữ mang thai, đang cho con bú tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng.

Thông tin về cây củ chóc trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo. Vui lòng liên hệ với nhân viên y tế để nhận được tư vấn chuyên môn.

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Ths.BS Nguyễn Thị Tuyết Lan
Nguyên Trưởng khoa khám bệnh - BV YHCT trung ương

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Đối tác

Ông Phạm Minh Đức - 0914530xxx
Thanh Trì, Hà Nội
Đặt mua 1 kg Cỏ Ngọt cách đây 1 phút