Cây lưỡi hổ chữa bệnh không phải ai cũng điều biết
Cây lưỡi hổ được biết đến là một loại cây phong thủy, được trồng khá nhiều chủ yếu để làm cảnh nhưng ít ai biết được lợi ích khác của chúng, góp phần cải thiện sức khỏe được Y học cổ truyền sử dụng. Với vị chua, tính mát, cây lưỡi hổ được sử dụng để trị ho, viêm họng, khàn tiếng, viêm tai và một số bệnh lý khác.
1. Tên gọi – Phân nhóm
- Tên gọi khác: Hổ vĩ, Lưỡi cọp, Hổ thiệt,…
- Tên khoa học: Sansevieria trifasciata Hort. ex Prain var. laurentii (De Willd.) N.E. Brown
- Họ: Thuộc họ Bồng bồng (Dracaenaceae)
2. Đặc điểm sinh thái
+ Mô tả: Cây lưỡi hổ là loại thực vật mỏng nước. Cây mọc thẳng từ gốc lên. Khi trưởng thành, cây lưỡi hổ có thể cao tới 80 cm, có thân rễ. Lá cây có mày xanh đậm, bóng, cứng và dày, mọc thành các cành chìa ra từ gốc, dạng giáo hẹp, có khoảng 5 – 6 bụi một cây. Ngoài ra, dọc hai bên lá là dải màu vàng kéo dài từ gốc đến ngọn của cây. Hoa khá mềm mại, là loại hoa nhỏ, mọc thành từng cụm có màu trắng ngà. Quả hình cầu có màu vàng da cam.
+ Phân bố: Cây sống bền, có khả năng chịu khô hạn và nóng rất tốt. Cây vẫn có thể phát triển tốt khi ít có ánh nắng mặt trời. Loại cây này có nguồn gốc từ vùng nhiệt đới ở Tây Phi từ Nigeria phía đông Cộng hòa Dân chủ Congo, bao gồm cả Tanzaia và Nam Phi. Ở nước ta, cây thường học dại ở một số vùng núi và đồng bằng, nhưng hiện nay được cây được trồng khá nhiều ở mọi gia đình chủ yếu để làm cảnh.
3. Bộ phận dùng, thu hái, chế biến và bảo quản
+ Bộ phận dùng: Dùng bộ phận lá cây lưỡi hổ để làm thuốc chữa bệnh.
+ Thu hái: Thu hai lá cây quanh năm.
+ Chế biến: Lá cáy lưỡi hổ chủ yếu dùng ở dạng tươi nên không cần qua khâu chế biến để cất trữ sử dụng.
+ Bảo quản: Những lá cây được vừa thu hoạch được sử dụng trong ngày để đảm bảo các dược phẩm có trong lá. Nếu sử dụng không hết có thể bảo quản trong ngăn mát của tủ lạnh qua một ngày.
4. Thành phần hóa học
Trong các bộ phận của cây lưỡi hổ đều có chứa các thành phần sau:
- Dịch lá tươi: có chứa acid acontic
- Rễ: chứa alcaloid sansevierin
- Thân rễ khô và rễ: có chứa alcaloid và nhựa
5. Tính vị – Quy kinh
Cây lưỡi hổ có vị chua, tính mát và được quy vào kinh Phế.
6. Tác dụng dược lý
+ Theo nghiên cứu dược lý hiện đại:
Thành phần alcaloid có trong rễ có tác dụng tương tự như thành phần Digitalin tác dụng trên hệ tim mạch nhưng không mạnh bằng. Tuy nhiên, chất alcaloid lại có tác dụng nhanh sau khi sử dụng và thời gian bài trừ nhanh hơn.
+ Theo Y học cổ truyền:
Cây lưỡi hổ có tác dụng giải độc, thanh nhiệt, trừ thối mục sinh cơ. Với những công dụng ấy, loại cây này được xem như vị thuốc quý được chỉ định điều trị cho các trường hợp sau:
- Viêm họng, ho, khàn tiếng
- Viêm tai gây chảy mủ
- Bỏng do lửa, bỏng nước sôi
- Viêm da
- Sâu răng, hôi miệng, các chứng chảy máu chân răng
- Cơn suyễn
- Bệnh tiêu hóa
- Chứng ợ hơi, khó tiêu
- Bệnh sỏi thận
- Viêm loét dạ dày
7. Cách dùng – Liều lượng
+ Cách dùng: Lá cây lưỡi hổ được sử dụng ở nhiều cách khác nhau, chủ yếu là ép lấy nước để uống hoặc nhỏ vào tai (tùy vào từng bệnh lý).
+ Liều lượng: Dùng 6 – 12 gram/ ngày.
8. Những bài thuốc từ cây lưỡi hổ
Dưới đây là 10 bài thuốc chữa bệnh từ cây lưỡi hổ được sử dụng rộng rãi trong dân gian:
Bài thuốc từ cây lưỡi hổ chữa viêm họng, ho, khàn tiếng: Dùng 6 – 12 gram lá cây lưỡi hổ, đem rửa sạch bằng nước lạnh hoặc nước muối pha loãng để loại bỏ lớp bụi bẩn. Sau đó, thái thành từng đoạn nhỏ. Dùng một ít để nhai với một ít muối rồi nuốt trôi từ từ. Thực hiện mỗi ngày 1 – 2 lần, sử dụng cho đến khi bệnh tình thuyên giảm.
Bài thuốc từ cây lưỡi hổ chữa viêm tai giữa có chảy mủ: Dùng một ít lá cây lưỡi hổ đã được làm sạch đem hơ trên ngọn lửa than cho héo dần. Sau đó giã cho nát và chắt lọc lấy phần nước. Dùng nước cất nhỏ vào tai bị tổn thương nhiều giọt. Thực hiện mỗi ngày 3 – 4 lần, sử dụng cho đến khi bệnh tình dần thuyên giảm.
Bài thuốc từ cây lưỡi hổ chữa bỏng: Dùng 2 – 3 lá cây lưỡi hổ còn tươi, đem rửa sạch bằng nước lạnh để loại bỏ bụi bẩn và tạp chất. Cắt lá thành đôi và lấy phần dịch có trong lá đem thoa lên vùng da bị tổn thương. Thực hiện đều đặn mỗi ngày hai lần vào buổi sáng và buổi tối trong nhiều ngày liền. Áp dụng điều trị đến khi bệnh tình dần thuyên giảm.
Bài thuốc từ cây lưỡi hổ chữa viêm da: Dùng 2 – 3 lá cây lưỡi hổ tươi, đem rửa sạch nhiều lần với nước, rồi cát thành từng đoạn nhỏ, sau đó đem giã nát, chắt lọc lấy phần dịch để sử dụng. Mỗi ngày sử dụng một ít để thoa lên vị trí bị viêm nhiễm, thực hiện mỗi ngày 2 lần. Lưu ý, trước khi thoa chất dịch, người bệnh nên vệ sinh vùng da vị tổn thương bằng nước muối pha loãng hoặc nước ấm.
Bài thuốc từ cây lưỡi hổ chữa viêm loét dạ dày: Dùng nước uống cho pha gel lá cây lưỡi hổ mỗi ngày. Bệnh tình có thể thuyên giảm nếu kiên trì điều trị trong khoảng 1 tháng.
Bài thuốc từ cây lưỡi hổ hỗ trợ điều trị bệnh sỏi thận: Dùng một lượng lá cây lưỡi hổ vừa đủ, đem rửa sạch nhiều lần với nước. Cắt thành từng đoạn nhỏ rồi cho vào máy ép để ép lấy nước để dùng. Kiên trì sử dụng mỗi ngày để loại bỏ và tống những viên sỏi ra khỏi thận.
Bài thuốc từ cây lưỡi hổ hỗ trợ điều trị bệnh tiêu hóa: Dùng 2 – 3 lá cây lưỡi hổ, đem đi rửa sạch bằng nước lạnh hoặc nước muối pha loãng để loại bỏ bụi bẩn. Cho những lá cây vừa được chuẩn bị vào máy ép để ép lấy nước. Dùng 2 – 3 lần mỗi tuần, kiên trì sử dụng đến khi bệnh tình dần được thuyên giảm.
Bài thuốc từ cây lưỡi hổ chữa chứng ợ hơi, chứng khó tiêu: Dùng một nắm lá cây lưỡi hổ đem đi rửa sạch bụi bẩn rồi ép lấy phần nước, loại bỏ phần cặn bã. Sử dụng mỗi ngày để cải thiện chứng trào ngược dạ dày thực quản, trào ngược axit, đầy hơi, khó tiêu.
Bài thuốc từ lưỡi hổ giúp làm dịu các cơn suyễn: Dùng 2 – 3 lá cây lưỡi hổ còn tươi, đem đi rửa sạch rồi cắt thành đôi để lấy phần dịch bên trong hòa cùng với một ít nước nóng. Người bệnh sử dụng để xông mũi, hít hơi đều và từ từ để mũi được thông thoáng. Thực hiện mỗi ngày một lần, kiên trì thực hiện khi bệnh lý có dấu hiệu thuyên giảm.
Bài thuốc từ cây lưỡi hổ chữa hôi miệng, sâu răng, giảm tình trạng chạy máu chân răng: Đem 2 – 3 lá cây lưỡi hổ rửa sạch nhiều lần với nước lọc để loại bỏ bụi bẩn. Cắt thành từng đoạn nhỏ rồi đem giã nát, chắt lọc lấy phần nước cốt để súc miệng mỗi ngày đều đặn mỗi buổi sáng và tối trước khi đi ngủ. Kiên trì điều trị mỗi ngày để đạt được kết quả điều trị cao.
9. Một số lưu ý
Để đảm bảo được việc sử dụng những bài thuốc từ cây lưỡi hổ đạt được kết quả điều trị tốt, người bệnh cần lưu ý đến một số vấn đề sau:
- Không sử dụng các bài thuốc từ cây lưỡi hổ cho các đối tượng dị ứng hoặc quá mẫn cảm với một số thành phần có trong dược liệu này.
- Những lá cây lưỡi hổ cần được rửa sạch nhiều lần bằng nước lọc hoặc nước muối pha loãng để loại bỏ bụi bẩn và tạp chất cây hại. Tránh cho bệnh lý trở lên nghiêm trọng hơn.
- Không sử dụng quá 400 mg gel cây lưỡi hổ trong vòng một ngày.
Trong bài viết, chúng tôi đã cung cấp cho bạn đọc những thông tin về dược liệu cây lưỡi hổ và một số lưu ý khi sử dụng. Hiện nay, trong giới dược lý hiện đại chưa có tài liệu nào báo cáo về công dụng của loại dược liệu này. Chính vì thế, người bệnh không được tự ý sử dụng khi chưa có chỉ định. Bên cạnh đó, trong quá trình sử dụng, người bệnh gặp phải bất kỳ dấu hiệu bất thường, nên nhưng sử dụng và tìm gặp bác sĩ để được trợ giúp.
Dược liệu nên kết hợp
- Rau đắng đất: Công dụng, cách dùng và những điều cần lưu ý
- Cây kim anh: Thành phần, công dụng và những bài thuốc
Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!