Rau đắng đất: Công dụng, cách dùng và những điều cần lưu ý

Rau đắng đất được sử dụng để chữa trị sốt cao, tiểu buốt, tiểu rắt, viêm gan vàng da, dị ứng mẩn ngứa, ăn không tiêu, u nhọt… Nắm rõ các thông tin và cách sử dụng loại thảo dược này sẽ giúp quá trình điều trị được diễn ra thuận lợi, an toàn. 

Rau đắng đất chữa bệnh gì? Cách sử dụng như thế nào?
Rau đắng đất chữa bệnh gì? Cách sử dụng như thế nào?

I/ Các thông tin cần biết về cây rau đắng đất

1. Tên gọi

  • Tên gọi khác: Biển súc, cây càng tôm, cây xương
  • Tên khoa học: Glinus oppositifolius
  • Họ: Rau răm

2. Đặc điểm hình thái và phân bố

*) Đặc điểm hình thái:

Đông trùng hạ thảo Vietfarm - Thành tựu nghiên cứu chuyên sâu của Viện Nghiên cứu & Phát triển Y dược Cổ truyền Dân tộc. Sở hữu hàm lượng hoạt chất CAO NHẤT thị trường, đem đến nhiều hiệu quả ưu việt xứng danh món quà thượng phẩm cho sức khỏe người Việt.

Nếu mọc ở trên mặt đất, rau đắng đất có dạng dây leo. Thân và cành mảnh, có đường kính khoảng 0,2 – 4mm, dài khoảng 20 – 200cm. Bề mặt thân nhẵn. Lá có hình mác thuôn, mép nguyên, mọc vòng. Kích thước lá to nhỏ không đều nhưng có chiều dài dao động khoảng 1 – 1,5cm, rộng 3 – 10mm. Hoa mọc thành chùm, thường mọc tụm từ 2 – 5 bông ở kẽ lá, lá bắc ở gốc hoa. Cuống hoa dài khoảng 1 – 1,5 cm, trong hoa có nhụy 3, nhị 5 ô. Sau khi cây rau đắng đất được thu hái, chế biến và phơi khô, chúng có vàng rơm hoặc vàng lục. Đôi khi còn có màu vàng nâu.

* ) Phân bố:

Rau đắng đất mọc hoang ở khắp nơi, thường thấy nhiều ở các tỉnh miền Bắc như Cao Bằng, Hà Bắc, Hà Nội, Lạng Sơn. Tuy nhiên, hiện nay loại cây này được trồng với số lượng lớn để làm thực phẩm và với mục đích chữa bệnh.

3. Bộ phận dùng, thu hái, chế biến

  • Bộ phận dùng: Toàn thân
  • Thu hái: Loại thảo dược này được thu hái vào khoảng 3 – 4 trong năm.
  • Chế biến: Sau khi được thu hái, đem rau đắng đất rửa sạch. phơi hoặc sấy khô ở nhiệt độ 50 – 60 độ C. Mỗi lần sử dụng, đem cắt thành từng đoạn từ 3 – 5cm và vi sao.

4. Tính vị, quy kinh

Rau đắng đất có vị đắng tính mát. Vào kinh can, đởm, bàng quang.

Các sách thuốc cổ có ghi như sau:

  • Sách Bản thảo hội ngôn: Nhập túc thái dương bàng quang kinh
  • Sách Bản kinh: Rau đắng đất có vị khổ bình.

5. Thành phần hóa học

Theo các nghiên cứu của nền y học hiện đại, rau đắng đất có các thành phần hóa học chủ yếu như sau:

  • D-catechol
  • Avicularin
  • Quercitrin
  • Galic acid
  • Glucose
  • Chlorogenic acid
  • Caffeci acid
  • Oxalic acid
  • Silicic acid
  • P-coumaric acid
  • Fructose

6. Tác dụng dược lý

Rau đắng đất có tác dụng thanh trừ thấp nhiệt, tiêu viêm, nhuận gan mật, kiện tỳ, lợi tiểu. Do đó, nó thường được chỉ định để điều trị cho các trường hợp bị sốt cao, tiểu buốt, tiểu bí, dắt, viêm gan, vàng da, khó tiêu, u nhọt, dị ứng, mẩn ngứa. Ngoài ra, biển súc cũng được dùng để hỗ trợ điều trị các bệnh tim mạch, sỏi thận, giúp giảm béo, có chất chống oxy hóa, ngăn chặn sự hình thành của các tế bào ung thư, hạ huyết áp…

7. Liều lượng – cách dùng

Loại thảo dược này có thể dùng ở cả dạng tươi và dạng khô
Loại thảo dược này có thể dùng ở cả dạng tươi và dạng khô

Thảo dược rau đắng đất được sử dụng dưới nhiều dạng khác nhau, cụ thể:

  • Dùng dưới dạng thuốc sắc với liều lượng 8 – 12g dược liệu khô.
  • Dạng đắp ngoài.
  • Nấu nước ngâm rửa.

II/ Một số bài thuốc chữa bệnh từ rau đắng đất

Để chữa bệnh từ rau đắng đất, bệnh nhân có thể tham khảo một số bài thuốc sau đây:

*) Chữa viêm ruột, kiết lỵ: 

Chuẩn bị 16g rau đắng đất, 16g tiên hạc thảo, 12g xa tiền sử. Đem chúng đi sắc lên với nước và uống để trị chứng tiêu chảy do thấp nhiệt.

*) Trị đau răng: 

Lấy khoảng 50 – 100g biển súc sắc với nước. Chia lượng thuốc thành 2 lần để dùng, kiên trì khoảng 2 – 3 ngày sẽ thấy cơn đau giảm hẳn.

*) Chữa tiểu đục:

Mỗi ngày, dùng khoảng 2 quả trứng gà gia với 40 – 80g rau đắng đất, cho thêm ít lát gừng tươi vào để sắc nước uống. Mỗi ngày dùng 1 lần, thực hiện khoảng 20 ngày sẽ chữa được chứng tiểu đục.

*) Chữa ngứa ngoài da, giun đũa, giun móc câu, trùng roi âm đạo: 

  • Trị trùng roi: Lấy 250 biển súc tươi đem rửa sạch, sắc lên với khoảng 1500ml nước. Dùng nước này để ngâm rửa ngoài da, âm đạo chữa trùng roi.
  • Nếu bị giun chui ống mật: Chuẩn bị 120g giấm lâu năm, 40g biển súc, gia thêm khoảng 3 chén nước vào. Đun cho đến khi thấy còn khoảng 1 chén thì chia thành 2 lần uống.
  • Chữa giun móc: Sắc với nước mỗi ngày một thang thuốc với liều lượng khoảng 40g rau đắng đất để uống. Dùng liên tục 3 ngày để thuốc mang đến hiệu quả.

*) Điều trị viêm đường tiết niệu, tiểu buốt, tiểu khó thể thấp nhiệt: 

Với những người bị các vấn đề về đường tiết niệu như tiểu buốt, tiểu khó, viêm đường tiết niệu, bệnh nhân có thể áp dụng bài thuốc theo cách sau:

  • Chuẩn bị: 20g rau đắng đất, 12g thạch vỹ, 12g xa tiền thảo, 6g cam thảo.
  • Cách tiến hành: Đem những vị thuốc đã chuẩn bị cho vào ấm, sắc lên cùng với nước. Dùng nước này uống hàng ngày để mang lại tác dụng tốt.

Nếu như nước tiểu có lẫn máu, bệnh nhân có thể thêm bồ hoàng, tiểu kế, bạch mao căn để sắc cùng. Trường hợp nước tiểu có lẫn sạn, gia thêm Kim tiền thảo.

*) Chữa đau đầu: 

Dùng rau đắng đất với lượng vừa đủ đem đi rửa sạch, để ráo. Tiếp theo, đem chúng đi giã nát, cho thêm chút thầu dầu vào, trộn đều lên. Sau đó, cho hỗn hợp này hơ nóng trên lửa rồi đắp lên vùng trán để chữa đau đầu.

*) Trị ghẻ lở, mụn nhọt: 

Chuẩn bị biển súc tươi, rửa sạch, sau đó nấu lên với nước. Dùng nước này để ngâm rửa vùng da bị tổn thương. Cứ thực hiện thường xuyên để chúng mang đến hiệu quả tốt.

Trên đây là các thông tin  tham khảo về rau đắng đất và một số bài thuốc chữa bệnh từ loại thảo dược này. Để được cung cấp một cách chính xác và đầy đủ về công dụng, cách dùng của loại cây này, vui lòng liên hệ với các chuyên gia có chuyên môn.

ThuocDanToc.vn không đưa ra bất kì lời khuyên, tham vấn, chẩn đoán y khoa.

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Ths.BS Nguyễn Thị Tuyết Lan
Nguyên Trưởng khoa khám bệnh - BV YHCT trung ương

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Đối tác

Ông Phạm Minh Đức - 0914530xxx
Thanh Trì, Hà Nội
Đặt mua 1 kg Cỏ Ngọt cách đây 1 phút