Cây Hàm Ếch Là Cây Gì? Có Công Dụng Chữa Bệnh Gì?

Cây hàm ếch còn được biết đến với nhiều tên gọi khác như trầu nước, tam bạch thảo,… thuộc họ Lá giấp (Saururaceae). Trong Đông y, hàm ếch có vị ngọt, cay, tính hàn, có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, tiêu thũng và lợi niệu. Loại dược liệu này được dân gian sử dụng để bào chế thành thuốc chữa bệnh đau nhức xương khớp, bạch đới, bệnh về đường tiết niệu,… Tham khảo bài viết dưới đây để biết thêm những công dụng khác của loại thảo dược này.

cây hàm ếch
Tìm hiểu những thông tin về cây hàm ếch: Đặc điểm sinh thái, thành phần hóa học, công dụng, tính vị và những bài thuốc hay

Đông trùng hạ thảo - quà sức khoẻ quý giá từ thiên nhiên, nâng tầm sức khoẻ, món quà được săn lùng nhất thời Covid. CLICK NHẬN NGAY ƯU ĐÃI.

Tên gọi – Phân nhóm

  • Tên gọi khác: Trầu nước, Tam bạch thảo, Đường biên ngẫu,…
  • Tên khoa học: Saururus chinensis (Lour.), Baill
  • Họ: Thuộc họ Lá giấp (Saururaceae)

Đặc điểm sinh thái của cây hàm ếch

Mô tả cây hàm ếch

Cây hàm ếch là thực vật thân thảo, sống lâu năm. Thân mọc dựng đứng, phân đốt và có gờ ở xung quanh. Thân rễ ngầm, mọc rễ ở đốt.

Lá của cây hàm ếch là lá nguyên, mọc so le, có dạng hình trứng với đầu nhọn, góc tròn hoặc hình tim, dài khoảng 8 – 12cm và rộng 4 – 5 cm. Mỗi lá có 5 gân, tù gốc. Cuống lá tương đối dài, chừng 3 – 6cm, gốc cuống có bẹ.

Hoa màu trắng, kích thước nhỏ, mọc thành lông dài 3 – 6cm, mọc thõng xuống. Điểm nổi bật của loại cây này là khi cây ra hoa, thường có 1 – 3 lá màu trắng pha xanh ở ngọn kèm theo hoa. Quả nang hình hầu và hạt có hình trứng.

Thời gian cây hàm ếch ra hoa từ tháng 4 đến tháng 8 và kết quả từ tháng 8 đến tháng 9 hằng năm.

Cây hàm ếch phân bố nhiều ở đâu?

Cây hàm ếch thường mọc dại ở các vùng đất ẩm ướt, nhất là ven suối ở rừng, đồng ruộng, nơi có nhiều ánh nắng mặt trời. Loại cây này phân bố chủ yếu ở rải rác các tỉnh phía Bắc nước ta.

cây hàm ếch
Cây hàm ếch là loại cây thân thảo, sống lâu năm, thường mọc nhiều ở những bãi đất ẩm ướt, nhiều ánh nắng như đồng ruộng, ven bờ suối

Bộ phận dùng, thu hái, chế biến và cách bảo quản

+ Bộ phận dùng: Toàn bộ các bộ phận của cây hàm ếch đều mang bản chất dược phẩm nên được sử dụng để bào chế thành thuốc chữa bệnh.

+ Thu hái: Có thể thu hái quanh năm nhưng thời điểm tốt nhất là vào mùa hè – thu.

+ Chế biến: Sau khi thu hoạch, đem toàn bộ dược liệu rửa sạch qua nhiều lần với nước sạch để loại bỏ bụi bẩn, lớp đất cát và tạp chất, sau đó có thể sử dụng ngay ở dạng tươi. Nếu dùng ở dạng khô thì cần thái thành từng đoạn nhỏ rồi đem phơi nắng cho khô để dùng dần.

+ Bảo quản: Bảo quản dược liệu khô ở trong bao bì kín và cất trữ ở nơi thoáng mát. Thi thoảng cần đem ra phơi nắng để tránh tình trạng dược liệu nổi mốc meo.

Thành phần hóa học của cây hàm ếch

Trong cây hàm ếch chiếm phần lớn hàm lượng tinh dầu, chủ yếu là hoạt chất myristicin, methyl – n – nonylketone. Ngoài ra, loại cây này còn chứa nhiều thành phần khác, như:

  • Avicularin;
  • Hyperoside;
  • Quercetin;
  • Quercitrin;
  • Rutin.

Tác dụng dược lý của vị thuốc hàm ếch

+ Theo nghiên cứu dược lý hiện đại:

Một số tài liệu nghiên cứu khoa học mới nhất cho biết, dung dịch cây hàm ếch 50% có tác dụng ức chế vi khuẩn nhóm Staphylococcus và vi khuẩn thương hàn.

+ Theo sự ghi nhận của Đông y cổ truyền:

  • Công dụng: Hàm ếch có tác dụng lợi niệu, thanh nhiệt, giải độc và tiêu thũng.
  • Chủ trị: Dược liệu hàm ếch có công dụng trị một số bệnh lý về đường tiết niệu, bệnh sởi, viêm thận phù thũng, bệnh bạch đới, viêm hạnh nhân, viêm mạch bạch huyết, thấp khớp tạng khớp, ung thư gan, viêm vú, rắn cắn,… Ngoài ra, loại dược nhiều này còn trị một số bệnh lý ngoài da như chàm eczema, viêm mủ da, mụn nhọt,…
cây hàm ếch
Cây hàm ếch có tác dụng trị viêm thận phù thũng, viêm mạch bạch huyết, đau nhức xương khớp, viêm mủ da, mụn nhọt,…

Tính vị và quy kinh của vị thuốc hàm ếch

+ Tính vị: Dược liệu hàm ếch có vị ngọt, cay, tính hàn.

+ Quy kinh: Chưa có tài liệu nào trình bày về thông tin này.

Cách dùng và liều lượng sử dụng cây hàm ếch

+ Liều dùng: Dùng 15 – 30gr/ ngày. Tuy nhiên, liều lượng có thể gia giảm tùy vào từng bệnh lý và bài thuốc cụ thể.

+ Cách dùng: Dùng độc vị cây dược liệu cây hàm ếch hoặc kết hợp cùng với một số nguyên liệu khác ở dạng thuốc sắc hoặc thuốc đắp ngoài.

Ứng dụng lâm sàng của vị thuốc hàm ếch

Dược liệu hàm ếch được ứng dụng trong khá nhiều bài thuốc khác nhau, dưới đây là một số bài thuốc cụ thể:

cây hàm ếch
Hàm ếch có vị ngọt, cay, tính hàn, có tác dụng lợi tiểu, thanh nhiệt, giải độc và tiêu thũng

1. Bài thuốc chữa mụn nhọt sưng tấy (trường hợp chưa vỡ mủ)

  • Nguyên liệu: Lá hàm ếch tươi.
  • Cách thực hiện: Làm sạch lá hàm ếch tươi bằng nước muối pha loãng rồi đem giã nhỏ. Rửa sạch vùng da bị tổn mụn nhọt sưng tấy rồi đắp lá hàm ếch lên, sau đó dùng băng gạc buộc cố định lại và để yên khoảng 2 giờ. Áp dụng mỗi ngày 3 lần và liên tục trong 3 ngày.

2. Bài thuốc hỗ trợ điều trị bệnh sỏi bàng quang

  • Nguyên liệu: 20gr cây hàm ếch; bòng bong, dây tơ hồng xanh, cỏ tháp bút và kim tiền thảo mỗi vị 15gr.
  • Cách thực hiện: Mang toàn bộ nguyên liệu trên làm sạch qua nhiều lần nước rồi cho vào nồi cùng với 750ml. Bắc lên bếp và tiến hành đun sôi cho đến khi cô đặc lại còn khoảng 500ml. Chắt lọc lấy phần nước và dùng thay cho nước trà. Lộ trình điều trị kéo dài trong 15 ngày.

3. Bài thuốc hỗ trợ điều trị khí hư bạch đới

  • Nguyên liệu: 60gr cây hàm ếch và 70gr thịt lợn nạc băm nhỏ.
  • Cách thực hiện: Đem hai nguyên liệu trên nấu thành canh để dùng. Nên dùng khi còn nóng. Dùng cách ngày ăn một lần và liên tục trong 10 lần.

4. Bài thuốc chữa đau nhức xương khớp do thay đổi thời tiết

  • Nguyên liệu: 30gr cây hàm ếch.
  • Cách thực hiện: Rửa sạch toàn bộ cây hàm ếch vừa được chuẩn bị rồi đem đun cùng với 500ml nước. Chắt lọc lấy phần nước để uống thay cho nước trà.

5. Bài thuốc chữa chứng chảy máu cam do nhiệt

  • Nguyên liệu: Cây hàm ếch và rễ đỗ quyên mỗi vị 15gr.
  • Cách thực hiện: Cho hai nguyên liệu trên vào trong ấm cùng với 700ml nước. Bắc lên bếp rồi tiến hành đun cô đặc còn lại khoảng 250ml. Gạn lấy phần nước và chia thành 2 phần nhỏ để uống hết trong ngày. Lộ trình sử dụng kéo dài trong 10 ngày.

Trên đây là những thông tin về cây hàm ếch và những bài thuốc chữa bệnh hay. Tuy nhiên, những thông tin về loại dược liệu này còn khá hạn hẹp và chưa được giới khoa học nghiên cứu sau. Chính vì vậy, nếu có ý định sử dụng, bạn nên tham khảo ý kiến của bác sĩ hay lương y để phòng ngừa một số trường hợp rủi ro có thể xảy ra.

Thuocdantoc.vn không đưa ra các lời khuyên, chẩn đoán hay các phương pháp điều trị y khoa.

Có thể bạn đọc quan tâm:

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Ths.BS Nguyễn Thị Tuyết Lan
Nguyên Trưởng khoa khám bệnh - BV YHCT trung ương

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Đối tác

Ông Phạm Minh Đức - 0914530xxx
Thanh Trì, Hà Nội
Đặt mua 1 kg Cỏ Ngọt cách đây 1 phút