Cây chùm ngây: Công dụng, bài thuốc và một số lưu ý

Trong nền Y học cổ truyển, cây chùm ngây được sử dụng khá nhiều trong các bài thuốc bởi các trong dược liệu này có chứa rất nhiều hàm lượng có lợi cho sức khỏe. Ngoài công dụng điều trị các bệnh lý về tim mạch, gan, thận, điều trị cảm, sốt,… mà còn là dược liệu lợi sữa, giảm cân, ngăn chặn lão hóa da, tóc chắc khỏe cho các chị em phụ nữ. Tuy nhiên, người bệnh cần lưu ý khi sử dụng cây chùm ngây làm dược liệu, có thể gây ra các tác dụng phụ không như mong muốn.

Toàn bộ các bộ phận của cây chùm ngây được sử dụng để làm thuốc trong dân gian

1. Tên gọi, chủng loại

  • Tên gọi khác: Ba đậu dại, trong tiếng Anh còn có khác gọi khác là cây cải ngựa (Horseradish tree), cây dùi trống (Drumstick tree), cây dầu bel (Bel-oil tree)
  • Tên khoa học: Moringa oleifera
  • Họ: Thuộc họ Chùm ngây

2. Đặc điểm sinh thái

+ Mô tả:

Cây chùm ngây là cây thân gỗ, khi trưởng thành ở độ tuổi 3 – 4 năm cây có thể cao tới hàng chục mét. Thân cây ống chuốt, không có gai. Lá màu xanh mốc, là loại lá kép dài 30 – 60 cm, có hình dạng lông chim, mọc đối xứng nhau. Hoa màu trắng kem, có hình dạng giống hoa đậu, có lông tơ và chứa nhiều mật. Qủa cây chùm ngây thuộc loại nang treo, dài 25 – 40 cm gồm 3 cạnh, chỗ có phần hạt, quả hơi gồ lên. Hạt tròn, màu đen, có kích thước bằng hạt đậu Hà Lan.

Hạt chùm ngây có hình tròn, màu đen, có kích thước gần giống đậu Hà Lan

+ Phân bố:

Cây có xuất xứ từ vùng Nam Á. Cây chùm ngây thường được trồng hoặc mọc hoang ở nhiều nơi trên thế giới tại các vùng đất khô hạn khắc nghiệt nhiệt đới hoặc bán nhiệt đới. Tại Việt Nam, cây chùm ngây thường được thấy nhiều ở các tỉnh như Ninh Thuận, Bình Thuận, Thanh Hóa, vùng Bảy Núi ở An Giang, đảo Phú Quốc,…

3. Bộ phận dùng, thu hái, chế biến, bảo quản

+ Bộ phận dùng:

Hầu hết các bộ phận của cây chùm ngây được dân gian sử dụng để làm thuốc như: thân, lá, hoa, quả, hạt và rễ.

+ Thu hái:

Thu hái cây chùm ngây quanh năm. Đối với thân cây, thu hoạch với những cây đã trưởng thành.

+ Chế biến:

Có thể dùng tươi hoặc dùng dạng khô.

Áp dụng công nghệ sấy lạnh, phơi khô trước 12 giờ đối với các cây chùm ngây sau khi thu hoạch để sử dụng trong thời gian lâu dài.

+ Bảo quản:

Đóng kín bao bì sau mỗi lần sử dụng để được sử dụng lâu dài đối với các bộ phận đã được phơi hoặc sấy khô.

Đối với cây chùm ngây còn tươi, bảo quản trong tủ lạnh (nhưng không được để quá lâu), bọc kín trong túi ni lông, tránh bay hơi nước khiến lá héo và mất dần chất dinh dưỡng.

4. Thành phần hóa học

Các chất dinh dưỡng có trong chùm ngây là: Cacsbohydrat, chất xơ, chất béo, chất đạm, Vitamin A, Vitamin B, Vitamin C, các loại chất khoáng (canxi, magie, sắt, phốt pho, kali, natri, kẽm, mangan) và nước.

Một số các bài nghiên cứu khác cho biết, trong cây chùm ngây có chứa hơn 90 chất dinh dưỡng tổng hợp gồm: 7 loại vitamin, 6 loại khoáng chất, 18 loại axit amin, 46 chất chống oxy hóa và các hợp chất khác.

5. Quy kinh

Chưa được quy vào kinh nào.

6. Tác dụng dược lý

+ Theo nghiên cứu dược lý hiện đại:

Các nhà nghiên cứu và đã chỉ ra được công dụng của cây chùm ngây trong việc điều trị các bệnh lý sau:

  • Phòng ngừa ung thư, ngăn chặn sự phát triển của các tế bào ung thư
  • Phòng ngừa thiếu máu
  • Giảm nguy cơ mắc bệnh về tim
  • Giảm lượng đường trong máu đối với các bệnh nhân bị đái tháo đường
  • Giảm huyết áp cao, ngăn chặn tình trạng động mạch bị dày lên
  • Giảm viêm
  • Bảo vệ gan
  • Hỗ trợ điều trị sỏi thận
  • Tăng cường hệ miễn dịch, cải thiện quá trình trao đổi chất, chống lại bệnh cúm, sốt và dị ứng
  • Điều trị táo bón
  • Hỗ trợ sức khỏe não bộ
  • Chống độc tính của asen, tránh mắc phải các bệnh lý về viêm da, bệnh tim mạch, suy thận, đái tháo đường,…
  • Lợi sữa cho phụ nữ giai đoạn cho con bú
  • Giảm cân, ngăn chặn cơ thể hấp thụ chất béo và cholesterol
  • Nuôi dưỡng làn da tránh khỏi vấn đề lão hóa và mái tóc chắc khỏe
  • Cải thiện sức khỏe của mắt

+ Theo Y học cổ truyền:

Trong Y học cổ truyền, cây chùm ngây được xem là “thần dược” để chữa các bệnh lý sau:

  • Trị các vết thương bị sưng và nhọt
  • Trị phong thấp
  • Giúp trị táo bón, mục cóc, giun sán
  • Chống co giật, chống sưng
  • Trị đau răng, đau tai
  • Trị nóng sốt
  • Trị đau dạ dày
  • Trị phong thấp
  • Tác dụng lợi tiểu
  • Phòng ngừa mang thai

7. Liều dùng – Cách dùng

Tùy vào mỗi đối tượng, độ tuổi hoặc tình trạng bệnh lý sẽ có liều dùng và cách dùng khác nhau. Bạn đọc cần lưu ý điểm này.

Sử dụng cây chùm ngây với mức an toàn là 6 gram mỗi ngày và thời gian sử dụng không quá 3 tuần.

8. Bài thuốc

Dưới đây là các bài thuốc sử dụng cây chùm ngây, bạn đọc có thể tham khảo:

  • Bài thuốc điều trị tăng cholesterol, tăng lipid trong máu, giảm axit uric, ngăn ngừa sỏi oxalat: Sử dụng 100 gram rễ tươi rửa sạch, đem nấu với 1 lít nước, nấu trong vòng 15 phút rồi sử dụng cả ngày thay thế cho nước lọc. Nếu bạn có thể thay thế lá tươi bằng lá khô với hàm lượng là 30 gram.
  • Bài thuốc giúp ổn định đường huyết, huyết áp, bảo vệ gan, trị suy nhược cơ thể: Sử dụng 150 gram lá chùm ngây non đem rửa sạch và giã nát. Sau đó thêm vào 300 ml nước, lọc lấy nước, rồi thêm vào đó 2 canh muỗng mật ong, trộn đều hỗn hợp đó lên. Người bệnh chia làm 3 lần uống trong ngày.
  • Bài thuốc điều trị u xơ tiền liệt tuyến: Sử dụng 100 gram rễ cây chùm ngây còn tươi và 80 gram lá trinh nữ hoàng cung, đem nấu với 2 lít nước còn nửa lít nước. Chia làm 3 lần uống mỗi ngày. Người bệnh có thể sử dụng thảo dược ở dạng khô với hàm lượng: 30 gram rễ chùm ngây và 20 gram lá trinh nữ hoàng cung.
  • Bài thuốc phòng ngừa loãng xương: Dùng lá cây chùm ngây nấu với nước để sử dụng như nước trà hoặc nước lọc và sử dụng hằng ngày.
  • Bài thuốc phòng ngừa thai (của dân tộc Raglay): Dùng 150 gram rễ cây chùm ngây còn tươi rửa sạch và băm nhỏ, nấu với 2 lít nước còn nửa lít rồi chia làm 2 lần uống trong ngày. Hàm lượng 150 gram rễ cây chùm ngây được sử dụng trong vòng 5 ngày hoặc là 2 nắm tay.
Các bài thuốc sử dụng cây chùm ngây để điều trị các bệnh lý ở người

9. Lưu ý

Trong quá trình điều trị bệnh bằng cây chùm ngây, bệnh nhân cần lưu ý những điểm sau để không gây ảnh hưởng đến tình trạng sức khỏe:

  • Không sử dụng cây chùm ngây làm dược liệu trị bệnh cho các đối tượng dị ứng hoặc mẫn cảm với các thành phần có trong dược liệu.
  • Hạn chế sử dụng rễ và chiết xuất của nó, bởi các thành phần này có chứa các chất độc hại có thể gây tê liệt thân thể hoặc tử vong.
  • Trong cây chùm ngây có chứa nhiều chất dinh dưỡng, hàm lượng Vitamin C và canxi khá là cao. Nếu sử dụng quá nhiều sẽ bị thừa Vitamin C và canxi, gây ảnh hưởng đến sức khỏe.
  • Hạn chế sử dụng cây chùm ngây vào buổi tối, có thể gây ra mất ngủ hoặc trằn trọc bởi hàm lượng Vitamin C trong cây quá cao.
  • Phụ nữ mang thai trong giai đoạn đầu tuyệt đối không được sử dụng chùm ngây, bởi trong dược liệu này có chứa các chất gây co cơ trơn tử cung, có thể gây ra xảy thai.
Tương tác

Cần thận trọng trong việc sử dụng cây chùm nhây với các loại thuốc khác, có thể gây ra các tác dụng phụ hoặc tình trạng bệnh tình chuyển hướng xấu hơn.

  • Levothyroxine
  • Thuốc điều trị tiểu đường
  • Thuốc huyết áp cao
  • Thuốc hỗ trợ chức năng gan

Bài viết đã giới thiệu cho bạn đọc các thông tin về cây chùm ngây cũng như và công dụng của cây chùm ngây trong các bài thuốc chữa trị các bệnh lý ở người. Tuy nhiên, bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, chưa được xác thực bởi giới chuyên môn. Bạn đọc có nhu cầu sử dụng dược liệu này để điều trị bệnh, vui lòng tham khảo ý kiến tham vấn từ các bác sĩ hoặc dược sĩ chuyên môn. Bệnh nhân không được tự ý sử dụng khi chưa có chỉ định.

Dược liệu này không thay thế thuốc đặc hiệu, bạn đọc cần lưu ý khi sử dụng.

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Ths.BS Nguyễn Thị Tuyết Lan
Nguyên Trưởng khoa khám bệnh - BV YHCT trung ương

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Đối tác

Ông Phạm Minh Đức - 0914530xxx
Thanh Trì, Hà Nội
Đặt mua 1 kg Cỏ Ngọt cách đây 1 phút