Dược liệu cam toại - Vị thuốc thanh nhiệt, tiêu thũng, trừ đàm

Cam toại có vị đắng, ngọt, tính lạnh, tác dụng thanh nhiệt, tiêu thũng và trừ đàm. Dược liệu này được sử dụng để chữa các chứng bệnh như đại tiểu tiện không thông, sưng độc do thấp nhiệt, phụ nữ có huyết kết ở bụng dưới,…

1. Tên gọi, phân nhóm

Tên gọi khác: Niệt gió, niền niệt, ngao hưu, cam cao, trùng trạch, tam tằng thảo, cam đài, chí điên,…

Tên khoa học: Euphorbia Kansui

Tên dược: Radix Kansui

Họ: Đại kích/ Thầu dầu (danh pháp khoa học: Euphorbiaceae)

vị thuốc cam toại
Dược liệu cam toại có vị đắng, ngọt, tính lạnh, tác dụng thanh nhiệt, tiêu thũng và trừ đàm

2. Đặc điểm sinh thái

Mô tả:

Cam toại là cây thân thảo sống lâu năm, chiều cao từ 25 – 40cm, toàn bộ cây có mủ. Rễ cây mảnh, hơi cong nhưng có một số cây có rễ hình dạng như chuỗi ngọc trai.

dược liệu cam toại
Cam toại là cây thân thảo sống lâu năm, chiều cao từ 25 – 40cm, phân bố chủ yếu ở Trung Quốc

Thân cây có màu đỏ tím nhạt, lá mọc xen kẽ, chiều dài từ 3 – 5cm, rộng từ 6 -10mm. Hoa nở vào đầu mùa hè, quả có hình trứng và màu nâu.

Phân bố:

Thảo dược này phân bố chủ yếu ở Trung Quốc, tập trung ở các tỉnh như Thiểm Tây, Ninh Hạ, Sơn Tây, Cam Túc,…

3. Bộ phần dùng, thu hái, chế biến, bảo quản

Bộ phận dùng: Rễ củ

Thu hái: Vào tháng 2 và tháng 8.

Chế biến: Đem đào lấy rễ, rửa sạch và phơi trong râm.

Bào chế:

+Dùng bột bọc cam toại, sau đó đem nướng chín cho bớt độc tính rồi dùng dần (theo Bản Thảo Cương Mục).

+Rẩy nước qua cho ẩm, rửa sạch và bọc lại. Sau đó đem cháy ở bên ngoài (theo Trung Dược Đại Từ Điển).

+Đem rễ giã nát và ngâm trong nước cam thảo 3 ngày. Khi nước chuyển thành màu đem, vớt đem rửa với nước từ 3 – 7 lần cho đến khi nước trong. Sau đó sao giòn để dùng dần (theo Lôi Công Bào Chế Dược Tính Luận).

+Đem rễ rửa sạch rồi ngâm với nước trong vòng 3 giờ. Cạo bỏ vỏ bên ngoài, xắt mỏng và sao với cám theo tỷ lệ 1:1 cho đến khi rễ vàng giòn (theo Trung Quốc Dược Học Đại Từ Điển).

Bảo quản: Dễ bị mọt ăn, nấm mốc, cần bảo quản trong lọ kín có lót vôi sống.

4. Thành phần hóa học

Rễ cam toại có thành phần hóa học chính là triterpenoids (trong đó, gồm có alpha-euphorbol, 20-epieuphol, 20-deoxyingenol-3-benzoate, kanzuiol,…). Ngoài ra dược liệu còn chứa axit oxalic, axit palmitic, glucose, vitamin B1, tinh bột, glucose, sucrose, acid citric,…

5. Tác dụng dược lý

Theo nghiên cứu dược lý hiện đại:

+Kích thích và tăng nhu động ruột, có thể gây tiêu chảy nặng.

+Chiết xuất ethanol trong thảo dược có thể gây chuyển dạ trên thực nghiệm đối với chuột lang mang thai.

+Kansuinine A và B có tác dụng chống bệnh bạch cầu.

+Dược liệu tươi có độc tính cao hơn so với khi sao với giấm. Vì vậy cam toại thường được bào chế trước khi dùng.

+Tác dụng ức chế miễn dịch đối với chuột thực nghiệm.

Theo y học cổ truyền:

+Tác dụng bài tiết thủy thấp, thông đại tiểu tiện, giải độc tán kết và trục ẩm.

+Chủ trị đàm ẩm, phù thũng, nước tích trong bụng và xoang. Dùng ngoài để trị sưng độc do thấp nhiệt.

6. Tính vị

Vị đắng, ngọt, tính hàn.

7. Qui kinh

Qui vào kinh Phế, Thận, Đại trường.

8. Liều dùng, cách dùng

Thảo dược khó sắc nên chủ yếu được tán bột uống. Khi dùng nên chế với giấm sao vàng để làm giảm độc tính của dược liệu.

dược liệu cam toại
Thảo dược ít khi được dùng ở dạng sắc uống, chủ yếu được tán bột uống hoặc tán bột làm hoàn

Mỗi ngày chỉ nên dùng từ 1.5 – 3g (dạng thuốc sắc) và dùng từ 1 – 2g (dạng thuốc bột).

9. Bài thuốc

Với tác dụng trừ đàm, thanh nhiệt và tiêu thũng, cam toại được áp dụng trong nhiều bài thuốc chữa bệnh.

  • Bài thuốc trị thương hàn biến chứng thủy kết hung: Dùng hoàng liên 4g, khương bán hạ 8g, toàn qua lâu 16g, gia thêm cam toại (lượng vừa đủ), sắc uống.
  • Bài thuốc trị nước tích dưới tim: Dùng bán hạ 12 củ và cam toại 3 củ lớn, đem sắc với 1 thăng nước còn lại ½ thăng. Bỏ thêm 2 bát nước và cho thêm 5 củ thược dược, sắc còn nửa thăng. Đem trộn với nửa cân mật ong, sắc còn lại 8 phân và dùng uống.
  • Bài thuốc trị thở hấp và phù thũng: Dùng đại kích và cam toại, mỗi thứ 1 lượng. Đem sao kỹ sau đó tán bột dùng dẫn. Mỗi lần dùng 1 thìa nhỏ uống cùng với 1 chén nước sôi.
  • Bài thuốc trị phù thũng khiến bụng căng đầy: Dùng hắc khiên ngưu 1 lượng 5 chỉ với cam toại sao 2 chỉ 2 phân, tán bột sắc và uống từng hớp cho đến khi khỏi.
  • Bài thuốc trị tứ chi sưng đau và thận thủy lưu chú khiến đầu gối co quắp: Dùng yên chi phôi tử 5 thìa cà phê (tán bột), cam toại 5 chỉ (nửa sống nửa sao), bạch miến 4 lượng và mộc hương 4 chỉ.
  • Bài thuốc trị đại tiểu tiện không thông và phù thũng thở gấp: Dùng đại kích, cam toại và nguyên hoa bằng lượng nhau, đem tán thành bột mịn. Sau đó dùng táo nhục trộn đều làm thành viên, viên to bằng hạt ngô đồng. Mỗi lần dùng 40 viên với Xâm thần nhiệt thang. Nếu tiểu ra nước vàng thì ngưng dùng. Nếu chưa thì trưa ngày hôm sau dùng tiếp.
  • Bài thuốc trị sán khí sa dịch hoàn: Dùng hồi hương và cam toại bằng lượng nhau, đem tán bột mịn. Mỗi lần dùng 2 chỉ uống.
  • Bài thuốc trị tiêu khát hay khát nước: Dùng hoàng liên 1 lượng, cam toại (sao cám) ½ lượng, đem các vị tán bột. Vo viên, mỗi viên to bằng hạt đậu xanh. Mỗi lần dùng 2 viên uống cùng nước kỵ cam thảo và bạc hà.
  • Bài thuốc trị mã tỳ phong: Dùng thần sa 2 chỉ rưỡi khinh phấn ¼ thìa cà phê và cam toại bao miến sắc 1.5 chỉ. Mỗi lần dùng 1 ít nước tương, nhỏ 1 giọt thuốc lên nước tương rồi bỏ bước tương đi. Dùng bột thuốc uống.
  • Bài thuốc trị tai điếc đột ngột: Sử dụng cam toại nửa tấc, đem bọc lông lại sau đó nhét vào hai lỗ tai. Đồng thời nhai cam thảo trong miệng.
  • Bài thuốc trị táo bón, động kinh, thủy kết hung hiếp, mạch chứng đều thuộc nhiệt và ngực đầy tức: Dùng đại hoàng 3 chỉ, cam toại 5 phân với mang tiêu 3 chỉ, đem sắc uống.
  • Bài thuốc trị điên cuồng: Dùng châu sa 3 phân với cam toại 5 phân, đem tán bột uống.
  • Bài thuốc trị thân mặt sưng hút: Dùng thịt thăn của heo đực, cắt thành 7 miếng, sau đó bỏ bột cam toại (2 chỉ) vào. Đem nướng ngày ăn 1 miếng, dùng liên tục trong 5 – 6 ngày.
  • Bài thuốc trị đại tiểu tiện không thông: Dùng miến sống trộn dẻo với bột cam toại, sau đó đắp vào giữa rốn. Kết hợp với bài Cam thảo thang cho đến khi khỏi.
  • Bài thuốc trị bí tiểu: Dùng bài Trư linh thang uống với bột cam toại 4g.
  • Bài thuốc trị trẻ em cam thủy: Dùng thanh quật bì và cam toại sao vàng, bằng lượng nhau. Sau đó đem các vị tán thành bột mịn. Trẻ từ 3 tuổi trở lên dùng 1 chỉ uống cùng bài Mạch nha thang, khi đi ngoài được là khỏi.
  • Bài thuốc trị hạ bộ ngứa, cước khí sưng đau và phong khí đập vào thận khí: Dùng mộc miết tử 4 cái (đem tán bột), cam toại ½ lượng và thăn thịt heo. Dùng thuốc bỏ vào trong thịt heo, nướng chín và dùng với nước cơm. Sau khi dùng thuốc nên duỗi 2 chân cho dễ đi đại tiện. Khi đại tiện xong cần ăn cháo trắng 2 – 3 ngày.
  • Bài thuốc trị phụ nữ huyết kết ở bụng dưới: Dùng cam toại 1 lượng, đại hoàng 3 lượng và a giao 1 lượng. Đem sắc với 1 thăng rưỡi nước, sắc còn nửa thăng.
  • Bài thuốc trị ra mồ hôi trộm, tức ngực phát sốt: Dùng cam toại bao với miến, nấu với nước tương cho sôi. Sau đó bỏ miến, dùng cam toạn sao vàng và tán bột. Trẻ em dùng 1 chỉ, người lớn dùng 3 chỉ uống cùng mật trước khi đi ngủ. Khi dùng bài thuốc này, cần kiêng thịt cá và dầu mỡ.
  • Bài thuốc trị động kinh, phong đàm làm mê tâm khiếu và đàn bà phong tà ở tâm huyết: Đem bỏ cam toại tán bột 2 lượng vào tim heo. Sau đó bọc giấy và nướng chín.
  • Bài thuốc trị tê mất cảm giác đau nhức: Dùng tỳ ma nhân tử 4 lượng, cam toại 2 lượng và chương nảo 1 lượng, đem tán bột và uống với Cam thảo thang.
  • Bài thuốc trị đại tiểu tiện ít, can tỳ sưng lớn: Dùng nguyên hoa 1 lượng, khiên ngưu tử 4 lượng, khinh phấn 1 chỉ, thanh bì 5 chỉ, cam toại 1 lượng, đại kích 1 lượng, binh lang 5 chỉ, mộc hương 5 chỉ. Đem các vị tán bột, trộn với hồ là thành viên to bằng hạt đậu xanh. Mỗi lần uống 1 chỉ, nên dùng lúc đói với nước nóng.
  • Bài thuốc sưng độc do thấp nhiệt: Đem bột cam toại trộn với nước, thoa lên chỗ sưng. Dùng đồng thời với nước cam thảo sắc uống.
  • Bài thuốc trị chứng âm thịnh gây tiêu chảy: Dùng cam toại 4g, mật 100ml, bán hạ 12g và chích cam thảo 4g, thược dược 6g, đem sắc uống.

10. Kiêng kỵ

+Không dùng chung với cam thảo, viễn chí.

+Cam toại rất độc và hạ rất mạnh, thận trọng khi dùng cho người suy nhược.

+Phụ nữ mang thai tuyệt đối không sử dụng thảo dược này.

+Thêm đại táo vào bài thuốc có cam toại khi dùng cho người có dạ dày yếu.

Sử dụng dược liệu quá liều có thể gây ngộ độc (tiêu chảy nghiêm trọng, đau bụng,…). Trường hợp quá liều lớn, người bệnh có thể gặp các tác dụng phụ nghiêm trọng hơn như chóng mặt, buồn nôn, phân lỏng, nôn mửa, đánh trống ngực, nhức đầu, mất nước, giảm huyết áp, mạch yếu, khó thở, mê sảng, hạ thân nhiệt và tím tái. Nếu không được điều trị kịp thời, bệnh nhân có thể suy hô hấp và tử vong.

Thông tin về dược liệu cam toại trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo. Trước khi sử dụng dược liệu này để điều trị các vấn đề sức khỏe, cần tham khảo ý kiến bác sĩ để đảm bảo tác dụng và hạn chế các tác dụng không mong muốn.

Dược liệu nên kết hợp

  • Cây nhót: Mô tả, công dụng, thành phần hóa học & bài thuốc
  • Cây nghệ đen (Nga truật): Tính vị, Tác dụng dược lý và Một số bài thuốc

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Ths.BS Nguyễn Thị Tuyết Lan
Nguyên Trưởng khoa khám bệnh - BV YHCT trung ương

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Đối tác

Ông Phạm Minh Đức - 0914530xxx
Thanh Trì, Hà Nội
Đặt mua 1 kg Cỏ Ngọt cách đây 1 phút