Viêm Loét Miệng Mãn Tính: Cách Điều Trị và Ngăn Chặn

Viêm loét miệng mãn tính là một trong những bệnh lý có tỷ lệ ngày càng gia tăng hiện nay. Tổn thương niêm mạc ở miệng như má trong, lưỡi, môi, nướu răng,… tái phát nhiều lần, kéo dài gây đau nhức, ảnh hưởng đến chức năng nhai, khiến ăn uống trở nên khó khăn. Bệnh gây ra nhiều tác hại cho sinh hoạt đời sống và sức khỏe của người bệnh.

Viêm loét miệng mãn tính là gì?

Viêm loét miệng hay còn gọi là nhiệt miệng, lỡ miệng,… là các tổn thương hình thành bên trong khoang miệng trên mô mềm, gây đau rát khó chịu, nhất là khi ăn, uống. Trường hợp viêm loét miệng có thể xảy ra ở dạng cấp tính hoặc mãn tính. Đối với bệnh viêm loét miệng mãn tính, đây là hiện tượng viêm loét tái phát nhiều lần, kéo dài khó dứt điểm.

Viêm loét miệng mãn tính là gì?
Viêm loét miệng mãn tính có thể xảy ra ở người lớn và trẻ nhỏ

Thông thường, mỗi người có thể bị viêm loét miệng 2 – 3 lần trong năm, hoặc viêm khi vô tình nhai, cắn trúng niêm mạc miệng. Các tổn thương hình thành kích thước nhỏ, có thể khắc phục sau một thời gian ngắn từ 7 – 14 ngày mà không cần điều trị quá chuyên sâu. Người bệnh chỉ cần điều chỉnh thói quen ăn uống và sinh hoạt, làm sạch khoang miệng hàng ngày.

Tuy nhiên đối với các vét loét mãn tính, chúng thường xuất hiện thường xuyên, lâu lành hơn. Trung bình phải mất vài tuần thì vết thương mới phục hồi. Trường hợp không xử lý sớm, tổn thương có thể gây đau đớn và kèm theo nhiều hệ lụy khác.

Không chỉ ảnh hưởng đến quá trình ăn uống, giao tiếp, viêm loét miệng còn tác động tiêu cực đến tâm lý của người bệnh, tạo cảm giác biếng ăn, mệt mỏi, suy nhược cơ thể,… Bạn không nên chủ quan khi nhận thấy vết thương xuất hiện trong khoang miệng, nhất là khi chúng tồn tại thời gian dài không có dấu hiệu cải thiện.

Triệu chứng nhận biết viêm loét miệng mãn tính

Rất dễ dàng nhận biết tổn thương niêm mạc miệng bằng mắt thường. Chúng có thể hình thành ở các khu vực như má trong, lưỡi, môi, nướu răng,… những khu vực mô mềm trong khoang miệng. Viêm loét miệng mãn tính sẽ gây ra các triệu chứng bất thường dưới đây, bạn đọc cần lưu ý và sớm có biện pháp kiểm soát:

  • Vết loét có kích thước khác nhau hình thành bên trong khoang miệng.
  • Vị trí vết thương sưng đỏ, kèm theo cơn đau rát khó chịu xuất hiện, đau đớn dữ dội hơn khi người bệnh ăn, uống, nói chuyện.
  • Xảy ra tình trạng áp xe niêm mạc miệng hoặc dưới lưỡi.
  • Người bệnh viêm niêm mạc miệng mãn tính tình trạng nặng gặp phải biểu hiện sốt cao bất thường, một số trường hợp còn nhận thấy hạch nổi góc hàm.

Không nên chủ quan đối với các triệu chứng bất thường kể trên. Bởi, nếu tổn thương ngày càng nặng, kéo dài, không chỉ ảnh hưởng đến sinh hoạt hàng ngày mà còn tác động không nhỏ đến tâm lý, gây suy nhược và nguy cơ kéo theo nhiều biến chứng khác. Lúc này người bệnh cần đến gặp bác sĩ để được khám chữa càng sớm càng tốt.

Nguyên nhân gây viêm loét miệng mãn tính

Có rất nhiều nguyên nhân gây nên tình trạng viêm loét miệng nói chung và viêm loét miệng mãn tính nói riêng. Trong đó có thể kể đến các nguyên nhân bên trong và bên ngoài cơ thể. Điểm qua các yếu tố chính khiến tổn thương niêm mạc miệng kéo dài không khỏi hoặc tái phát thường xuyên như sau:

Nguyên nhân gây viêm loét miệng mãn tính
Có nhiều nguyên nhân khiến tình trạng viêm loét miệng tái đi tái lại nhiều lần

Yếu tố khách quan

Nguyên nhân gây viêm loét miệng xuất phát từ những yếu tố khách quan, chẳng hạn như viêm loét do tác động cắn nhai, đánh răng quá mạnh, hoặc có nhiều trường hợp do ảnh hưởng bởi nội tiết tố, stress, tác dụng phụ của thuốc điều trị bệnh,… Cụ thể như:

  • Niêm mạc miệng bị trầy xước do đánh răng quá mạnh khiến cho vi khuẩn tấn công gây viêm loét. Ngoài ra, việc sử dụng bàn chải đánh răng, kem đánh răng không phù hợp cũng là tác nhân gây viêm loét miệng mãn tính, tuy nhiên không phải ai cũng nhận ra vấn đề này.
  • Ăn phải các thức ăn cứng, có cạnh sắt nhọn, trẻ em ngậm các đồ vật cứng,… khiến cho khoang miệng bị tổn thương, dẫn đến tình trạng viêm loét.
  • Ăn nhiều đồ ăn cay nóng, đồ ăn quá chua,… khiến cho khoang miệng tổn thương.
  • Ngoài ra như đã đề cập, một số trường hợp đau nhức khoang miệng, sưng viêm niêm mạc miệng xuất phát từ việc vô tình cắn trúng miệng, môi, nướu răng hoặc lưỡi khiến tổn thương hình thành, tạo điều kiện cho vi khuẩn sinh sôi.
  • Ăn thiếu dưỡng chất, trong đó có thể kể đến các chất như vitamin B12, kẽm, pp,… Điều này ảnh hưởng không nhỏ đến sự phát triển của niêm mạc miệng, khiến niêm mạc yếu và dễ bị tổn thương.
  • Stress, căng thẳng kéo dài ảnh hưởng đến nội tiết tố, suy giảm hệ miễn dịch khiến cho các đợt viêm loét cấp tính diễn ra thường xuyên lâu dần chuyển thành mãn tính.
  • Tác dụng phụ của thuốc điều trị bệnh cũng là yếu tố gây viêm loét miệng mãn tính mà nhiều người đang gặp phải.

Ngoài ra, nhiều yếu tố khác cấu thành tình trạng này có thể kể đến như thói quen vệ sinh răng miệng kém, mất ngủ kéo dài, ảnh hưởng quá trình điều trị ung thư bằng hóa trị, xạ trị,… Cần xác định nguyên nhân gây viêm loét mãn tính để có hướng kiểm soát, tránh tổn thương ngày càng trở nên trầm trọng.

Yếu tố bệnh lý

Ngoài các yếu tố kể trên, hiện tượng viêm loét miệng mãn tính xảy ra có thể là hệ quả của một số bệnh lý trong cơ thể. Chẳng hạn như viêm nhiễm do cơ thể bị virus, vi khuẩn, nấm tấn công. Chúng xâm nhập khoang miệng, gây tổn thương tại lớp niêm mạc, nhất là trên cơ thể người đang gặp vấn đề sức khỏe, suy giảm hệ miễn dịch.

Nguyên nhân gây viêm loét miệng mãn tính
Sưng viêm đau rát niêm mạc miệng có liên quan đến yếu tố bệnh lý trong cơ thể

Một số bệnh lý mãn tính tạo điều kiện cho hại khuẩn tấn công cơ thể có thể kể đến như:

  • Bệnh tiểu đường: Đây là một trong những căn bệnh mãn tính, kéo dài dai dẳng gây suy giảm hệ miễn dịch và sức đề kháng của người bệnh. Cũng chính vì chứng bệnh này, người bệnh dễ gặp phải các vấn đề về da, tổn thương niêm mạc những khu vực nhạy cảm do khả năng kháng khuẩn, virus,… kém. Viêm loét miệng là một trong những trường hợp thường gặp, đây cũng là biến chứng nguy hại do bệnh tiểu đường gây ra trên cơ thể người bệnh.
  • Bệnh loét áp tơ: Rất nhiều người nhầm lẫn tình trạng loét áp tơ với bệnh viêm loét niêm mạc miệng mãn tính. Các triệu chứng khá giống nhau, trong đó điển hình là gây ra các cơn đau nhức khó chịu cho người bệnh, sưng đỏ lớp màng bao phủ trong khoang miệng. Trường hợp loét áp tơ thường xảy ra ở khu vực má trong, trên môi hoặc xung quanh lưỡi của người bệnh.
  • Bệnh tiêu hóa: Bệnh viêm loét đại tràng, crohn là hai chứng bệnh mãn tính về đường ruột có khả năng biến chứng ảnh hưởng gây viêm loét miệng. Chúng làm suy giảm hệ miễn dịch và sức đề kháng, tạo điều kiện cho hại khuẩn tấn công khoang miệng, hình thành vết loét gây đau rát kéo dài.
  • Bệnh lý răng miệng: Tình trạng loét miệng có thể tái đi tái lại nhiều lần theo đợt bùng phát của các bệnh lý răng miệng. Chẳng như bệnh sâu răng, viêm nướu, áp xe nướu,… Vi khuẩn từ nướu răng, lợi lan rộng xâm nhập vào niêm mạc miệng hình thành vết lở loét gây đau nhức. Cần khám chữa bệnh nha khoa để kiểm soát các triệu chứng khó chịu cho bệnh nhân.

Ngoài các bệnh lý kể trên, viêm loét miệng mãn tính có thể bùng phát do ảnh hưởng bởi nhiều bệnh lý khác trong cơ thể. Việc điều trị lúc này sẽ khó khăn và phức tạp hơn, đòi hỏi người bệnh phải đồng thời điều trị bệnh gốc và kiểm soát triệu chứng viêm loét để phòng ngừa các biến chứng khác. Nhất là nguy cơ đau nhức gây khó khăn cho việc ăn uống, làm cơ thể thiếu dưỡng chất trở nên ngày càng suy nhược.

Cách điều trị viêm loét miệng mãn tính

Viêm loét miệng mãn tính kéo dài, tái phát thường xuyên khiến người bệnh mệt mỏi, lo âu, làm suy giảm chất lượng cuộc sống và sức khỏe. Đặc biệt là cơn đau đớn tái đi tái lại nhiều lần khiến quá trình ăn uống của người bệnh trở nên khó khăn hơn. Lúc này, cần can thiệp điều trị sớm để giảm thiểu rủi ro xảy ra trong đời sống và sức khỏe của người bệnh.

Cách điều trị viêm loét miệng mãn tính
Thăm khám khi nhận thấy tình trạng viêm loét kéo dài không khỏi

Do đó, chuyên gia khuyến khích người bệnh ngay khi nhận thấy tình trạng đau rát, sưng tấy trong khoang miệng không cải thiện nên chủ động đến gặp bác sĩ. Tại bệnh viện, bác sĩ sẽ tiến hành thăm khám và đưa ra chẩn đoán, cũng như chỉ định phác đồ điều trị phù hợp cho người bệnh.

Đối với trường hợp viêm loét miệng mãn tính, bệnh nhân có thể được điều trị theo các hướng sau đây:

Sử dụng biện pháp tại nhà

Sử dụng phương pháp điều trị viêm loét miệng mãn tính tại nhà là cách được nhiều người áp dụng. Phương pháp nhắm đến mục địch đảm bảo an toàn, tránh gây tác dụng phụ cho người bệnh, thay thế cho các thuốc tân dược nguy cơ cao. Nhờ sử dụng các thảo dược lành tính trong tự nhiên, mẹo chữa hiện đang được lưu truyền rộng rãi.

Tham khảo các bài thuốc dân gian giúp điều trị viêm loét miệng tái phát thường xuyên dưới đây:

Sử dụng khế chua: Trái khế chua có tính bình, tác dụng tiêu viêm tốt, đồng thời còn kích thích tiểu tiện, giúp loại bỏ vi khuẩn, làm sạch khoang miệng, nhờ đó tình trạng viêm loét được cải thiện đáng kể. Áp dụng cho tình trạng viêm loét mãn tính, tuy nhiên triệu chứng không quá nặng nề, giúp giảm nguy cơ lan rộng tổn thương. Sử dụng theo các đơn giản:

  • Đầu tiên bạn chuẩn bị khoảng 2- 3 quả khế chua còn tươi mới.
  • Rửa sạch, ngâm với nước muối loãng để loại bỏ tạp chất.
  • Sau đó bạn thái mỏng hoặc giã nát, đun với nước vừa đủ.
  • Đợi nước khế nguội chắt lấy nước cốt, nuốt nước khế nhiều lần trong ngày để giảm triệu chứng viêm loét.
  • Kiên trì để đạt được hiệu quả như mong đợi.

Dùng cây cỏ mực: Cây cỏ mực là cây thuốc Nam quen thuộc được dùng trong điều trị nhiều bệnh lý. Nhờ cỏ mực có tính mát, giúp thanh nhiệt, sát khuẩn, kháng khuẩn tốt. Dùng điều trị viêm loét miệng mãn tính theo cách đơn giản dưới đây:

Cách điều trị viêm loét miệng mãn tính
Điều trị triệu chứng viêm loét tại nhà bằng các phương pháp dân gian
  • Sử dụng nắm cỏ mực tươi, ngâm với nước muối loãng, rửa lại cho thật sạch rồi để ráo nước.
  • Giã nát, ép lấy nước cỏ mực hòa cùng với một ít mật ong.
  • Sau khi súc miệng sạch sẽ, lấy hỗn hợp bôi lên vị trí vết loét, dùng 2 – 3 lần mỗi ngày.

Dùng cây rau đắng: Ngoài công dụng làm nguyên liệu chế biến món ăn, rau đắng còn là vị thuốc dân gian được dùng trong điều trị nhiều vấn đề sức khỏe. Bởi, loại cây này theo ghi chép có tính mát, giúp giải độc cơ thể tốt, thích hợp với người đang bị nhiệt miệng. Sử dụng đơn giản theo cách dưới đây:

  • Dùng một nắm rau đắng tươi, ngâm rửa với nước muối, rửa lại cho thật sạch.
  • Mang rau đắng cho vào cối giã nát, chắt lấy nước cốt.
  • Người lớn dùng nước rau đắng ngậm, trẻ con lấy bông gòn thấm nước bôi lên vết thương trong khoang miệng.

Áp dụng mẹo dân gian thích hợp với đối tượng viêm đang có triệu chứng nhẹ, vết thương không quá nặng nề. Các nguyên liệu thiên nhiên chứa các chất kháng khuẩn, chống viêm lành tính giúp xoa dịu triệu chứng, thúc đẩy quá trình phục hồi diễn ra hiệu quả hơn. Trường hợp viêm nhiễm nặng, vết loét lớn và sâu cần khám chữa y tế.

Điều trị bằng thuốc Tây

Dựa vào tình trạng viêm loét miệng mãn tính người bệnh đang gặp phải, bác sĩ sẽ chỉ định cách chữa phù hợp. Trong đó sử dụng thuốc Tây là giải pháp được áp dụng phổ biến. Thuốc có tác dụng cải thiện triệu chứng nhanh chóng, giúp ngăn chặn nguy cơ phát sinh biến chứng. Một số loại thường dùng như:

Cách điều trị viêm loét miệng mãn tính
Sử dụng thuốc Tây dạng bôi tại chỗ giúp kiểm soát triệu chứng viêm loét cho người bệnh
  • Thuốc bôi tại chỗ: Thuốc có tác dụng xoa dịu cơn đau, làm chất bôi trơn và làm mềm, cũng như tạo màng bảo vệ vết loét trước các tác nhân từ bên ngoài. Một số sản phẩm thường được chỉ định như zilactin, orabase, soothe N seal,… Thuốc hiện có bán tại các nhà thuốc trên toàn quốc, dùng thuốc theo hướng dẫn của bác sĩ để đạt được hiệu quả tốt và an toàn nhất.
  • Thuốc corticosteroid: Chỉ định cho trường hợp viêm loét nghiêm trọng, áp dụng các phương pháp khác không nhận được kết quả khả quan. Thuốc có dạng gel, thuốc mỡ bôi trực tiếp vào vết loét. Ngoài ra, hiện nay trên thị trường có nhiều sản phẩm nước súc miệng kháng khuẩn chứa corticosteroid giúp làm giảm triệu chứng viêm loét. Người bệnh tốt nhất nên thăm khám, tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi dùng.
  • Nước súc miệng sát khuẩn: Sử dụng nước súc miệng làm sạch khoang miệng, ức chế hoạt động của hại khuẩn tại vết loét, giúp làm sạch vết thương từ đó giúp chúng nhanh phục hồi. Một số sản phẩm được dùng phổ biến hiện nay như amosan, cankaid, orajral, peroxyl,…
  • Viên uống bổ sung: Trường hợp viêm loét miệng xảy ra thường xuyên do cơ thể thiếu hụt dưỡng chất, bác sĩ sẽ kê thêm vào đơn thuốc viên uống bổ sung. Các dạng như viên kẽm, viên sắt hoặc vitamin,…

Sử dụng thuốc theo hướng dẫn của bác sĩ để tránh nguy cơ gặp tác dụng phụ không mong muốn. Thuốc có tác dụng nhanh chóng và hiệu quả, tuy nhiên trường hợp quá liều, kết hợp thuốc bừa bãi có khả năng phát sinh tác dụng phụ, ảnh hưởng kết quả điều trị và sức khỏe của người bệnh, bạn đọc cần lưu ý.

Dùng thuốc Đông y chữa trị

Tình trạng viêm loét miệng có thể tái phát thường xuyên nhất là vào thời điểm mùa hè, cơ thể người bệnh bị nóng bức, khó chịu, sinh nhiệt và gây viêm loét. Để giải quyết vấn đề này, bạn có thể sử dụng các bài thuốc Đông y để chữa trị tận gốc nguyên nhân gây bệnh. Tham khảo một số bài thuốc như sau:

  • Bài thuốc 1: Dùng 10g mỗi vị gồm ngân hoa, trúc diệp, hồng hoa, tri mẫu, trần bì, đại táo, cùng với 20g mỗi vị gồm cỏ mực, cát căng, kết hợp với 12g mỗi vị gồm liên kiều, hoàng bá, bạch thược, sinh địa. Sắc thuốc uống mỗi ngày 1 thang, chia nước thuốc thành 3 lần, dùng hết trong ngày không để qua đêm.
  • Bài thuốc 2: Sử dụng 10g mỗi vị hoàng liên, hoàng bá, trúc diệp, 20g mỗi vị cỏ mực, rau má, 16g tang diệp, cam thảo đất, 12g sài hồ, 12g thục địa. Sắc nước uống mỗi ngày, chia thành 3 lần uống hết. Thang thuốc có tác dụng thanh nhiệt, chống viêm, phù hợp với người bị nhiệt miệng, lở miệng kéo dài, tái phát nhiều lần.
  • Bài thuốc 3: Sử dụng 20g cát căng, đinh lăng, kết hợp với 12g mỗi vị như liên kiều, chi tử, sinh địa, huyền sâm, sài hồ, 16g mỗi vị gồm mạch môn, thiên môn, sâm đại hành, 10g trần bì, hồng hoa, đào nhân. Thang thuốc sắc lấy nước chia thành 3 lần uống hết trong ngày.

Trị viêm loét miệng mãn tính với thuốc Đông y an toàn, dùng trong thời gian dài không lo gặp tác dụng phụ. Tuy nhiên người bệnh nên dùng thuốc theo đúng hướng dẫn, tuyệt đối không tùy tiện thêm bớt hoặc kết hợp với thuốc khác để tránh gây hiện tượng tương tác thuốc ảnh hưởng sức khỏe.

Chăm sóc phòng ngừa viêm loét miệng kéo dài

Viêm loét miệng mãn tính gây ra các triệu chứng khó chịu, ảnh hưởng đến sinh hoạt và sức khỏe của người bệnh. Trường hợp viêm nhiễm nặng, người bệnh còn có khả năng gặp phải các biến chứng nguy hại khác. Do đó, chuyên gia khuyến khích bạn nên chủ động phòng bệnh viêm loét miệng kéo dài, bảo vệ an toàn sức khỏe. Một số lưu ý như sau:

Chăm sóc phòng ngừa viêm loét miệng kéo dài
Vệ sinh răng miệng sạch sẽ, bảo vệ và phòng tránh viêm loét miệng tái phát
  • Vệ sinh răng miệng đúng cách, không chải răng quá mạnh làm tổn thương niêm mạc miệng, lưỡi, nướu răng. Lựa chọn bàn chải đánh răng phù hợp, dùng bàn chải có lông mềm, không nên sử dụng loại quá cứng có nguy cơ gây tổn thương niêm mạc.
  • Đánh răng thường xuyên, ít nhất 2 lần mỗi ngày giúp khoang miệng được sạch sẽ, tránh tình trạng vi khuẩn lưu trú gây bệnh nha khoa và làm tái phát viêm loét miệng.
  • Kết hợp sử dụng nước muối loãng súc miệng hoặc dùng các dung dịch súc miệng trên thị trường. Tuy nhiên nên lựa chọn sản phẩm phù hợp với độ tuổi, dùng theo liều lượng khuyến cáo để bảo đảm hiệu quả và an toàn.
  • Bổ sung dinh dưỡng phù hợp cho cơ thể, cân bằng dinh dưỡng, ăn đủ các nhóm chất, đặc biệt là bổ sung vitamin, khoáng chất giúp răng chắc khỏe, bảo vệ sức khỏe răng miệng.
  • Uống nhiều nước mỗi ngày, hạn chế sử dụng bia rượu, đồ uống chứa cồn, chất kích thích, hạn chế sử dụng nước ngọt có gas, không nên hút thuốc lá.
  • Điều trị các bệnh lý khác theo hướng dẫn của bác sĩ để tránh gặp phải biến chứng gây viêm loét miệng mãn tính.
  • Thăm khám sức khỏe định kỳ, kiểm tra tình trạng răng miệng thường xuyên để phát hiện bất thường, kịp thời điều trị phòng ngừa rủi ro khác.

Hy vọng bài viết đã cung cấp các thông tin về viêm loét miệng mãn tính cần thiết cho bạn đọc. Mặc dù không phải là bệnh lý ác tính, tuy nhiên tình trạng viêm loét kéo dài, tái phát thường xuyên có thể gây ra không ít vấn đề trong sinh hoạt đời sống và sức khỏe. Do đó, bạn nên khám chữa sớm và chủ động phòng bệnh để giảm thiểu các nguy cơ không mong muốn.

Có thể bạn quan tâm:

Thuốc trị viêm loét miệng ở trẻ em

Thuốc Trị Viêm Loét Miệng Ở Trẻ Em và Lưu Ý Khi Dùng

Thuốc trị viêm loét miệng ở trẻ em có tác dụng cải thiện các triệu chứng khó chịu, giúp bé ăn ngon, hạn chế các biến chứng không mong muốn....
Bé bị viêm loét miệng họng sốt cao là gì? Triệu chứng

Bé Bị Viêm Loét Miệng Họng Sốt Cao: Cha Mẹ Nên Làm Gì?

Bé bị viêm loét miệng họng sốt cao là tình trạng thường gặp hiện nay. Theo thống kê, trẻ dưới...

Thuốc trị viêm loét miệng ở trẻ em

Thuốc Trị Viêm Loét Miệng Ở Trẻ Em và Lưu Ý Khi Dùng

Thuốc trị viêm loét miệng ở trẻ em có tác dụng cải thiện các triệu chứng khó chịu, giúp bé...

Nguyên nhân gây viêm loét miệng

Viêm Loét Miệng: Nguyên Nhân, Biểu Hiện, Hướng Chữa Trị

Viêm loét miệng là tình trạng niêm mạc miệng, lợi, lưỡi xuất hiện các tổn thương nhỏ gây đau rát...

Viêm Loét Miệng Ở Trẻ Em: Nguyên Nhân và Cách Trị Liệu

Bệnh viêm loét miệng ở trẻ em có thể xảy ra do các tác động cơ học, do chế độ...

Nguyên nhân gây viêm niêm mạc miệng

Viêm Niêm Mạc Miệng: Triệu Chứng và Giải Pháp Điều trị

Viêm niêm mạc miệng hình thành các vết loét bên trên lớp bao phủ quanh miệng, đôi khi xuất hiện...

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Ths.BS Nguyễn Thị Tuyết Lan
Nguyên Trưởng khoa khám bệnh - BV YHCT trung ương

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.