Viêm hang vị dạ dày xung huyết không được xem thường

Bài viết được tham vấn chuyên môn bởi Bác sĩ CKII BÁC SĨ TRẦN THỊ HƯƠNG LAN – Khoa Nội – Tiêu hóaGiám đốc Chuyên môn Thuốc Dân Tộc Chi Nhánh phía Nam – Cố vấn chuyên môn tại Trung tâm Thuốc dân tộc – Cơ sở TP Hồ Chí Minh

Viêm hang vị dạ dày xung huyết là tình trạng lớp niêm mạc vùng hang vị dạ dày bị viêm. Khi đó, các mạch máu nơi đây sẽ giản nở do ứ máu quá nhiều. Và nếu bệnh không được điều trị kịp thời có thể chuyển từ cấp sang mạn tính. Nguy hiểm hơn viêm xung huyết hang vị dạ dày có thể gây thủng hoặc ung thư hang vị.

Viêm hang vị dạ dày phù nề xung huyết
Viêm hang vị dạ dày phù nề xung huyết có thể gặp ở mọi đối tượng. Tuy nhiên, bệnh nhân bị viêm loét dạ dày thường có nguy cơ mắc bệnh cao.

I. Viêm xung huyết hang vị dạ dày là gì?

Theo các chuyên gia khoa nội hệ tiêu hóa cho biết, dạ dày được chia thành 5 phần chính đó là phình vị, tâm vị, hang vị, thân vị và phần tận cùng là môn vị. Về phần cấu tạo, dạ dày có bờ cong lớn và bờ cong nhỏ. Hang vị chính là phần nằm ngang của dạ dày, nối từ góc bờ cong nhỏ tới lỗ môn vị.

Bình thường, lớp niêm mạc dạ dày nói chung và niêm mạc hang vị nói riêng thường được bao bọc và bảo vệ bởi một lớp chất nhầy. Tuy nhiên, vì một lý do nào đó, có thể là do sử dụng thuốc kháng viêm trong thời gian dài hoặc nhiễm khuẩn HP (Helicobacter Pylori),… khiến lớp chất nhầy này mất đi chức năng bảo vệ và gây các vết xước làm tổn thương niêm mạc hang vị. Về lâu dài, các vết loét lan rộng, các mạch máu giãn nở và gây xung huyết.

II. Nguyên nhân gây viêm hang vị dạ dày phù nề xung huyết

Viêm xung huyết hang vị dạ dày có thể là do tác dụng phụ của việc sử dụng quá nhiều thuốc trong thời gian dài. Một số loại thuốc thường gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe và dạ dày, hang vị nếu không tuân thủ đúng theo chỉ định của bác sĩ như:

  • Thuốc kháng sinh
  • Thuốc giảm đau và hạ sốt aspirin
  • Nhóm thuốc Corticosteroid bao gồm thuốc prednisolon và dexamethason,…
  • Thuốc kháng viêm không chứa steroid như meloxicam, mobic và diclophenac
Nguyên nhân gây viêm xung huyết hang vị dạ dày
Một chế độ ăn uống không khoa học, giàu chất béo chính là nguyên nhân gây bệnh viêm xung huyết hang vị dạ dày.

Ngoài ra, viêm hang vị dạ dày phù nề xung huyết có thể là do vi khuẩn Helicobacter pylori (HP). Hoặc bệnh xảy ra cũng có thể là do chế độ ăn uống không khoa học như:

  • Thường xuyên bỏ bữa
  • Ăn không đúng giờ đúng giấc
  • Ăn quá cay hoặc quá nhiều chất béo chứa transfat
  • Thức ăn thiếu dưỡng chất

Mặt khác, uống quá nhiều rượu, bia, chất kích thích hoặc căng thẳng trong thời gian dài cũng là nguyên nhân gây viêm hang vị dạ dày xung huyết.

Xem thêm: Tìm hiểu bệnh viêm hang vị dạ dày có nguy hiểm không?

III. Triệu chứng nhận biết bệnh viêm xung huyết hang vị dạ dày

Biểu hiện nhận biết đầu tiên của bệnh là triệu chứng đau cồn cào ở bụng, nhất là nóng rát dạ dày (là vùng trên rốn sát với xương ức). Bên cạnh triệu chứng này, bệnh nhân còn kèm theo triệu chứng trướng bụng, đầy hơi, ợ chua và ợ hơi. Ngoài ra, người bệnh còn có cảm giác khó chịu, buồn nôn hoặc nôn.

Ban đầu, tùy thuộc vào tình trạng bệnh của mỗi người mà cơn đau có thể âm ỉ hoặc đau nhiều. Đặc biệt, đau thường diễn ra mạnh mẽ về đêm khiến người bệnh cảm thấy khó chịu. Cơn đau có thể lan rộng lên ngực, vai và lan ra vùng thắt lưng.

Thông thường, đau thường có dấu hiệu tăng lên khi thời tiết thay đổi, nhất là khi trời chuyển sang đông, áp thấp nhiệt đới thấp. Đồng thời, đau cũng xảy ra nhiều hơn sau mỗi lần ăn no. Nguyên nhân là do dịch vị điều tiết nhiều sau ăn sẽ tác động vào niêm mạc hang vị khiến niêm mạc hang vị bị ảnh hưởng mạnh mẽ.

IV. Biến chứng của bệnh viêm xung huyết hang vị dạ dày

Bệnh viêm hang vị dạ dày xung huyết nếu không được điều trị dứt điểm có thể sẽ chuyển nặng và gây hình thành các vết loét. Lâu dần, vết loét này có thể ăn sâu và dẫn đến thủng hang vị. Và một biến chứng nguy hiểm hơn là các tế bào biến tính gây ung thư hang vị.

V. Chẩn đoán bệnh viêm hang vị dạ dày phù nề xung huyết

Để chẩn đoán bệnh viêm xung huyết hang vị dạ dày, bác sĩ thường hỏi lịch sử và tiến hành thăm khám thực thể. Tuy nhiên, để đưa ra kết luận chính xác nhất, chuyên viên y tế thường yêu cầu bệnh nhân thực hiện các xét nghiệm cận lâm sàng. Chụp X – quang có thuốc cản quang, nội soi dạ dày, thực hiện sinh thiết là các kỹ thuật giúp chẩn đoán bệnh khá chính xác.

Thông thường, phương pháp nội soi dạ dày thường được ưu tiên sử dụng hơn. Bởi chúng giúp xác định vị trí bị xung huyết ở niêm mạc dạ dày. Ngoài ra, nếu bác sĩ nghi ngờ tình trạng xung huyết hang vị dạ dày là do vi khuẩn HP gây ra, họ sẽ tiến hành nhuộm gram hoặc thực hiện phản ứng sinh học phân tử (PCR) hay test ureaza.

VI. Chữa viêm xung huyết hang vị dạ dày như thế nào?

Để kiểm soát và khắc phục triệu chứng, người bệnh cần xác định chính xác nguyên nhân gây bệnh viêm xung huyết hang vị dạ dày. Từ đó có hướng điều trị phù hợp.

Thuốc chữa viêm xung huyết hang vị dạ dày
Để điều trị viêm xung huyết hang vị dạ dày bác sĩ thường kê đơn thuốc cho bệnh nhân sử dụng.

Tùy thuộc và tình trạng và nguyên nhân gây bệnh mà thuốc điều trị viêm xung huyết hang vị dạ dày của mỗi người thường không giống nhau. Đối với trường hợp do vi khuẩn HP, bệnh nhân cần phải chữa trị bằng kháng sinh đồ. Bên cạnh đó, người bệnh có thể sử dụng thêm một số loại thuốc như:

  • Thuốc trung hòa dịch vị hoặc thuốc chống tiết dịch vị
  • Thuốc băng niêm mạc dạ dày
  • Thuốc giảm đau, an thần và nuôi dưỡng niêm mạc dạ dày.

Trong quá trình dùng thuốc, bệnh nhân nên tuân thủ đúng theo hướng dẫn của bác sĩ. Không được tự ý sử dụng hoặc ngưng thuốc khi bệnh có triệu chứng thuyên giảm. Bên cạnh đó, nên uống thuốc đúng liều lượng và đúng thời gian. Tuyệt đối không tự động bớt hoặc thêm thuốc so với liều dùng quy định.

Ngoài việc sử dụng thuốc, khi cơn đau xuất hiện, bệnh nhân có thể uống từng ngụm sữa nhỏ hoặc chườm nóng để cải thiện triệu chứng. Ngoài ra, người bệnh có thể giảm đau bằng ăn một ít bánh mì hoặc bánh ngọt. Bởi chúng có tính thấm hút có khả năng hút dịch vị đẩy xuống ruột, làm giảm sự kích thích ở niêm mạc dạ dày và hang vị.

Ngoài ra, để tránh tình trạng bệnh tái phát, người bệnh cũng nên có biện pháp phòng ngừa thích hợp như:

  • Xây dựng chế độ ăn giàu dinh dưỡng. Cụ thể, ăn những thức ăn lành mạnh, giàu vitamin, chất xơ, khoáng chất và protein, ít chất béo no.
  • Nên ăn những thức ăn mềm, dễ tiêu.
  • Trong quá trình ăn, tốt nhất nên ăn chậm, nhai kỹ.
  • Hạn chế ăn cay và đồ ăn lạnh.
  • Không uống rượu, bia và các loại thức uống chứa chất kích thích.
  • Cần sử dụng thuốc theo đúng hướng dẫn của dược sĩ hoặc bác sĩ.
  • Giữ tinh thần thật thoải mái, vui vẻ.
  • Thường xuyên thăm khám bệnh theo lịch hẹn của bác sĩ.

Viêm hang vị dạ dày xung huyết thường khó điều trị dứt điểm trong thời gian ngắn. Vì vậy, để khắc phục bệnh, người bệnh cần kiên trì điều trị theo đúng phác đồ mà bác sĩ chuyên khoa đề ra. Bên cạnh đó, bệnh nhân cũng nên có chế độ ăn uống phù hợp và tích cực tập luyện thể dục thể thao.

ThuocDanToc.VN không đưa ra bất kỳ lời khuyên, chẩn đoán cũng như phương pháp điều trị y khoa.

Có thể bạn quan tâm:

Nội Soi Dạ Dày Ở Bệnh Viện Bạch Mai: Giá & Quy Trình [MỚI CẬP NHẬT]

Nhiều người lựa chọn nội soi dạ dày ở bệnh viện Bạch Mai bởi đây là một trong số ít...

Đau dạ dày có bị tiêu chảy không, sao đi ngoài lỏng? Có nguy hiểm không?

Không chỉ hình thành cảm giác buồn nôn, nóng rát thượng vị, đầy hơi, nôn mửa và chướng bụng, người...

Tiêu chí đánh giá địa chỉ khám đau dạ dày tốt

8 Địa Chỉ Khám Chữa Đau Dạ Dày Tốt Nhất Ở Hà Nội Mà Bạn Nên Biết

Khám đau dạ dày ở Hà Nội tại địa chỉ nào? Đây là quan tâm tâm của nhiều người bệnh....

Sơ can Bình vị tán chữa viêm hang vị dạ dày có tốt không dưới mọi góc nhìn?!

Viêm hang vị dạ dày luôn thuộc top bệnh lý phổ biến nhất, trong những năm gần đây tỷ lệ...

Thử cách chữa đau dạ dày bằng lá bàng ngay tại nhà cực dễ

Thay vì sử dụng các loại thuốc Tây y trị chứng đau dạ dày, người bệnh có thể sử dụng...

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Ths.BS Nguyễn Thị Tuyết Lan
Nguyên Trưởng khoa khám bệnh - BV YHCT trung ương

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *