Bị u nang buồng trứng có thai, sinh con được không?
Bị u nang buồng trứng có thai được không? Vấn đề này hiện đang được nhiều người bệnh quan tâm, đặc biệt là những chị em trong độ tuổi sinh nở, có mong muốn mang thai. Các chuyên gia lý giải, việc thụ thai và sinh con trong thời gian mang u nang buồng trứng còn phải dựa vào tình trạng sức khỏe, kích thước, vị trí và tính chất của khối u.
Bị u nang buồng trứng có thai được không?
U nang buồng trứng là những khối u bất thường có chứa dịch bên trong. Phần lớn chúng được chẩn đoán dưới dạng lành tính, không gây hại nghiêm trọng sức khỏe người bệnh. Tuy nhiên, triệu chứng của u nang càng trở nên nặng nề nếu kích thước u phát triển lớn. Do đó, phụ nữ nên sớm thăm khám và kiểm soát u nang buồng trứng, phòng ngừa các nguy cơ.
Bệnh phổ biến ở phụ nữ trong độ tuổi sinh sản cho đến các đối tượng tiền mãn kinh và mãn kinh. Với mong muốn mang thai, sinh con về sau, nhiều phụ nữ đặt ra vấn đề liệu bị u nang buồng trứng thì có thai được không? Để giải đáp vấn đề này phải dựa vào loại u nang mà người bệnh đang gặp phải. Theo đó, dưới đây là những trường hợp bị u nang buồng trứng nhưng vẫn có thể mang thai. Bạn đọc có thể tham khảo:
Trường hợp u nang cơ năng
Trên thực tế cho thấy, đa phần người phụ nữ nào cũng có u nang cơ năng. Chúng có thể bao gồm u nang noãn, hoàng thể hoặc hoàng tuyến. Những u cơ năng này nằm ở một hoặc cả hai bên trong buồng trứng phụ nữ. Rất ít người nhận biết được việc cơ thể có u nang bởi chúng thường không gây ra bất kỳ triệu chứng bất ổn nào.
Kích thước của các u nang cơ năng thường khá nhỏ và không gây hại đến sức khỏe của phụ nữ. Sau một vài tuần hoặc vài tháng khi xuất hiện, chúng có thể tự biến mất mà phụ nữ không phải can thiệp bất kỳ phương pháp nào. Ở trường hợp này, phụ nữ vẫn có khả năng mang thai và sinh con bình thường.
Trường hợp u nang thực thể
Các u nang thực thể có thể kể đến như u nang nhầy, u nang nước hoặc u nang bì buồng trứng. Chúng có những đặc điểm chung như sau:
- Các u nang thực thể có thể xuất hiện ở một bên buồng trứng hoặc nằm trong cả hai bên.
- Những người khi bước vào độ tuổi sinh sản hay sau mãn kinh có thể gặp phải các u nang này.
- Chúng phát triển khá âm thầm, không có triệu chứng đặc trưng. Sau nhiều năm, u nang phát triển lớn về kích thước, trọng lượng khiến cho bụng phình căng trông như đang mang thai.
Những u nang thực thể hay còn được gọi là u bệnh lý cần kiểm soát, bởi chúng có thể biến chứng nguy hiểm. Điển hình như tình trạng nhiễm khuẩn u nang, xoắn u nang, vỡ hoặc gây chèn ép các cơ quan xung quanh. Nguy hiểm nhất là tình trạng biến chứng sang ung thư.
Nếu các khối u nằm tại một bên buồng trứng, để điều trị người bệnh sẽ được bóc tách u nang và loại bỏ chúng ra khỏi cơ thể. Thông thường, biện pháp nội soi sẽ được tiến hành với các u nang nhỏ, vị trí dễ thực hiện. Khối u lớn hơn sẽ phải mổ hở để việc bóc tách dễ dàng hơn.
Tình trạng xoắn hoặc vỡ nang có thể xảy ra, tăng nguy cơ nhiễm khuẩn nguy hiểm. Ngoài ra, khi kích thước của u nang quá lớn có thể nằm chèn ép lên các vị trí xung quanh cần nhanh chóng điều trị. Nhất là trường hợp xoắn u, phải phẫu thuật sớm để tránh nguy cơ đe dọa tính mạng người bệnh.
Bên cạnh đó, nếu u nang bị biến chứng thành ung thư, người bệnh lúc này có thể phải cắt một phần hay toàn bộ buồng trứng để điều trị. Nếu còn một bên buồng trứng khỏe mạnh, phụ nữ vẫn có cơ hội thụ thai và sinh con, tuy nhiên tỷ lệ thụ thai sẽ thấp hơn so với những phụ nữ bình thường khác.
Sau điều trị u nang buồng trứng, nếu cơ thể phụ nữ phục hồi tốt, buồng trứng giữ lại được những nang khỏe, kinh nguyệt trở lại bình thường thì vẫn có thể có thai. Tuy nhiên, đa số những biện pháp điều trị đều gây ra những ảnh hưởng nhất định và bệnh có nguy cơ tái phát.
Do đó, chị em nên tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi có ý định mang thai và sinh con. Ngoài ra, trường hợp mong muốn bảo tồn chức năng sinh sản, chị em nên thông báo với bác sĩ. Đồng thời chủ động phòng tránh biến chứng để bảo vệ sức khỏe.
Tìm hiểu thêm: U nang buồng trứng ác tính và cách nhận biết, điều trị sớm
Những trường hợp u nang buồng trứng gây vô sinh
Tỷ lệ vô sinh hiếm muộn do u nang buồng trứng gây ra chỉ chiếm phần trăm thấp. Các trường hợp gặp phải biến chứng này là khi bệnh không được can thiệp điều trị đúng phương pháp và kịp thời. Do đó, tỷ lệ sinh sản của phụ nữ trong tình huống này không cao, cụ thể như:
- Khối u ác tính xuất hiện ở hai bên buồng trứng, lúc này người bệnh phải cắt bỏ toàn bộ buồng trứng nhằm tránh tình trạng di căn các tế bào ung thư, kéo dài tiên lượng sống cho người bệnh. Bệnh nhân sẽ mất hoàn toàn khả năng sinh con trong trường hợp này.
- Những phụ nữ giai đoạn tiền mãn kinh hoặc người không mong muốn mang thai thường được chỉ định cắt buồng trứng để ngăn ngừa bệnh tái phát.
- Ngoài u nang bình thường, người bệnh có thể mang u nang nội mạc tử cung. Loại u này gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến khả năng sinh con của phụ nữ. Tỷ lệ vô sinh cao nếu chị em mắc phải u nang nội mạc tử cung. Theo nghiên cứu, có khoảng 2 – 4% người bị u ở dạng này mức độ nhẹ có thể mang thai.
Đây là những trường hợp có thể vô sinh hiếm muộn khi bị u nang buồng trứng. Chuyên gia khuyến cáo, phụ nữ khi nhận thấy những biểu hiện bất thường, cùng với thời gian dài chưa thấy đậu thai nên thăm khám bác sĩ sản khoa để được kiểm tra và điều trị sớm.
Bị u nang buồng trứng mang thai có sao không?
Người bị u nang buồng trứng vẫn có hy vọng mang thai, sinh con tự nhiên nếu ở mức độ nhẹ, dạng u nang không gây nguy hiểm. Tuy nhiên, trong quá trình mang thai, thai phụ cũng có nguy cơ gặp phải các biến chứng, trong đó:
- Nguy cơ sảy thai cao: Trường hợp nang buồng trứng bị xoắn, vỡ có thể khiến thai nhi gặp sự cố, tăng nguy cơ sảy thai cho phụ nữ. Hầu hết các thai phụ gặp phải tình trạng này thường được bác sĩ đình chỉ thai nghén để bảo vệ sức khỏe thai phụ.
- Chèn ép thai nhi: U nang buồng trứng có thể lớn dần theo sự phát triển của thai nhi. Lúc này, chúng có thể chèn ép lên thai nhi, làm ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ.
Ngoài ra, thai phụ cũng sẽ cảm thấy cơ thể trở nên nặng nề hơn khi thai lớn và u nang cũng phát triển. Bà bầu thường xuyên khó chịu, bụng chướng căng. Điều này có thể gây ảnh hưởng đến sức khỏe thai kỳ.
Do đó, chị em nên cân nhắc quyết định mang thai khi có u nang buồng trứng. Đồng thời, trong suốt thời gian mang thai phải thăm khám định kỳ, theo dõi sát sao diễn biến của u nang và sự phát triển của thai nhi.
Xem thêm: Bị u nang buồng trứng khi mang thai nên điều trị thế nào?
Biện pháp phòng ngừa u nang buồng trứng
U nang buồng trứng dù ở thể cơ năng hay thực thể đều có những tác động đến cơ thể phụ nữ. Theo đó, chủ động phòng tránh u nang buồng trứng là chủ động bảo vệ sức khỏe sinh sản. Vì thế, chị em phụ nữ nên lưu ý một số vấn đề sau:
- Về chế độ dinh dưỡng: Phụ nữ nên bổ sung cho cơ thể rau xanh, trái cây tươi,…chứa nhiều vitamin, khoáng chất cần thiết cho sức khỏe. Ngoài ra, chị em nên ăn nhiều thực phẩm giúp cân bằng estrogen như sữa đậu nành, đậu hũ,…Cung cấp thực phẩm giàu vitamin D, axit béo có lợi để tránh tình trạng hình thành u nang.
- Về chế độ sinh hoạt: Phụ nữ nên uống nhiều nước mỗi ngày, khoảng 1,5 lít đến 2 lít nước để tăng cường trao đổi chất, tuần hoàn cơ thể tốt hơn. Đồng thời, chị em nên sắp xếp thời gian làm việc, nghỉ ngơi hợp lý, tránh căng thẳng, áp lực khiến hormone bị mất cần bằng, gây hại sức khỏe tổng thể và sức khỏe sinh sản.
- Chăm luyện tập thể dục, thể thao: Vận động giúp cơ thể bài tiết tốt hơn, tăng cường lưu thông máu huyết, phòng tránh nhiều vấn đề về sức khỏe. Theo nghiên cứu, người có thói quen tập thể dục mỗi ngày 30 phút có tỷ lệ mắc u nang buồng trứng thấp hơn những phụ nữ không vận động, lười vận động.
- Giữ gìn vệ sinh vùng kín: Sử dụng dung dịch vệ sinh phụ nữ loại có thành phần dịu nhẹ, không thụt rửa sâu vào bên trong âm đạo. Chú ý vấn đề vệ sinh “cô bé” trước và sau khi quan hệ tình dục để phòng tránh các bệnh viêm nhiễm phụ khoa.
- Tránh các biện pháp can thiệp vùng kín: Điển hình là nạo phá thai, hút thai,…tác động khiến cho bộ phận sinh sản gặp tổn thương. Nhất là khi thực hiện tại cơ sở y tế không đảm bảo có thể khiến cho vùng kín bị nhiễm trùng, tổn thương nặng nề. Điều này có thể gây ra hệ lụy nghiêm trọng đến khả năng sinh sản về sau.
- Thăm khám phụ khoa định kỳ: Phụ nữ nên chủ động thăm khám phụ khoa định kỳ hàng năm 1 – 2 lần để theo dõi sức khỏe. Trước khi có ý định mang thai nên kiểm tra sàng lọc những vấn đề sản khoa để có được một thai kỳ khỏe mạnh, an toàn nhất.
Hy vọng qua bài viết, bạn đọc đã giải đáp được thắc mắc: “Bị u nang buồng trứng có thai được không?”. Dựa vào tình trạng u nang, dạng u nang mà phụ nữ có thể duy trì khả năng mang thai hay không. Phát hiện sớm và điều trị đúng phương pháp là cách tốt nhất giúp chị em bảo vệ chức năng sinh sản và sức khỏe.
Có thể bạn quan tâm
- Phụ nữ bị u nang buồng trứng có quan hệ được không?
- U nang buồng trứng xuất huyết là gì? Nguy hiểm không?
Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!