Triệu chứng sau mổ giãn tĩnh mạch thừng tinh cần lưu ý

Bài viết được tham vấn chuyên môn bởi TRẦN MẠNH XUYÊN – Khoa Nam họcthầy thuốc y học cổ truyền – Cố vấn chuyên môn tại Trung tâm Thuốc dân tộc – Cơ sở TP Hồ Chí Minh

Đa số nam giới mắc chứng giãn tĩnh mạch thừng tinh đều được điều trị bằng phương pháp phẫu thuật. Đối với những trường hợp nhẹ, phương pháp điều trị nội khoa có thể được chỉ định. Phẫu thuật có thể mang đến hiệu quả chữa bệnh cao, giúp bệnh nhân khôi phục chức năng sinh sản, phòng ngừa vô sinh. Tuy nhiên ở một số trường hợp bệnh nhân không thể tránh khỏi các triệu chứng sau mổ giãn tĩnh mạch thừng tinh.

Triệu chứng sau mổ giãn tĩnh mạch thừng tinh cần lưu ý
Tìm hiểu các triệu chứng sau mổ giãn tĩnh mạch thừng tinh cần lưu ý

Tinh trùng ít, yếu, vón cục, màu vàng... có chữa được không? Chuyên gia YHCT đầu ngành giải thích chi tiết? Bật mí bao lâu thì có con... [không thể bỏ qua]

Tái khám ngay khi có các triệu chứng sau mổ giãn tĩnh mạch thừng tinh

Để điều trị giãn tĩnh mạch thừng tinh, giúp khôi phục chức năng sinh sản của nam giới, bác sĩ chuyên khoa thường xem xét và chỉ định phẫu thuật ở trường hợp nặng, điều trị nội khoa đối với trường hợp nhẹ.

Quá trình điều trị giãn tĩnh mạch thừng tinh bằng phương pháp phẫu thuật được thực hiện bằng cách xác định và thắt tĩnh mạch thừng tinh giãn xung quanh hoặc ngay tại phía trên tinh hoàn.

Thời gian phẫu thuật thắt tĩnh mạch thừng tinh giãn và thời gian lưu giữ bệnh nhân khá nhanh. Nếu không có vấn đề hay dấu hiệu gì bất thường, người bệnh có thể xuất hiện trong 24 giờ sau khi phẫu thuật.

Bệnh nhân sẽ được áp dụng các phương pháp giúp hạn chế tối đa các cơ đau, cảm giác khó chịu, được bác sĩ chuyên khoa gây mê và gây tê. Thông thường bệnh nhân có thể xuất viện sau phẫu thuật từ 2 – 3 giờ đồng hồ. Tuy nhiên để đảm bảo an toàn sau khi tiến hành gây tê, gây mê và hậu phẫu, người bệnh nên đến bệnh viện cùng với người thân.

Nếu không gặp những vấn đề liên quan đến khả năng sinh hoạt, sinh sản và không gây ra cảm giác đau  nhức sau phẫu thuật điều trị giãn tĩnh mạch thừng tinh, bác sĩ chuyên khoa sẽ đặt lịch hẹn trong một thời gian nhất định để theo dõi tiếp cho đến khi bệnh nhân hồi phục hẳn.

Trong trường hợp bệnh nhân không cảm thấy khó chịu, tĩnh mạch thừng tinh không có dấu hiệu giãn lớn, bệnh nhân không cần phải áp dụng thêm các phương pháp chữa bệnh cũng như không cần phải điều trị thêm gì nữa.

Tuy nhiên nếu nhận thấy đau kéo dài hoặc phát sinh các triệu chứng bất thường sau mổ giãn tĩnh mạch thừng tinh, người bệnh nên đến bệnh viện, tái khám và thông báo tình trạng sức khỏe với bác sĩ chuyên khoa.

Phẫu thuật điều trị giãn tĩnh mạch thừng tinh
Để điều trị giãn tĩnh mạch thừng tinh, bác sĩ chuyên khoa thường xem xét và chỉ định phẫu thuật ở trường hợp nặng

Triệu chứng sau mổ giãn tĩnh mạch thừng tinh cần lưu ý

Các triệu chứng bất thường có thể phát sinh sau mổ giãn tĩnh mạch thừng tinh. Danh sách dưới đây là các triệu chứng không mong chờ nhất có thể phát sinh sau mổ mà bệnh nhân cần lưu ý:

  • Chảy máu từ vết mổ
  • Cảm giác đau xuất hiện kéo dài, việc sử dụng thuốc giảm đau không khiến cơn đau thuyên giảm
  • Vết mổ có dấu hiệu thâm đen hoặc bầm xanh
  • Bìu sưng to
  • Xuất hiện mùi thối từ vết mổ
  • Lạnh run hoặc sốt cao.

Ngoài các triệu chứng sau mổ giãn tĩnh mạch thừng tinh dưới đây cần được lưu ý vì có thể làm phát sinh biến chứng. Đồng thời gây ra nhiều hậu quả nghiêm trọng cho người bệnh và bác sĩ điều trị, cụ thể:

  • Teo tinh hoàn
  • Chảy máu
  • Nhiễm trùng
  • Giãn tĩnh mạch thừng tinh tái phát
  • Tụ dịch dẫn đến sưng bìu (tràn dịch khoang màng tinh).

Khi có những triệu chứng nêu trên người bệnh nên đến bệnh viện và tái khám ngay lập tức.

Tái khám khi có triệu chứng bất thường
Khi phát sinh triệu chứng teo tinh hoàn, chảy máu, nhiễm trùng… người bệnh cần đến bệnh viện và tái khám ngay lập tức

Những điều cần lưu ý sau khi phẫu thuật điều trị giãn tĩnh mạch thừng tinh

Để đảm bảo an toàn, sau khi mổ giãn tĩnh mạch thừng tinh người bệnh cần lưu ý những điều sau đây:

  • Từ 5 – 7 ngày sau mổ tĩnh mạch thừng tinh có thể sinh hoạt bình thường.
  • Có thể tắm sau 24 giờ đồng hồ kể từ khi mổ tĩnh mạch thừng tinh.
  • Từ 48 giờ sau mổ có thể làm việc bình thường.
  • Đôi khi bệnh nhân sẽ có cảm giác đau nhẹ tại vết mổ, có thể có dịch bất thường rỉ ra từ vết mổ, bìu sưng ít. Khi có những dấu hiệu này, người bệnh có thể dùng gạc hoặc bông băng đắp lên vết mổ để tránh nhiễm trùng, bảo vệ vết thương.
  • Trong 48 giờ đồng hồ kể từ thời điểm phẫu thuật giãn tĩnh mạch thừng tinh, người bệnh cần tránh vận động và thực hiện các hoạt động nặng. Cụ thể như quan hệ tình dục, khiêng vác vật nặng…
  • Uống thuốc theo hướng dẫn và chỉ định của bác sĩ chuyên khoa.
  • Ăn uống bình thường sau phẫu thuật
  • Tái khám sau 2 tuần để kiểm tra vết thương và tình trạng sức khỏe.
  • Sau mổ nam giới cần tiến hành xét nghiệm tinh dịch đồ để đánh giá kết quả.
Uống thuốc theo hướng dẫn và chỉ định của bác sĩ chuyên khoa.
Uống thuốc theo hướng dẫn và chỉ định của bác sĩ chuyên khoa để tăng hiệu quả sau phẫu thuật điều trị giãn tĩnh mạch thừng tinh

Các triệu chứng phát sinh sau mổ giãn tĩnh mạch thừng tinh ít xuất hiện. Trong tổng số ca phẫu thuật điều trị bệnh, những trường hợp có triệu chứng cần lưu ý thường chiếm số ít. Chính vì thế bệnh nhân không nên quá lo lắng vì vấn đề này. Người bệnh chỉ cần lưu ý tái khám ngay sau khi nhận thấy các triệu chứng bất thường xuất hiện để được bác sĩ chuyên khoa kiểm tra, đề ra hướng điều trị đúng đắn. Đồng thời chữa trị kịp thời và giảm tối đa nguy cơ phát sinh biến chứng sau phẫu thuật.

Bài viết liên quan:

Xem thêm

Mổ giãn tĩnh mạch thừng tinh ở đâu tốt nhất?

Có lẽ, không quá khó khăn để bạn tìm kiếm địa chỉ khám và phẫu thuật giãn tĩnh mạch thừng...

Thế nào là tinh hoàn bên to bên nhỏ?

Tinh hoàn bên to bên nhỏ: Nguyên nhân, cách chữa trị

Tinh hoàn bên to bên nhỏ khiến cánh mày râu lo lắng. Tuy nhiên, hiện tượng này không phải là...

Đau tinh hoàn và bụng dưới cảnh báo bệnh lý gì?

Đau tinh hoàn và bụng dưới có thể dễ dàng xảy ra khi nam giới thực hiện một số thói...

Bị giãn tĩnh mạch thừng tinh có con được không?

Giãn tĩnh mạch thừng tinh là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây nên bệnh vô sinh hiếm muộn...

Tinh hoàn bị đau – Cảnh giác đi khám sớm kẻo nguy!

Nguyên nhân khiến tinh hoàn bị đau ở hầu hết các trường hợp đều đáng báo động. Cụ thể như...

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Ths.BS Nguyễn Thị Tuyết Lan
Nguyên Trưởng khoa khám bệnh - BV YHCT trung ương

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.