Trị rạn da bằng dầu cọ có tốt không, thực hiện như thế nào?

Rạn da là hệ quả của việc kéo giãn quá mức sợi elastin và collagen trong cấu trúc da. Mẹo trị rạn da bằng dầu cọ là một trong những biện pháp được nhiều người áp dụng để khắc phục tình trạng trên. Hiệu quả điều trị của dầu cọ đối với vùng da bị rạn như thế nào? Thông tin trong bài viết sẽ giúp bạn đọc giải đáp thắc mắc.

trị rạn da bằng dầu cọ
Mẹo trị rạn da bằng dầu cọ là một trong những biện pháp được nhiều người áp dụng.

Thống kê đến hết năm 2020 đã có hơn 2 triệu sản phẩm Detox Orgreen được khách hàng sử dụng và phản hồi tích cực. Hầu hết người dùng đều đánh giá cao hiệu quả giải độc, hạ men gan của Detox Orgreen...

Tác dụng của dầu cọ trong việc trị rạn da

Dầu cọ là gì? Lợi ích của dầu cọ

Dầu cọ là gì?

Dầu cọ (palm oil) được chiết xuất từ thịt (cùi) quả cọ của cây cọ dầu ( Elaeis guineensis). Dầu cọ thô khi ép có màu vàng – đỏ sậm do chứa hàm lượng lớn vitamin E và caroten. Người ta thường dùng dầu cọ trong công nghiệp chế biến thực phẩm và mỹ phẩm. Dầu cọ được ví như “tặng phẩm” của thiên nhiên dành cho Malaysia và thế giới loài người.

Thành phần hóa học

100% dầu cọ là chất béo. Trong đó, hơn 50% chất béo trong dầu cọ là chất béo bão hòa. Người ta cũng tìm thấy trong thành phần của dầu cọ có chứa hàm lượng lớn vitamin E và chất chống oxy hóa carotenoids (tiền vitamin A).

Cụ thể, trong dầu cọ có chứa các thành phần sau đây:

  • Calo: 114
  • Chất béo: 14 gram
  • Chất béo bão hòa: 7 gram (gồm axit palmitic, axit oleic, axit linoleic, axit stearic).
  • Chất béo không bão hòa đơn: 5 gram
  • Chất béo không bão hòa đa: 1,5 gram
  • Vitamin E: 11% RDI
  • Carotenoids.

Tác dụng của dầu cọ 

Trong lĩnh vực thực phẩm:

  • Đem lại độ đặc cần thiết cho đồ đóng hộp, giữ cho các món nước được giòn lâu hơn.
  • Kéo dài thời gian sử dụng của thực phẩm trong mọi điều kiện thời tiết mà không cần đến chất bảo quản (nhờ vào đặc tính chống oxy hóa).
  • Có thể dùng thay thế bơ trong việc chế biến bánh mì, bánh ngọt nhưng vẫn lưu giữ được độ mềm và cảm giác ngon miệng.

Đối với sức khỏe:

  • Bảo vệ não bộ, giảm nguy cơ đột quỵ, sa sút trí tuệ và ngăn ngừa tổn thương não.
  • Giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch: giảm nồng độ cholesterol LDL xấu và tăng cholesterol HDL tốt.
  • Bổ sung vitamin A.

Đối với làn da:

  • Khắc phục và cải thiện một số vấn đề về da như: khô da, cân bằng độ ẩm cho da, giữ da được mềm mại, tươi sáng, tăng khả năng ngậm nước cho da.
  • Chống oxy hóa, ngăn ngừa lão hóa da, bảo vệ da khỏi tác hại của tia cực tím & đầy mạnh quá trình sản xuất melanin.
  • Làm mờ vết thâm, sẹo, vết rạn da sau sinh.

Trị rạn da bằng dầu cọ có tốt không?

Rạn da là tình trạng bề mặt da xuất hiện các các đường, sọc rãnh có màu đỏ, trắng hoặc tím. Đây là hệ quả của việc các sợi elastin và collagen trong da bị kéo căng trong một khoảng thời gian ngắn – khi cấu trúc da không kịp thay đổi để đáp ứng sự kéo giãn này.

Loại bỏ hoàn toàn vết rạn là một hành trình dài, đòi hỏi sự kiên trì và phối hợp nhiều liệu pháp. Ngoài sản phẩm kem chống rạn, kem trị rạn da, bạn có thể dùng dầu cọ để ngăn ngừa rạn da trong giai đoạn đầu và khắc phục các vết rạn trên da. Tác dụng trên có được là nhờ vào việc sở hữu các hoạt chất sau:

cách dùng dầu cọ trị rạn da
Bạn có thể dùng dầu cọ để ngăn ngừa rạn da trong giai đoạn đầu và khắc phục các vết rạn trên da.
  • Vitamin E: Theo các chuyên gia, dầu cọ chứa hàm lượng lớn vitamin E ở dạng tocopherol cao (70%). Tocotrienols được tìm thấy trong dầu cọ được biết đến với khả năng làm mờ các vết rạn trên bề mặt, ổn định cấu trúc trên da. Đây cũng được xem là một chất chống oxy hóa, có khả năng bảo vệ sợi collagen khỏi gốc tự do – một trong những nhân tố khiến cho sợi collagen dễ bị rạn, rách hoặc kém đàn hồi.
  • Carotenoids (tiền vitamin A): Dầu cọ còn là nguồn carotenoids vô cùng dồi dào (cao gấp 15 lần cà rốt và 300 lần cà chua). Các caroten như lycopene và beta carotene trong dầu cọ có tác dụng chống oxy hóa mạnh mẽ, bảo vệ da khỏi các gốc tự do gây hại, cải thiện khô da, thúc đẩy sự phát triển tế bào da mới và tăng độ đàn hồi cho da.
  • CoQ10: Sự suy giảm CoQ10 có thể làm giảm khả năng sản xuất elastin và collagen. CoQ10 trong dầu cọ có khả năng chống oxy hóa cho cơ thể, tăng cường chức năng sửa chữa của làn da.
  • Vitamin K: Vitamin này được sử dụng để hỗ trợ chữa lành da, giảm sưng và giảm vết thâm sau phẫu thuật. Loại vitamin này cũng có khả năng giảm thiểu vết rạn da, thâm, sẹo, bỏng hình thành trên bề mặt da.
  • Phytosterol: bảo vệ da khỏi tia cực tím mặt trời, thúc đẩy sản sinh collagen.

Mặc dù không có khả năng chống rạn nhưng những thành phần sau cũng đặc biệt tốt cho làn da, gồm có:

  • Axit phenolic: chất chống oxy hóa và chất tẩy gốc tự do.
  • Glycolipids: làm dịu, giữ ẩm và chống lão hóa da.
  • Flavonoid: bảo vệ da khỏi yếu tố môi trường như bụi bẩn, tia cực tím mặt trời.

Với người chưa bị rạn da, dầu cọ giúp củng cố lớp màng lipid thuộc hàng rào bão vệ da để giữ ẩm, ngăn tình trạng da khô. Bên cạnh đó, dầu cọ còn đẩy mạnh tốc độ tái tạo và sản sinh collagen, giúp cấu trúc da săn chắc, ổn định, chống lại sự hình thành các vết rạn nứt da. Với trường hợp da đã bị rạn, dầu cọ có tá dụng làm mờ vết rạn đó theo thời gian.

Hướng dẫn cách trị rạn da bằng dầu cọ

Bạn có thể tham khảo một số cách trị rạn da bằng dầu cọ sau đây:

  • Thoa dầu cọ lên da.
  • Massage nhẹ nhàng.
  • Nên kết hợp tẩy tế bào da chết thường xuyên để dầu cọ phát huy hiệu quả chống rạn và trị rạn da hơn.
  • Thực hiện 4 – 6 lần mỗi tuần, kiên trì trong 4 – 6 tuần để thu được hiệu quả.

Một số lưu ý khi dùng dầu cọ điều trị các vết rạn trên da

Trong quá trình dùng dầu cọ để điều trị các vết rạn trên da, bạn cần lưu ý một số điều sau:

  • Dầu cọ chứa nhiều chất béo bão hòa (khoảng 60%). Trong đó, acid panmitic có trong chất béo bão hòa trên dễ tích tụ trong cơ thể, gây nhiều bệnh nguy hiểm như xơ vữa động mạch, ung thư. Do đó, bạn chỉ nên dùng dầu cọ (đường ăn uống) với một lượng hợp lý để hạn chế tác động xấu đến sức khỏe.
  • Tương tự như dầu dừa, dầu cọ dễ bị hóa đông ở nhiệt độ dưới 20 độ C. Bạn có thể hóa lỏng dầu cọ bằng cách đặt chúng trong lòng bàn tay rồi chà xát trước khi bôi lên da.
  • Không nhầm lẫn giữa dầu cọ và dầu hạt cọ.
  • Nên dùng dầu cọ nguyên chất để để phát huy tối đa tác dụng làm mờ vết rạn trên da.
  • Điều trị rạn da là quá trình dài, có thể kéo dài đến nhiều tháng. Vì thế, bạn cần kiên trì thực hiện cho đến khi vết rạn biến mất. Kết hợp các dạng kem bôi và thường xuyên tẩy tế bào chết để sớm lấy lại làn da mềm mại, mịn màng.

Trên đây là một số tác dụng của dầu cọ trong việc điều trị rạn da và biện pháp thực hiện hiệu quả. Nhìn chung, đây là phương pháp an toàn, lành tính, không gây tác dụng phụ. Thực hiện thường xuyên và phối hợp với nhiều phương pháp khác để đạt hiệu quả cao.

Thông tin trong bài viết mang tính chất tham khảo. Chúng tôi không đưa ra bất kỳ lời khuyên, chẩn đoán và phương pháp điều trị thay thế chỉ định của bác sĩ chuyên khoa.

Bệnh viện Đa khoa Quốc Tế Thu Cúc là một trong những địa chỉ uy tín trong việc điều trị rạn da bằng tia laser.

Phương pháp điều trị rạn da bằng laser bao nhiêu tiền, ở đâu?

Điều trị rạn da bằng tia laser là một phương pháp chữa rạn da phổ biến hiện nay. Tùy vào...

Nguyên nhân, dấu hiệu nhận biết và cách điều trị rạn da ở lưng

Rạn da thường xuất hiện sau khi da bị kéo căng một cách quá giới hạn. Các vết rạn này...

Hướng dẫn trị rạn da bằng bã cà phê đúng cách

Trị rạn da bằng bã cà phê là phương pháp dân gian được nhiều người bệnh áp dụng. Phương pháp...

Chữa rạn da

Phương pháp chữa rạn da bằng Đông y cổ truyền

Chữa rạn da bằng Đông y cổ truyền là phương pháp không phổ biến những có hiệu quả cao, an...

Dầu thầu dầu có tác dụng điều trị rạn da không?

Thầu dầu là một trong những loại thực vật được con người sử dụng từ sớm để làm đẹp, chăm...

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Ths.BS Nguyễn Thị Tuyết Lan
Nguyên Trưởng khoa khám bệnh - BV YHCT trung ương

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.