Sau mổ ruột thừa bao lâu thì uống bia rượu được?

Bài viết được tham vấn chuyên môn bởi Bác sĩ CKII BÁC SĨ TRẦN THỊ HƯƠNG LAN – Khoa Nội – Tiêu hóaGiám đốc Chuyên môn Thuốc Dân Tộc Chi Nhánh phía Nam – Cố vấn chuyên môn tại Trung tâm Thuốc dân tộc – Cơ sở TP Hồ Chí Minh

Sau mổ ruột thừa bao lâu thì uống bia rượu được là vấn đề được nhiều người bệnh quan tâm đặc biệt là nam giới. Mặc dù đây là một loại thức uống được ưa chuộng thế nhưng nó lại mang đến nhiều hậu quả nếu không tiêu thụ đúng cách. Nhất là sau điều trị viêm ruột thừa.

Sau mổ ruột thừa bao lâu thì uống bia rượu được?
Tìm hiểu vấn đề sau mổ ruột thừa bao lâu thì uống bia rượu được

Sau mổ ruột thừa bao lâu thì uống bia rượu được?

Theo nhiều chuyên gia y tế, các loại rượu, bia và một số thức uống có cồn khác đều là những chất kích thích không có lợi cho sức khỏe. Chúng có khả năng gây hại đến hệ tiêu hóa, thận, tim, não và hệ thần kinh của người dùng

Đối với những bệnh nhân vừa tiến hành mổ viêm ruột thừa nói riêng và những người vừa mổ nói chung cần tuyệt đối kiêng rượu, bia và những thức uống có cồn ít nhất 24 tiếng đồng hồ sau mổ. Tốt nhất bệnh nhân không nên sử dụng chúng cho đến khi cơ thể hoàn toàn khỏe mạnh, vết mổ đã lành và không xuất hiện biến chứng. Hoặc kiêng cử cho đến khi kết quả tái khám sau mổ không có gì bất thường và nhận được sự cho phép từ bác sĩ.

Tuy nhiên dù đã nhận được sự đồng ý từ bác sĩ, người bệnh cũng không nên sử dụng quá nhiều rượu bia để tránh làm tổn hại đến sức khỏe và gây ra những bệnh lý nguy hiểm khác.

Vì sao không nên sử dụng bia rượu sau khi mổ ruột thừa?

Sau khi mổ ruột thừa, bệnh nhân không được sử dụng rượu bia do nhiều nguyên nhân khác nhau, bao gồm:

  • Rượu, bia và những loại thức uống có cồn khác đều có khả năng tác động, làm giãn mạch dẫn đến sưng huyết và tạo cảm giác đau đớn cho người bệnh
  • Khi sử dụng quá nhiều rượu bia và thức uống có cồn, lượng bạch cầu trong cơ thể sẽ giảm. Điều này làm các vết thương lâu lành và dễ bị nhiễm trùng hơn. Nguyên nhân là do bạch cầu có vai trò rất quan trọng trọng trong việc ngăn chặn và tiêu diệt vi khuẩn gây hại
  • Chất men có trong rượu và các loại bia sẽ làm cho lượng máu trong cơ thể bị loãng, tăng nguy cơ chảy máu trong
  • Sau mỗi ca phẫu thuật, bệnh nhân sẽ được chỉ định dùng các loại thuốc kháng sinh để ngăn ngừa tình trạng nhiễm trùng. Nếu bệnh nhân uống rượu bia trong thời gian sử dụng thuốc, thành phần trong loại đồ uống này sẽ tương tác làm mất khả năng chữa bệnh của thuốc. Đồng thời làm thay đổi tính chất của thuốc kháng sinh và kích thích gia tăng tỉ lệ xuất hiện các tác dụng phụ
  • Sau khi tiến hành phẫu thuật cắt bỏ ruột thừa, bệnh nhân thường có cảm giác buồn ngủ và hôn mệ nhẹ. Nếu sử dụng thêm rượu và các loại bia, tình trạng buồn ngủ và hôn mê sẽ trở nên nghiêm trọng hơn. Đồng thời gây ra những hậu quả không mong muốn. Đặc biệt là đối với những người thường xuyên lái xe và vận hành máy móc
  • Bệnh nhân sau khi mổ ruột thừa cần có thời gian hồi phục, đề phòng và theo dõi biến chứng. Tuy nhiên nếu sử dụng rượu, bia, bệnh nhân sẽ khó kiểm soát được hành vi của mình, làm ảnh hưởng đến thời gian hồi phục bệnh.
Vì sao không nên sử dụng bia rượu sau khi mổ ruột thừa?
Sử dụng rượu, bia sau khi mổ ruột thừa làm ảnh hưởng đến thời gian hồi phục bệnh

Những điều cần lưu ý sau khi mổ ruột thừa

Ngoài việc không nên sử dụng rượu, bia sau khi mổ ruột thừa, người bệnh cũng cần cân nhắc và lưu lại một vài lưu ý.

1. Chế độ sinh hoạt khoa học

Sau khi mổ ruột thừa, bệnh nhân sẽ cảm thấy đau đớn do vết mổ vẫn còn mới. Chính vì thế, người bệnh cần dành nhiều thời gian để nghỉ ngơi, tránh mang vác, làm việc hoặc hoạt động nặng. Đồng thời không nên suy nghĩ quá nhiều khiến đầu óc căng thẳng, cơ thể mệt mỏi. Bên cạnh đó, bệnh nhân cần ngủ đủ giấc (ngủ từ 7 – 9 tiếng/ngày) để cơ thể có thời gian hồi phục.

Từ 4 – 6 ngày sau khi mổ ruột thừa, bệnh nhân có thể đi bộ nhẹ nhàng. Đi bộ sẽ giúp quá trình lưu thông máu ở bệnh nhân diễn ra tốt hơn, cơ thể dần thích nghi với các hoạt động thường ngày. Bệnh nhân tuyệt đối không nên vận động mạnh hoặc thực hiện các công việc đòi hỏi nhiều sức lực trước khi sức khỏe hồi phục hoàn toàn. Bao gồm: Mang vác, nhảy, chạy bộ, chạy xe đạp, bơi lội, đi xe máy, tập gym… Ngoài ra, tránh va đập mạnh khiến vết thương chảy máu, hở hay bị động.

2. Chế độ ăn uống lành mạnh

Thời gian đầu sau khi mổ ruột thừa (từ 1 – 2 ngày đầu tiên), bệnh nhân cần ăn những loại thức ăn mềm, lỏng như: Cháo, sữa, súp, nước đường… Từ 3 – 4 ngày tiếp theo, bệnh nhân có thể ăn uống tương tự như bình thường. Tuy nhiên bạn cần tránh sử dụng những loại thức ăn đã qua quá trình chiên xào nhiều dầu mỡ, đồ nước, thức ăn quá cứng, đồ ăn mặn. Đồng thời những loại thức uống có ga, cồn, nước trà và cà phê cũng cần hạn chế.

Thay vào đó bệnh nhân nên sử dụng những loại đồ ăn, thức uống chứa nhiều vitamin, chất xơ và uống nhiều nước để cơ thể có thể dung nạp đầy đủ dưỡng chất có lợi.

3. Chăm sóc vết mổ

Bệnh nhân cần thay băng 2 ngày/lần kể cả khi vết mổ tiến triển tốt, không bị nhiễm trùng và không xuất hiện biến chứng. Bên cạnh đó bệnh nhân cũng cần đến bệnh viện để kiểm tra vết thương và cắt chỉ sau 7 ngày. Nếu nhận thấy vết mổ có dấu hiệu nhiễm trùng, người bệnh cần nhanh chóng báo ngay cho bác sĩ để được kiểm tra và xử lý kịp thời. Tuyệt đối không được tự ý can thiệp, sờ vào vết thương.

4. Sử dụng thuốc

Đối với việc sử dụng thuốc, bệnh nhân cần sử dụng đúng cách, đúng liều lượng theo hướng dẫn và sự chỉ định của bác sĩ. Tuyệt đối không nên tự ý mua thuốc, tự ý sử dụng thuốc (nhất là đối với thuốc giảm đau) hoặc ngưng sử dụng thuốc khi chưa có sự cho phép từ bác sĩ.

Sử dụng thuốc theo hướng dẫn sau khi mổ ruột thừa
Sau khi mổ ruột thừa, bệnh nhân cần sử dụng thuốc theo sự hướng dẫn và chỉ định từ bác sĩ

5. Dấu hiệu bất thường cần lưu ý

Nếu nhận thấy vết mổ bị nhiễm trùng hoặc cơ thể xuất hiện nhiều dấu hiệu lạ khác, người bệnh cần nhanh chóng đến bệnh viện và báo ngay cho bác sĩ để được xử lý kịp thời.

Những dấu hiệu bất thường cần lưu ý bao gồm:

  • Xung quanh vết mổ có triệu chứng đỏ và sưng to
  • Buồn nôn hoặc nôn ói
  • Ớn lạnh
  • Sốt
  • Chán ăn, ăn không ngon miệng
  • Tiêu chảy hoặc táo bón kéo dài trên 2 ngày
  • Co thắt dạ dày
  • Vết mổ hở hoặc có dấu hiệu chảy nước
  • Đau đớn lâu ngày.

Tình trạng nhiễm trùng có thể gây nguy hiểm đến sức khỏe người bệnh, thế nhưng bạn không cần phải quá lo lắng vì tình trạng này rất ít khi xảy ra. Bởi thông thường, các vết mổ viêm ruột thừa sẽ nhanh chóng hồi phục, không có bất lợi và không xuất hiện biến chứng.

Trên đây là những thông tin xoay quanh vấn đề “Sau mổ ruột thừa bao lâu thì uống bia rượu được?” và những điều cần lưu ý sau khi phẫu thuật điều trị viêm ruột thừa. Tuy nhiên những thông tin này chỉ mang tính chất tham khảo. Do đó, tốt nhất bệnh nhân nên liên hệ trực tiếp với bác sĩ chuyên khoa để được tư vấn và giải đáp nếu có thắc mắc. Chúng tôi không đưa ra lời khuyên, chẩn đoán và phương pháp điều trị thay cho bác sĩ có chuyên môn.

Mổ ruột thừa và những điều bạn nên biết trước khi phẫu thuật

Mổ ruột thừa hay còn gọi là phẫu thuật cắt bỏ ruột thừa. Đây là thủ thuật đơn giản và khá phổ biến, thường được chỉ định với bệnh nhân...

Đau ruột thừa ở trẻ em: Dấu hiệu và cách xử lý, điều trị

Viêm ruột thừa ở trẻ em có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm như vỡ ruột thừa, nhiễm...

Triệu chứng của viêm ruột thừa thường hay thấy đó là đau bụng. Tuy nhiên nhiều người chủ quan không nắm rõ là đau ở bên nào.

Đau ruột thừa là đau ở bên nào của bụng, bạn có biết?

Đau ruột thừa nếu không được phát hiện sớm để điều trị, sẽ gây ra hậu quả khôn lường. Một...

biểu hiện của đau ruột thừa

8 dấu hiệu nhận biết sớm đau ruột thừa bạn cần phải thuộc nằm lòng

Viêm đau ruột thừa thực tế là một dạng viêm nhiễm gây ách tắc và làm chậm quá trình đào...

Tìm hiểu về các biến chứng viêm ruột thừa

Các biến chứng của viêm ruột thừa có thể gặp

Viêm ruột thừa có thể gây ra các biến chứng nghiêm trọng như thủng ruột thừa, tắc ruột, nhiễm trùng...

Tại sao mổ ruột thừa xong lại béo hơn?

Nhiều người thắc mắc là tại sao mổ ruột thừa xong lại béo hơn? Họ lo lắng vì có thể...

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Ths.BS Nguyễn Thị Tuyết Lan
Nguyên Trưởng khoa khám bệnh - BV YHCT trung ương

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *