Khiếm thính là gì? Làm thế nào để điều trị?

Khiếm thính là một bệnh lý về tai khiến bệnh nhân không thể nghe rõ âm thanh so với người bình thường, làm ảnh hưởng đến các hoạt động giao tiếp. Tuy nhiên vẫn có cách khắc phục nếu chúng ta hiểu rõ về bệnh và điều trị đúng cách.

Khiếm thính là gì? Làm thế nào để điều trị?
Tìm hiểu khiếm thính là gì? Làm thế nào để khắc phục và điều trị bệnh?

Thống kê đến hết năm 2020 đã có hơn 2 triệu sản phẩm Detox Orgreen được khách hàng sử dụng và phản hồi tích cực. Hầu hết người dùng đều đánh giá cao hiệu quả giải độc, hạ men gan của Detox Orgreen...

Tìm hiểu về thông tin về bệnh khiến thính

1. Khiếm thính là gì?

Khiếm thính là tình trạng một người, động vật hoặc một cá thể nào đó có thính giác kém khiến đối tượng không thể nghe rõ những âm thanh phát ra từ bên ngoài, trong khi những đối tượng không mắc bệnh lại có thể nghe thấy âm thanh đó một cách dễ dàng.

Bệnh được phân thành nhiều mức độ nghe khác nhau bao gồm:

  • Nghe kém nhẹ: Bệnh nhân không có khả năng nghe được tiếng nói thì thầm, âm thanh nhỏ. Ngoài ra người bệnh khó có thể nghe được tiếng nói ở những nơi ồn ào.
  • Nghe kém trung bình: Bệnh nhân không nghe được tiếng nói thì thầm và những tiếng nói bình thường. Ngoài ra bệnh nhân rất khó để có thể nghe được tiếng nói ở những nơi ồn ào.
  • Nghe kém nặng: Bệnh nhân không thể nghe được kể cả tiếng nói lớn. Do đó cần hét sát vào tai hoặc sử dụng nhiều cách truyền đạt thông tin khác.
  • Nghe kém sâu (điếc hoàn toàn): Bệnh nhân không thể nghe được kể cả khi hét sát vào tai. Khi đó bệnh nhân cần sử dụng thiết bị trợ thính thì mới có thể giao tiếp.

2. Nguyên nhân gây nên tình trạng khiếm thính

Tình trạng khiếm thính xuất hiện do những nguyên nhân chủ yếu dưới đây:

  • Tổn thương tai trong do lão hóa hoặc thường xuyên tiếp xúc với tiếng ồn, âm thanh lớn
  • Sự tích tụ của ráy tai trong ống tai ngăn chặn sự truyền sóng âm thanh
  • Ở tai ngoài hoặc tai giữa xuất hiện tình trạng nhiễm trùng tai, phát triển xương tai bất thường hoặc phát triển khối u
  • Rách màng nhĩ do bệnh nhân tiếp xúc với tiếng nổ lớn, áp suất lớn, chấn thương do va chạm hoặc nhiễm trùng
  • Thoái hóa cấu trúc tai (lão hóa)
  • Di truyền
  • Tuổi tác càng cao khiến bệnh nhân càng mất dần khả năng nghe tần số cao
  • Làm việc trong môi trường có nhiều tiếng ồn
  • Thường xuyên nghe nhạc, xem tivi với âm lượng lớn
  • Sử dụng các loại thuốc kháng sinh (gentamicin), các loại thuốc hóa trị trong một thời gian dài. Ngoài ra việc sử dụng thuốc giảm đau, aspirin với liều dùng cao, thuốc điều trị lợi tiểu quai, thuốc chống sốt rét cũng là nguyên nhân gây nên tình trạng khiếm thính
  • Bệnh nhân có tiền sử hoặc đang mắc phải các bệnh lý nguy hiểm dẫn đến sốt cao như viêm màng não làm hỏng ốc tai.

3. Dấu hiệu nhận biết sớm của khiếm thính

Khi mắc bệnh, bệnh nhân sẽ nhận thấy những dấu hiệu nhận biết sớm bao gồm:

  • Khó có thể nghe rõ hoặc nghe chính xác người khác đang nói gì dẫn đến hiểu sai ý, nhất là đối với những nơi có nhiều tiếng ồn
  • Thường xuyên nghe nhạc hoặc xem TV với âm lượng cao hơn mức bình thường
  • Khó có thể giao tiếp trên điện thoại
  • Không nghe kịp và thường xuyên yêu cầu mọi người lặp lại
  • Cơ thể luôn trong trạng thái mệt mỏi và căng thẳng khi phải thường xuyên tập trung lắng nghe các cuộc trò chuyện…

4. Khi nào cần đi khám bác sĩ

Bệnh nhân nên đến bệnh viện để được thăm khám và nhận phát đồ điều trị từ bác sĩ chuyên khoa khi có dấu hiệu bị mất thính lực đột ngột, nhất là mất thính lực đối với một bên tai. Ngoài ra khi nhận thấy có dấu hiệu khó nghe hoặc tình trạng nghe kém làm ảnh hưởng đến cuộc sống thường ngày, bệnh nhân cần báo ngay cho bác sĩ để được chẩn đoán và xử lý kịp thời.

Làm thế nào để điều trị khiếm thính?

Các phương pháp điều trị khiếm thính thường phụ thuộc vào mức độ phát triển bệnh lý và các nguyên nhân hình thành bệnh

1. Điều trị khiếm thính bằng thuốc

Đối với trường hợp khiếm thính ở thể nhẹ, mất thính lực đột ngột, bệnh nhân sẽ được chỉ định điều trị bằng một số loại thuốc steroid.

2. Loại bỏ tắt nghẽn sáp

Khi xuất hiện tình trạng nghe kém do tích tụ ráy tai, bệnh nhân sẽ được điều trị với thuốc nhỏ tai, đồng thời xả sáp bằng nước (tưới) và sử dụng chân không để hút hết phần sáp đang tích tụ tại ống tai ra bên ngoài.

3. Sử dụng máy trợ thính

Đối với trường hợp khiếm thính ở thể nặng, nghe kém nặng, nghe kém sâu hoặc mất thính lực do tổn thương tai trong, bệnh nhân sẽ được hướng dẫn lựa chọn và sử dụng máy trợ thính. Thiết bị hỗ trợ này sẽ làm cho âm thanh mạnh hơn, lớn hơn giúp bệnh nhân có thể nghe dễ dàng hơn.

Sử dụng máy trợ thính điều trị khiếm thính
Sử dụng máy trợ thính giúp khắc phục khả năng nghe cho người bị khiếm thính

4. Cấy ghép ốc tai điện tử

Cấy ghép ốc tai điện tử phù hợp cho trường hợp khiếm thính nặng và nghe kém sâu. Không giống như máy trợ thính hỗ trợ khuếch đại âm thanh và hướng chúng vào ống tai của người bệnh, ốc tai điện tử có thể bù đắp và thay thế các bộ phận bị hỏng hoặc không có khả năng thực hiện các chức năng ở tai.

5. Cấy ghép não thính giác (ABI)

Bệnh nhân có thể chọn lựa phương pháp ghép não thính giác cho những trường hợp khiếm thính nghiêm trọng, điếc tai hoàn toàn (nghe kém sâu) hoặc khiếm thính do dây thần kinh thính giác bị tổn thương.

ABI có khả năng thay thế và bù đắp các chức năng của những bộ phận bị hỏng. Đồng thời tín hiệu âm thanh sẽ được gửi trực tiếp đến não dọc theo dây giúp cải thiện khả năng nghe của người bệnh. Tuy nhiên một ABI thường chỉ cải thiện thính giác ở một mức độ nào đó, không thể khiến thính giác khôi phục hoàn toàn.

6. Cấy tai giữa (MEI)

Nếu bệnh nhân không thể sử dụng máy trợ thính do bị dị ứng với những vật liệu làm nên máy hoặc thiết bị hỗ trợ này không vừa với tai, người bệnh có thể sử dụng phương pháp cấy tai giữa.

MEI hoạt động dựa trên 2 phần chính:

  • Thiết bị gắn vào da giúp thu nhận âm thanh và biến chúng thành tín hiệu điện
  • Thiết bị dưới da giúp thu nhận các tín hiệu điện, đồng thời giúp chúng di chuyển dọc theo một sợi dây đến các xương nhỏ có trong tai tạo nên sự rung động. Điều này giúp bệnh nhân nghe rõ hơn.

Phương pháp MEI có thể giúp âm thanh di chuyển sâu vào tai trong và não làm âm thanh trở nên to hơn, bệnh nhân có thể nghe rõ hơn. Tuy nhiên phương pháp này không thể khôi phục hoàn toàn thính giác.

Cấy tai giữa giúp điều trị khiếm thính
Phương pháp cấy tai giữa giúp khắc phục khả năng nghe cho người bị khiếm thính

Ngoài những phương pháp điều trị trên, bệnh nhân cũng có thể sử dụng ngôn ngữ ký hiệu kết hợp với đọc môi hoặc sử dụng thiết bị nghe hỗ trợ như vòng đeo cổ giúp nghe nhạc và nói chuyện điện thoại thông qua máy trợ thính, bộ khuếch đại TV, thiết bị rung… để thực hiện các hoạt động giao tiếp và giải trí thường ngày.

Trên đây là những thông tin cơ bản về khiếm thính là gì và làm thế nào để điều trị. Tuy nhiên những thông tin này chỉ mang tính chất tham khảo. Tốt nhất bệnh nhân nên đến các cơ sở y tế để được chẩn đoán và ra hướng điều trị hợp lý. Chúng tôi không đưa ra lời khuyên, chẩn đoán và phương pháp điều trị thay cho các bác sĩ có chuyên môn.

Điếc đột ngột – Điều trị như thế nào mới đúng?

Điếc đột ngột là tình trạng mất thính giác một cách đột ngột do sự vận chuyển máu đến nuôi...

Những thông tin cần biết về điếc , khiếm thính và cách điều trị

Điếc và khiếm thính: Các thông tin cần biết và cách điều trị

Điếc và khiếm thính đều là những vấn đề liên quan đến thính giác, khiến cho người bệnh không thể...

Ráy tai tích tụ gây tắc nghẽn: Triệu chứng, nguyên nhân & cách điều trị

Ráy tai đóng vai trò như một "vệ sĩ" trong tuyến phòng thủ bảo vệ tai trong. Chúng giúp bôi...

Điếc một bên tai: Nguyên nhân, chẩn đoán và điều trị

Tai của chúng ta có thể nghe được cả hai bên nhưng cũng có trường hợp bệnh nhân bị điếc...

Điếc ở người lớn tuổi: Nguyên nhân, triệu chứng & điều trị

Điếc ở người lớn tuổi là bệnh phổ biến thứ hai, chỉ sau bệnh viêm khớp ở người già và...

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Ths.BS Nguyễn Thị Tuyết Lan
Nguyên Trưởng khoa khám bệnh - BV YHCT trung ương

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.