Dày sừng ánh sáng là gì? Dấu hiệu và cách điều trị

Dày sừng ánh sáng là tình trạng tăng sinh tế bào da ở khu vực thường xuyên phải tiếp xúc với ánh sáng mặt trời. Đây là tình trạng phổ biến, tuy nhiên không nên xem thường. Bởi, chúng xuất hiện có thể là dấu hiệu tiền ung thư da, gây ra những tổn thương trên da, ảnh hưởng đến cuộc sống và sức khỏe người bệnh. 

Dày sừng ánh sáng là gì?

Dày sừng ánh sáng hay còn được gọi là chứng dày sừng hình thành bởi ánh sáng mặt trời, dày sừng quang hóa. Tình trạng này làm da trở nên sần sùi, thô ráp, đóng vảy sau đó gây bong tróc. Nhất là khi da tiếp xúc với ánh sáng mặt trời trong thời gian dài, không có phương pháp che chắn, bảo vệ.

Dày sừng ánh sáng là gì?
Dày sừng ánh sáng là gì?

Vị trí thường xuất hiện tình trạng dày sừng ánh sáng là vùng da lộ ra bên ngoài như: mặt, môi, tai, tay, chân, cổ,…Khi bị tổn thương, da sẽ xuất hiện từng đốm, hoặc mảng da khác biệt, lan rộng ở mức độ chậm.

Chúng tồn tại trên da trong thời gian dài, phải mất nhiều năm mới dần phát triển lan rộng. Độ tuổi thường gặp phải hiện tượng này là những người trên 40 tuổi. Tuy không ảnh hưởng đến tính mạng nhưng đây có thể là dấu hiệu tiền ung thư da không nên chủ quan.

Dấu hiệu nhận biết dày sừng ánh sáng

Người mắc bệnh dày sừng ánh sáng sẽ nhận thấy được những dấu hiệu cơ bản sau đây: 

  • Da xuất hiện từng mảng sần sùi, bề mặt da trở nên khô ráp, có vảy, đường kính đốm/ mảng da dưới 2,5 cm.
  • Tùy từng mức độ mà vùng da bị tổn thương phẳng hoặc sưng, nhô cao so với bề mặt da ở trạng thái bình thường.
  • Bên cạnh đó, một số trường hợp người bệnh còn gặp phải tình trạng da trở nên chai cứng tương tự như nổi mụn cóc.
  • Bề mặt da ở vị trí bị tổn thương xuất hiện những vết nhăn nhỏ, da hồng, đỏ có khi nâu.
  • Người bệnh sẽ bị ngứa ngáy, nóng rát ở khu vực da gặp vấn đề.

Thực tế, rất khó để phân biệt tình trạng dày sừng ánh sáng và căn bệnh ung thư da. Bởi những dấu hiệu của hai chứng bệnh này khá giống nhau và khó chẩn đoán bằng mắt thường. Chính vì thế, nếu bạn nhận thấy da có những thay đổi bất thường như trên, bạn nên đến gặp bác sĩ để được hỗ trợ.

Dấu hiệu nhận biết dày sừng ánh sáng
Có thể quan sát thấy dấu hiệu bất thường trên da bằng mắt thường khi bị dày sừng ánh sáng

Đặt biệt, trường hợp các đốm, mảng da bị tổn thương tồn tại trong nhiều năm, dấu hiệu ngày càng lớn dần, chảy máu, bạn nên nhanh chóng đến gặp bác sĩ. Bởi, đây có thể là biến chứng nguy hại của các bệnh lý da liễu mà người bệnh không nên chủ quan.

Tham khảo thêm: Bị á sừng có nên ngâm nước muối không? Nên làm gì?

Nguyên nhân gây bệnh dày sừng ánh sáng

Nguyên nhân gây nên tình trạng dày sừng ánh sáng là do da tiếp xúc với ánh nắng mặt trời, không có biện pháp che chắn, bảo vệ tốt. Khi đó, da bị tổn thương bởi tia cực tiếp trong thời gian dài, khiến các tế bào bị thay đổi cấu trúc cơ bản. Trong đó, chịu tác động nhiều nhất là các tế bào sừng.

Dày sừng ánh sáng có thể xuất hiện ở nhiều đối tượng khác nhau. Tuy nhiên yếu tố nguy cơ có thể làm tăng khả năng nhiễm bệnh đối với những trường hợp sau:

  • Người có độ tuổi trên 40.
  • Người sống ở nơi có nhiều ánh nắng, đặc biệt là ánh nắng gay gắt.
  • Người phải thường xuyên làm việc ngoài trời, tiếp xúc nhiều với ánh mặt trời sẽ dễ bị cháy nắng, tổn thương da.
  • Người có cơ địa dễ bị ăn nắng, tàn nhang khi tiếp xúc với ánh nắng.
  • Những người có tiền sử bị dày sừng ánh sáng hoặc đã bị ung thư da.
  • Người trải qua điều trị hóa trị, ghép tạng, sử dụng thuốc trị bệnh,… người mắc bệnh bạch cầu, AIDS,…

Dày sừng ánh sáng khi nào gặp bác sĩ?

Như đã đề cập, rất khó để phân biệt giữa tổn thương da do ung thư và không do ung thư gây ra. Chính vì thế, tốt nhất khi bạn nhận thấy những thay đổi trên bề mặt da hãy đến cơ sở y tế gần nhất để kiểm tra. Điển hình là tình trạng da xuất hiện đốm, mảng tổn thương trong thời gian dài, xuất hiện máu, nứt nẻ da.

Dày sừng ánh sáng khi nào gặp bác sĩ?
Dày sừng ánh sáng khi nào gặp bác sĩ?

Bác sĩ có thể áp dụng biện pháp sinh thiết da để chẩn đoán tình trạng bệnh. Thông qua đó, bác sẽ sẽ loại bỏ được nguy cơ ung thư hoặc nhận dạng sang thương khác nếu có. Chẳng hạn tình trạng tăng sừng, phát ban, nốt,…Thông thường, sinh thiết da sẽ được tiến hành cho những trường hợp sang thương tái phát hoặc không không đáp ứng điều trị.

Dày sừng ánh sáng có gây biến chứng không?

Cần xác định và có biện pháp can thiệp sớm, bởi nếu bệnh kéo dài có thể gây ung thư da. Trường hợp người bệnh chủ quan, không điều trị có thể khiến sang thương tiến triển nặng hơn thành ung thư biểu mô tế bào vảy.

Tuy không nguy hiểm đến tính mạng nhưng người bệnh nên sớm điều trị khắc phục. Tránh làm bệnh biến chứng ảnh hưởng nghiêm trọng cho cuộc sống.

Điều trị bệnh dày sừng ánh sáng

Thực tế, dày sừng ánh sáng có các hướng phát triển như: không thay đổi, tự thoái triển hoặc bùng phát thành ung thư tế bào vảy. Bên cạnh đó, do các triệu chứng bệnh khó phân biệt với ung thư nên từ các vảy, đốm nâu trên da lành tính chúng có nguy cơ trở thành ác tính nếu không được điều trị. 

Tùy thuộc vào tình trạng thực tế như số lượng sang thương mà bác sĩ áp dụng phương pháp phù hợp. Dựa theo mức độ kéo dài của sang thương, độ tuổi của người bệnh, tiền sử bệnh lý da liễu và khả năng chịu đựng nếu áp dụng các biện pháp điều trị của người bệnh. Có hai hướng điều trị chính là:

Điều trị bằng biện pháp nội khoa

Người bệnh khi bước vào quá trình điều trị sẽ được hướng dẫn cách để hạn chế tiếp xúc với ánh sáng mặt trời. Theo đó, người bệnh phải tránh tuyệt đối khung giờ từ 10 sáng đến 3 giờ chiều, bởi thời gian này ánh mặt trời gay gắt nhất. Đồng thời, người bệnh khi đi ra ngoài phải mang theo đồ bảo hộ, kem chống nắng.

Điều trị bệnh dày sừng ánh sáng
Sử dụng thuốc, kem bôi da chữa dày sừng ánh sáng theo chỉ đinh của bác sĩ

Với biện pháp nội khoa, người bệnh sẽ được điều trị dày sừng ánh sáng trên diện rộng. Tuy nhiên, bạn sẽ phải thực hiện trong thời gian dài và gặp một vài khó chịu trong quá trình trị liệu. Thông thường, bác sĩ sẽ cho người bệnh sử dụng các loại thuốc như:

  • Kem bôi chứa fluorouracil
  • Kem bôi chứa imiquimod
  • Gel ingenol mebutate
  • Gel chứa diclofenac

Người bệnh nên sử dụng thuốc với liều lượng theo hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa. Thuốc mang lại tác dụng tại vùng da bị dày sừng ánh sáng. Tuy nhiên, thuốc tân dược có thể gây ra một số tác dụng phụ. Nếu bạn nhận thấy một số dấu hiệu bất thường bạn nên báo với bác sĩ. Tránh trường hợp tự ý ngưng sử dụng thuốc làm ảnh hưởng kết quả điều trị.

Tham khảo thêm: 12 cách trị á sừng tại nhà đơn giản, hiệu quả nhanh

Điều trị bằng thủ thuật y khoa

Một số thủ thuật điều trị sẽ được áp dụng. Thông thường, người bệnh đã có thể hoàn thành việc điều trị chỉ trong 1 cho đến 2 lần khám. Cụ thể như:

  • Liệu pháp áp lạnh

Liệu pháp áp lạnh được sử dụng phổ biến. Cách thức này có thể giúp người bệnh điều trị từ 1 hay 2 tổn thương trên da có thể quan sát rõ. Trong quá trình điều trị, các tế bào da bị tổn thương sẽ được phá hủy thông qua việc phun vào một chất cực kỳ lạnh. 

Thường thì chất được sử dụng là dạng nitơ lỏng. Khi đó, lớp da đang được tác động sẽ có hiện tượng phồng rộp, sau đó bong tróc trong vài ngày hoặc kéo dài đến vài tuần sau đó. Tuy nhiên lúc da hồi phục lại, người bệnh sẽ như có được làn da mới, khỏe mạnh hơn. Phần da mới sẽ có phần sáng hơn những vùng da không điều trị xung quanh.

Điều trị bệnh dày sừng ánh sáng
Sử dụng khi nitơ tác động lên vùng da bị dày sừng
  • Dùng hóa chất y khoa

Sử dụng hóa chất y khoa để lột bỏ lớp da bị tổn thương là một trong những biện pháp được áp dụng điều trị dày sừng ánh sáng. Người bệnh sẽ không thể mua được loại hóa chất này bên ngoài.

Bởi, nó chỉ được sử dụng cho mục đích y học. Lớp da sau khi được tiếp xúc với hóa chất sẽ trở nên sưng, đỏ, đau. Nhưng sau khi lành lại, người bệnh sẽ có được làn da khỏe mạnh.

  • Nạo bằng curret

Trường hợp người bệnh có lớp da bị dày sừng ánh sáng quá dày, bác sĩ có thể sẽ chỉ định áp dụng biện pháp nào bỏ để điều trị. Thủ thuật này được tiến hành nhằm loại bỏ sang thương ra khỏi bề mặt da của bệnh nhân. Vùng da tổn thương sau đó sẽ được làm sạch với điện cực.

  • Liệu pháp quang động – PTD

Phương pháp này thường được áp dụng cho người bệnh bị tái phát dày sừng ánh sáng sau khi đã được điều trị. Người bệnh sẽ mất nhiều thời gian hơn khi áp dụng thủ thuật này. Thông thường, bác sĩ sẽ thực hiện 2 phần điều trị như:

  • Phần đầu tiên: Người thực hiện sẽ lấy một loại dung dịch, sau đó thoa lên vùng da bị sang thương. Mục đích khiến da trở nên cực kỳ nhạy cảm với ánh sáng. Người bệnh sẽ ngồi trong phòng sau khi được thoa dung dịch trong 1 tiếng cho đến 1 tiếng rưỡi. 
  • Phần thứ 2: Người bệnh tiếp tục được điều trị bằng ánh sáng có màu xanh hoặc màu đỏ. Tác dụng giúp kích thích dung dịch trên da người bệnh, phá bỏ những sang thương tồn tại trên da. Khi lành lại, da sẽ khỏe mạnh hơn.

    Điều trị bệnh dày sừng ánh sáng
    Liệu pháp quang động điều trị dày sừng ánh sáng

Người bệnh nên lưu ý, trong vòng 48 giờ sau điều trị, tuyệt đối không nên đi ra ngoài trời. Bởi làn da có thể bị ánh nắng mặt trời ảnh hưởng, ngay cả khi trời nhiều mây hoặc có tuyết. Bác sĩ sẽ giúp bạn định hướng cách phòng tránh, bảo vệ làn da tốt nhất.

Thông thường, người bệnh cần phải trải qua 2 lần thực hiện thủ thuật điều trị này. Hai lần sẽ cách nhau 3 tuần.

  • Tái tạo da bằng laser

Biện pháp này thường được áp dụng cho đối tượng bệnh nhân dày sừng ánh sáng ở môi. Công dụng của laser giúp tác động và phá bỏ bề mặt da bị tổn thương. Sau khi điều trị, người bệnh sẽ có hiện tượng khô và đau trên khu vực điều trị. Tuy nhiên, sau 1 đến 2 tuần, làn da sẽ trở lại bình thường, khỏe mạnh.

Tham khảo thêm: Bệnh á sừng có lây không? Cách phòng ngừa hiệu quả

Phòng ngừa tình trạng dày sừng ánh sáng

Phòng ngừa tình trạng dày sừng ánh sáng có vai trò quyết định giúp bạn tránh được căn bệnh ung thư da. Do đó, bạn nên chủ động bảo vệ da khỏi tác động của ánh nắng mặt trời. Dưới đây là một số lưu ý cần thiết cho bạn đọc:

  • Tránh tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời vào khung giờ từ 10 giờ sáng cho đến 3 giờ chiều. Thời gian này trong ánh nắng chứa tia cực tím nhiều nhất, có thể gây hại cho làn da. 
  • Bên cạnh đó, bạn cũng nên hạn chế tiếp xúc quá lâu với ánh nắng. Vì có thể khiến da bị khô, dẫn đến tổn thương. Về lâu dài, da có thể bị dày sừng ánh sáng.
  • Thoa kem chống nắng khi đi ra ngoài làm việc làm cần thiết. Lựa chọn kem phù hợp với cơ địa để tránh kích ứng da. Trước 15 phút khi đi ra ngoài, nên bôi kem chống nắng, sau đó 2 giờ nên bôi lại để đảm bảo hiệu quả bảo vệ da.

    Phòng ngừa tình trạng dày sừng ánh sáng
    Sử dụng các biện pháp bảo vệ da khỏi tác động của ánh nắng mặt trời giúp phòng ngừa dày sừng ánh sáng
  • Sử dụng son mon, son dưỡng có thành phần chống nắng để bảo vệ da môi, do khu vực da này cũng tương đối nhạy cảm.
  • Sử dụng đồ bảo hộ, đồ chống nắng để bảo vệ da khỏi ánh nắng trực tiếp.
  • Bổ sung chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể, uống nhiều nước tránh tình trạng mất nước khiến da khô. Bên cạnh đó, bạn nên sắp xếp thời gian làm việc, nghỉ ngơi hợp lý để tăng cường sức đề kháng, bảo vệ sức khỏe.

Dày sừng ánh sáng là tình trạng khá phổ biến. Do không gây ra nhiều nguy hại nên nhiều người mắc bệnh còn chủ quan trong việc điều trị. Tuy nhiên, nếu da bị tổn thương trong thời gian dài có thể gây nên tình trạng ung thư da. Do đó, khi nhận thấy cơ thể có những biểu hiện bất thường, bạn nên đến bệnh viện để thăm khám và điều trị sớm.

Có thể bạn quan tâm

Dày sừng tiết bã là gì? Thông tin cần biết

Dày sừng tiết bã là sự tăng sinh da bất thường không phải do ung thư. Bệnh xảy ra phổ biến ở những người lớn tuổi. Đặc trưng của bệnh...

Dày sừng tiết bã là gì? Thông tin cần biết

Dày sừng tiết bã là sự tăng sinh da bất thường không phải do ung thư. Bệnh xảy ra phổ...

Dày sừng nang lông ở trẻ em: Nguyên nhân và cách trị

Dày sừng nang lông là một tình trạng mãn tính. Bệnh có thể xảy ra ở cả trẻ em và...

Dày sừng nang lông là gì, chữa được không, bằng cách nào?

Dày sừng nang lông là bệnh ngoài da không gây nguy hiểm. Tuy nhiên bệnh gây ra nhiều vết sưng...

Dày sừng da dầu là gì?

Dày sừng da dầu là gì? Dấu hiệu và cách điều trị

Dày sừng da dầu là bệnh lý da liễu lành tính. Hình thành khi những tế bào sừng bị kích...

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Ths.BS Nguyễn Thị Tuyết Lan
Nguyên Trưởng khoa khám bệnh - BV YHCT trung ương

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *