Dày sừng da dầu là gì? Dấu hiệu và cách điều trị

Dày sừng da dầu là bệnh lý da liễu lành tính. Hình thành khi những tế bào sừng bị kích thích tăng trưởng quá mức kéo theo sự thay đổi của các hắc tố da. Lúc này, trên da sẽ xuất hiện những tổn thương khu trú tại nhiều bộ phận trên cơ thể, màu sắc đậm hơn những vùng da khác.

Dày sừng da dầu là gì?

Dày sừng da dầu có thể gặp ở nhiều đối tượng, trong đó phổ biến là người từ 40 – 50 tuổi. Tình trạng này còn được gọi là bệnh đồi mồi da, thường gặp khi da nhờn hoặc tiếp xúc lâu ngày với tia cực tím trong ánh sáng mặt trời.

Suốt nhiều năm chịu đựng căn bệnh á sừng đầy “ám ảnh”, ông Nguyễn Thế Tình (Hạ Long, Quảng Ninh) đã lành bệnh chỉ sau 1 tháng sử dụng Thanh bì Dưỡng can thang.
Dày sừng da dầu là gì?
Dày sừng da dầu là gì?

Những tổn thương hình thành với dạng nốt sần cao hơn bề mặt da bình thường. Kích thước không quá 3cm, phổ biến từ 0,3 cm đến 1 cm. Chúng không gây đau ngứa, có màu nâu nhạt hoặc đen. Xuất hiện khu trú tại các vùng như ngực, lưng, đầu, da mặt, cổ,…Các tổn thương đều ở dạng lành tính, không làm ảnh hưởng đến sức khỏe của người bệnh.

Dấu hiệu nhận biết dày sừng da dầu

Mặc dù không gây hại đến sức khỏe, tuy nhiên những triệu chứng của bệnh có thể khiến người bệnh gặp phải nhiều bất tiện trong công việc, cuộc sống. Đặc biệt, tình trạng da kém mịn màng ảnh hưởng nhiều đến tính thẩm mỹ, do đó cần phát hiện và điều trị sớm.

Dưới đây là một số dấu hiệu nhận biết dày sừng da dầu phổ biến:

  • Người bệnh nhận thấy trên da xuất hiện nhiều nốt sần hóa, chúng có hình tròn hoặc bầu dục, phân biệt ranh giới rõ ràng với những vùng da khác. Tuy nhiên chúng có kích thước khá nhỏ, sau một thời gian lớn dần và bóng mỡ.
  • Những nốt sần có thể xuất hiện đơn độc 1 nốt, đôi khi nhiều tổn thương. Chúng phân bố ở các vùng da thường tiết dầu nhiều như mặt, lưng, cổ tay, chân,…
  • Không có dấu hiệu tổn thương niêm mạc, chỉ tồn tại những dạng tổn thương ngoài da.

Nhận biết tình trạng bệnh da liễu đang gặp phải giúp bạn đọc có hướng điều trị phù hợp. Vì không ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe nên nhiều người khi mắc dày sừng da dầu thường chủ quan không điều trị.

Dấu hiệu nhận biết dày sừng da dầu
Dấu hiệu nhận biết dày sừng da dầu

Tuy nhiên bệnh có khả năng lan rộng, đặc biệt tăng nguy cơ viêm nhiễm tại vị trí tổn thương nếu bị xay xát. Do đó, bạn đọc nên sớm nhận biết và có biện pháp can thiệp, phòng tránh những rủi ro không mong muốn.

Điều trị tình trạng dày sừng da dầu

Hiện nay, có nhiều phương pháp điều trị bệnh như đốt điện, laser, phẫu thuật,…Bác sĩ sau khi thăm khám sẽ tư vấn giải pháp điều trị phù hợp cho từng người. Thông thường, người bệnh không nhất thiết phải can thiệp điều trị chuyên sâu. Chỉ khi nhận thấy chúng gây ra những bất tiện, gây chảy máu khi ma sát với quần áo có thể dẫn đến nhiễm trùng. Lúc núc này, người bệnh có thể điều trị theo những biện pháp sau:

  • Sử dụng khí nitơ: Biện pháp điều trị tình trạng dày sừng với khí nitơ được thực hiện thông qua phẫu thuật lạnh để loại bỏ những nốt dày sừng trên da. Không chỉ giúp cải thiện tình trạng dày sừng da dầu ở vị trí tổn thương da mà biện pháp này còn giúp da trở nên sáng và đều màu hơn.
  • Sử dụng dụng cụ curettage: Nhằm giúp khối dày sừng trở nên mỏng và bằng phẳng, bác sĩ có thể sử dụng dụng cụ nạo vét song song với phương pháp đốt lạnh để tăng hiệu quả điều trị. Dụng cụ phổ biến là dao đốt điện.
  • Đốt điện: Để loại bỏ tế bào sừng, bác sĩ có thể sử dụng máy đốt điện. Loại máy chuyên dụng này có thể sử dụng riêng hoặc kết hợp với dụng cụ curettage. Sau thực hiện, da người bệnh có thể để lại sẹo, nhất là trường hợp thực hiện sai kỹ thuật. Đồng thời, liệu pháp này tương đối tốn thời gian hơn những biện pháp khác.
  • Sử dụng laser: Phương pháp điều trị dày sừng da dầu bằng laser được nhiều người áp dụng. Tia laser sẽ giúp bệnh nhân loại bỏ các tế bào dày sừng một cách hiệu quả.

    Điều trị tình trạng dày sừng da dầu
    Điều trị tình trạng dày sừng da dầu

Tham khảo một số cách điều trị tình trạng dày sừng đã được đề cập trong nội dung trên. Người bệnh nên đến bệnh viện chuyên khoa thăm khám và nhận điều trị với biện pháp phù hợp nhất.

Biện pháp chăm sóc và phòng ngừa dày sừng da dầu tái phát

Sau khi áp dụng biện pháp điều trị dày sừng da dầu, để kết quả điều trị tốt nhất, bạn nên lưu ý thêm một số vấn đề sau đây:

  • Giữ vệ sinh da sạch sẽ, không nên dùng sữa rửa mặt, sữa tắm hoặc những sản phẩm chứa thành phần tẩy rửa mạnh lên da mới điều trị dày sừng da dầu.
  • Tránh làm da bị tổn thương, cọ xát hoặc tác động mạnh trong thời gian da chưa bong tróc.
  • Lựa chọn quần áo thoải mái, rộng rãi, không nên mặc đồ bó sát.
  • Da sau một thời gian sẽ có dấu hiệu bong tróc đi lớp da sừng, bạn nên sử dụng kem chống nắng để bảo vệ da, tránh tia cực tím vào thời điểm nắng đỉnh điểm trong ngày.
  • Uống nhiều nước, ăn nhiều rau xanh, trái cây để tăng đề kháng cho cơ thể. Ăn đủ dinh dưỡng, tránh ăn những thực phẩm không tốt cho sức khỏe.
  • Nếu nhận thấy da có biểu hiện lạ, đau xót hay đỏ sần nên nhanh chóng đến gặp bác sĩ để được hỗ trợ và xử trí sớm.

Dày sừng da dầu là tình trạng bệnh da liễu phổ biến và lành tính. Mặc dù thế, một số trường hợp chăm sóc kém, không phòng tránh lâu dần tình trạng dày sừng có thể lan rộng, nặng nề hoặc gây biến chứng. Do đó, bạn nên xác định tình trạng dày sừng và có biện pháp phòng ngừa cũng như can thiệp điều trị sớm, tránh những rủi ro không mong muốn.

Có thể bạn quan tâm:

Dày sừng ánh sáng là gì?

Dày sừng ánh sáng là gì? Dấu hiệu và cách điều trị

Dày sừng ánh sáng là tình trạng tăng sinh tế bào da ở khu vực thường xuyên phải tiếp xúc với ánh sáng mặt trời. Đây là tình trạng phổ...

Dày sừng nang lông là gì, chữa được không, bằng cách nào?

Dày sừng nang lông là bệnh ngoài da không gây nguy hiểm. Tuy nhiên bệnh gây ra nhiều vết sưng...

Dày sừng ánh sáng là gì?

Dày sừng ánh sáng là gì? Dấu hiệu và cách điều trị

Dày sừng ánh sáng là tình trạng tăng sinh tế bào da ở khu vực thường xuyên phải tiếp xúc...

Dày sừng tiết bã là gì? Thông tin cần biết

Dày sừng tiết bã là sự tăng sinh da bất thường không phải do ung thư. Bệnh xảy ra phổ...

Dày sừng nang lông ở trẻ em: Nguyên nhân và cách trị

Dày sừng nang lông là một tình trạng mãn tính. Bệnh có thể xảy ra ở cả trẻ em và...

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Ths.BS Nguyễn Thị Tuyết Lan
Nguyên Trưởng khoa khám bệnh - BV YHCT trung ương

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.