Các loại thuốc điều trị bệnh lang ben thường dùng
Tổn thương da do lang ben gây ra không chỉ khiến người bệnh cảm thấy khó chịu mà còn lan rộng đến vùng da khác gây ảnh hưởng đến thẩm mỹ và tâm lý. Chính vì vậy, để cải thiện bệnh, ngoài việc áp dụng các biện pháp chăm sóc tại nhà người bệnh cần sử dụng một số loại thuốc theo chỉ định của bác sĩ.
Lang ben là bệnh nấm ngoài da do nấm Malassezia furfur gây ra. Thông thường, bệnh rất dễ nhầm lẫn với các căn bệnh da liễu khác. Mặc dù lang ben có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi nhưng bệnh thường xuất hiện nhiều nhất ở độ tuổi thanh thiếu niên. Đặc biệt, những vùng có kiểu khí hậu nóng, ẩm thường có nguy cơ mắc bệnh lang ben cao.
Theo các chuyên gia da liễu, lang ben thường lây lan rất nhanh và có thể lây từ người này sang người khác. Các triệu chứng ngứa rát, nóng nực do bệnh gây ra thường khiến người bệnh cảm thấy khó chịu. Chưa kể đến, tổn thương da do lang ben thường làm giảm hoặc tăng sắc tố khiến làn da bạn bị sạm, không đều màu. Điều này gây ảnh hưởng đến tính thẩm mỹ khiến người bệnh cảm thấy thiếu tự tin và e ngại khi giao tiếp. Chính vì vậy, cần tiến hành điều trị sớm để kiểm soát tình trạng lan rộng của nấm da.
Thuốc dùng điều trị bệnh lang ben
Có rất nhiều cách điều trị khác nhau giúp loại bỏ nấm da và cải thiện tình trạng bệnh. Tuy nhiên, thuốc vẫn là một trong những giải pháp hữu ích thường được bác sĩ kê đơn cho bệnh nhân sử dụng. Trong trường hợp lang ben ở mức độ nhẹ, thuốc chống nấm tại chỗ thường mang lại kết quả cao trong lần điều trị đầu tiên. Nhưng nếu bệnh nặng, các vết lang ben có xu hướng lan rộng, thuốc chống nấm đường uống thực sự cần thiết để kiểm soát triệu chứng.
1. Thuốc chống nấm tại chỗ
Thuốc kháng nấm tại chỗ là phương pháp điều trị lang ben thường được lựa chọn. Một số loại thuốc chống nấm dùng bôi tại chỗ bao gồm thuốc
+ Ketoconazole (Nizoral)
Ketoconazole (Nizoral) là một loại phổ kháng nấm hẹp thường được sử dụng để điều trị nấm da, bao gồm Candida, Histoplasma, Blastomyces, Coccidioides,… Thuốc không có tác dụng với các loại nấm như Aspergillus, Cryptococcus và Mucor.
Ketoconazole (Nizoral) thường dùng dưới dạng bôi và dạng uống. Đối với dạng kem thoa, người bệnh chỉ nên bôi mỗi ngầy 1 lần và chỉ dùng trong khoảng thời gian ngắn từ 11 đến 22 ngày. Dạng uống, trị lang ben đáp ứng tốt với liều duy nhất trong ngày và thời gian dùng khoảng 2 – 3 ngày.
Tùy thuộc và tình trạng bệnh mà bác sĩ sẽ chỉ định liều lượng và thời gian uống phù hợp với từng người. Tuy nhiên, trong quá trình dùng thuốc, bạn nên tuân thủ đúng theo yêu cầu của bác sĩ.
+ Clotrimazole (Lotrimin)
Clotrimazole (Lotrimin) là thuốc kháng nấm có tác dụng điều trị các bệnh lý nhiễm trùng ngoài da, trong đó có bệnh lang ben. Người bệnh nên sử dụng thuốc có nồng độ 1%. Về cách dùng, bệnh nhân chỉ nên bôi thuốc 1 lần mỗi ngày và nên dùng thuốc với khoảng thời gian cách quãng. Nghĩa là 1 tuần dùng và 3 tuần nghỉ để làm giảm tác dụng phụ.
+ Lamisil (Terbinafine)
Là allyphamin tổng hợp. Đây là loại thuốc kháng nấm hoạt động dựa trên cơ chế ức chế enzyme squalen epoxidase gây tích tụ squalen và can thiệp tổng hợp ergosterol. Thuốc chỉ được dùng để điều trị tại chỗ không áp dụng chữa trị toàn thân.
Thông thường, người bệnh có thể sử dụng Lamisil (Terbinafine) bôi hai lần mỗi ngày. Tùy thuộc vào tình trạng và vị trí bị bệnh mà thời gian điều trị sẽ khác nhau. Tuy nhiên, trước khi sử dụng thuốc bệnh nhân nên tham khảo ý kiến bác sĩ. Bởi Lamisil (Terbinafine) có thể gây ra một vài phản ứng phụ như phát ban bất thường trong khi thực hiện test chức năng gan hoặc rối loạn vị giác.
Ngoài các loại thuốc nêu trên, người bệnh có thể sử dụng các loại thuốc kháng nấm sau để điều trị lang ben:
- Dung dịch BSI (acid benzoic + lod+ acid salicylic)
- Bifonazol
- Miconazol
- Econazol
- ASA (acid acetylsalicylic và natri salicylat)
- Sulconazol (Terazol)
Lưu ý: Dung dịch điều trị tại chỗ BSI và ASA được chỉ định điều trị lang ben. Tuy nhiên, người bệnh không nên sử dụng thuốc trên diện rộng hoặc bôi ở những vùng da mỏng. Bởi chúng có thể gây ngứa, bỏng da và lột da. Không được để dung dịch BSI và ASA dính vào miệng, mắt và bộ phận sinh dục. Nếu tổn thương da ở mức độ nặng, bạn nên bôi thuốc từng vùng da vào nhiều thời điểm khác nhau. Tốt nhất là bệnh nhân nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng thuốc.
2. Thuốc chống nấm đường uống
Một số loại thuốc chống nấm đường uống thường được bác sĩ kê đơn cho bệnh nhân điều trị lang ben đó là:
+ Itraconazol (Sporanox)
Itraconazol (Sporanox) là thuốc kháng nấm đường uống giữ lại tất cả các tính chất dược lý của Ketoconazole và mở rộng phổ kháng nấm. Thuốc thường được lựa chọn để trị lang ben, nhiễm nấm màu dưới da Chromonlastomycois và nhiễm Blasromyces, Sporothrix.
Thuốc chống nấm đường uống Itraconazol (Sporanox) có thể gây tác dụng phụ như tiêu chảy, buồn nôn, ói mửa, tăng triglycerid huyết, hạ huyết áp, phát ban,… Do đó, người bệnh nên thận trọng trước khi sử dụng thuốc, đặc biệt là bệnh nhân có tiền sử bị suy tim.
+ Fluconazol (Diflucan)
Fluconazol (Diflucan) là thuốc kháng nấm với phổ kháng nấm rộng. Thuốc thường được lựa chọn thay thế Amphotericin B để điều trị nhiễm nấm nội tạng. Ngoài ra, Fluconazol (Diflucan) cũng được dùng để điều trị một số bệnh liên quan đến nấm ngoài da như bệnh lang ben. Nhóm thuốc này tuy ít gây hại với gan nhưng có thể gây rối loạn vị giác, rối loạn tiêu hóa. Do đó, người bệnh nên sử dụng theo đúng hướng dẫn bác sĩ đề ra.
+ Griseofulvin
Griseofulvin có tính kiềm nấm có tác dụng trên nhiều loại nấm ngoài da. Tuy nhiên, thuốc không tác động đối với các loại nấm nội tạng và vi khuẩn. Griseofulvin thường dùng điều trị lang ben dưới dạng uống vì dạng dùng tại chỗ thường hoạt động không hiệu quả.
Khi sử dụng thuốc uống, người bệnh nên tuân thủ đúng thời gian và liều lượng, tránh trường hợp thuốc gây tác dụng phụ. Đặc biệt, Griseofulvin có thể gây tiêu chảy, độc gan, ói mửa, buồn nôn,… cho nên không dùng cho bệnh nhân bị rối loạn porphyrin. Ngoài ra, thuốc có thể làm tăng nhạy cảm ánh sáng, vì vậy, trong thời gian dùng thuốc, người bệnh nên tránh tiếp xúc với ánh sáng.
Ngoài các loại thuốc uống trên, Ketoconazole cũng được sử dụng điều trị lang ben dưới dạng đường uống. Tuy nhiên, thuốc rất độc với gan. Do đó, khi sử dụng thuốc người bệnh cần tiến hành kiểm tra chức năng gan. Mặt khác, khi dùng thuốc chống nấm đường uống này, người bệnh nên uống thuốc với nhiều nước. Bên cạnh đó, người bệnh nên sử dụng thuốc sau khi ăn để làm tăng khả năng hấp thu, giúp cải thiện bệnh tốt hơn.
(*) Một số lưu ý người bệnh cần biết khi sử dụng thuốc
Để điều trị bệnh lang ben đạt kết quả cao, người bệnh cần kết hợp giữa thuốc bôi và thuốc uống. Nên dùng thuốc theo đúng chỉ định của bác sĩ, không tự ý sử dụng thuốc theo kinh nghiệm hoặc ngưng thuốc giữa chừng, tránh tình trạng bệnh không khỏi mà ngày càng trở nặng.
Bên cạnh đó, bệnh nhân cũng nên có chế độ ăn uống khoa học. Nên tránh xa các loại thực phẩm chứa chất kích thích như rượu, cà phê, bia,… Tốt nhất, bạn nên bổ sung đồ ăn, thức uống giàu vitamin C, kẽm để hỗ trợ nâng cao sức đề kháng và làm lành những tổn thương trên da.
Đồng thời, bệnh nhân cũng nên vệ sinh thân thể sạch sẽ, luôn giữ cơ thể được khô ráo, tránh đổ mồ hồi. Quần áo cần được giặt sạch sẽ và phơi dưới ánh nắng mặt trời trước khi mặc. Ngoài ra, lang ben có khả năng lây lan từ người này sang người khác, do đó, bạn không nên mặc chung quần áo với người bệnh.
Người bệnh có thể sử dụng thuốc chống nấm điều trị tại chỗ, toàn thân hoặc kết hợp cả hai để cải thiện lang ben. Tuy nhiên, trong thời gian chữa trị nếu bệnh không có dấu hiệu thuyên giảm, nên đến bệnh viện để bác sĩ chẩn đoán và điều chỉnh lại thuốc phù hợp.
ThuocDanToc.vn không đưa ra bất kỳ lời khuyên, chẩn đoán cũng như phương pháp điều trị y khoa.
Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!