8 cách trị hắc lào tại nhà hiệu quả, an toàn, tự nhiên
Bên cạnh các biện pháp điều trị hắc lào được chỉ định bởi bác sĩ thì người bệnh có thể xem xét và áp dụng các biện pháp tự nhiên để hỗ trợ cải thiện triệu chứng của bệnh.
8 cách trị bệnh hắc lào tại nhà hiệu quả
1. Xà phòng và nước
Khi bị hắc lào, bạn cần phải giữ cho khu vực mắc bệnh thật sạch sẽ. Điều này sẽ ngăn ngừa tình trạng lây lan và kiểm soát khu vực bị ảnh hưởng.
Hàng ngày, trước khi áp dụng các biện pháp khắc phục tại nhà, bạn nên rửa sạch vùng bị ảnh hưởng bằng nước hoặc xà phòng kháng khuẩn. Vì độ ẩm có thể làm cho nấm dễ lây lan hơn nên bạn hãy lau khô sau khi rửa hoặc tắm.
2. Dầu cây trà
Trong nghiên cứu về đặc tính kháng khuẩn của cây tràm trà vào năm 2004, các nhà khoa học nhận thấy nó giúp chống nấm và kháng khuẩn nên có thể được sử dụng để điều trị nhiễm nấm da. Để chữa hắc lào bằng dầu cây trà, bạn hãy pha loãng 12 giọt tinh dầu với 1 ounce dầu dừa, thoa lên vùng da bệnh 3 lần/ngày.
Những người có làn da nhạy cảm không nên thoa tinh dầu đậm đặc lên da, tốt nhất hãy pha loãng trước khi sử dụng.
3. Dầu dừa
Các nghiên cứu cho thấy dầu dừa có thể điều trị nhiễm trùng từ nhiễm trùng da nhẹ đến trung bình. Vì một số axit béo trong dầu dừa sẽ giúp tiêu diệt vi khuẩn bằng cách phá vỡ màng tế bào của chúng. Bạn có thể điều trị hắc lào với dầu dừa bằng cách thoa dầu dừa lên vùng bệnh 3 lần/ngày. Người bệnh cũng có thể sử dụng dầu dừa như kem dưỡng ẩm để ngăn ngừa hắc lào tái phát trong tương lai.
4. Nghệ
Củ nghệ được biết là một thảo mộc rất tốt cho sức khỏe. Một số nghiên cứu cũng đã chỉ ra rằng củ nghệ có thể kháng khuẩn, ức chế sự tăng trưởng của nấm và chống viêm. Vì vậy, nó có thể có lợi với người bệnh hắc lào.
Kết hợp bột nghệ tươi với một ít nước hoặc dầu dừa, trộn đều cho đến khi thu được hỗn hợp sền sệt. Sau khi vệ sinh vùng da bị tổn thương, bạn hãy áp dụng hỗn hợp này lên da, để khô tự nhiên rồi lau sạch. Người bệnh cũng có thể uống nước nghệ hoặc trà nghệ hàng ngày để đạt được lợi ích từ bên trong.
5. Nha đam
Theo nghiên cứu của Indian J Dermatol, nha đam không chỉ giúp kháng khuẩn, chống nấm mà nó còn làm dịu các triệu chứng viêm, ngứa và khó chịu của bệnh hắc lào. Nên áp dụng gel nha đam lên những vùng da bệnh từ 3-4 lần mỗi ngày.
→Xem thêm: Bị Hắc Lào Ở Mặt – Cách Xử Lý, Chữa Trị Không Để Lại Sẹo
6. Bột cam thảo
Cam thảo là một loại thảo mộc thường được sử dụng trong y học cổ truyền. Nó được biết đến với công dụng chống vi rút, kháng khuẩn và chống viêm. Và theo như các nghiên cứu, bột cam thảo có thể được sử dụng như biện pháp thay thế để điều trị bệnh hắc lào.
Để áp dụng, bạn hãy trộn 3 muỗng canh bột cam thảo với nước lọc, đun hỗn hợp này trong khoảng 10 phút. Khi nguội, nó sẽ tạo thành hỗn hợp sền sệt. Áp dụng lên vùng da bệnh trong khoảng 10 phút và nên thực hiện 2 lần/ngày.
7. Tỏi
Mặc dù không có nghiên cứu nào kiểm tra công dụng điều trị hắc lào của tỏi. Nhưng nó đã được chứng minh là có thể tiêu diệt và ức chế sự phát triển của một số loại nấm như Candida, Torulopsis, Trichophyton, and Cryptococcus.
Để áp dụng cách điều trị bằng tỏi, bạn hãy ép tỏi với nước ép với dầu dừa, thoa lên vùng da bệnh 2 lần/ngày, mỗi lần 2 tiếng.
8. Dầu oregano
Theo một nghiên cứu, hai thành phần thymol và carvacrol chứa trong dầu oregano có thể ngăn chặn sự phát triển của loài nấm Candida albicans. Tương tự như những loại dầu khác, trước khi áp dụng lên da, người bệnh nên pha loãng một vài giọt tinh dầu với dầu dừa.
Ngoài ra, người bệnh có thể sử dụng giấm táo, chiết xuất hạt bưởi hoặc tinh dầu sả để giảm triệu chứng của hắc lào. Bởi cả ba biện pháp này đều được chứng minh là có thể chống lại một số loại nấm.
Cùng với các phương pháp điều trị, người bệnh hắc lào cũng nên chú ý trong lối sống để kiểm soát và cải thiện các triệu chứng, chẳng hạn như:
- Luôn giữ cho da sạch và khô
- Thường xuyên cắt móng tay, móng chân
- Rửa tay với xà phòng hoặc nước, đặc biệt là sau khi tiếp xúc với động vật
- Tránh dùng chung quần áo, vật dụng cá nhân với người bị bệnh hắc lào
- Tránh đi chân trần, nhất là ở những khu vực ẩm ướt
Trên đây là những cách chữa hắc lào tại nhà, nếu bạn nhận thấy triệu chứng không cải thiện sau khi áp dụng hoặc nghiêm trọng hơn thì nên thăm khám với bác sĩ.
ThuocDanToc.vn không đưa ra lời khuyên, chẩn đoán hay phương pháp điều trị thay thế cho bác sĩ chuyên môn.
Có thể bạn quan tâm
- 11 Cách Trị Bệnh Lác Đồng Tiền Tại Nhà Đơn Giản, Nhanh Khỏi
- 5+ cách chữa bệnh hắc lào ở tay – chân nhanh khỏi
Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!