Cách chữa hẹp niệu quản bằng phương pháp nội soi
Hiện nay phương pháp chữa hẹp niệu quản bằng nội soi đang được các bác sĩ Khoa Ngoại Tiết niệu tại các bệnh viện ứng dụng. Vậy hẹp niệu quản là gì? Việc nội soi điều trị hẹp niệu quản có gây ra biến chứng nghiêm trọng nào không?
I. Sơ lược về bệnh hẹp niệu quản
Niệu quản là đường ống nhỏ, dài khoảng 25 – 30cm có nhiệm vụ dẫn nước tiểu từ thận xuống bàng quang. Theo cơ cấu sinh học, niệu quản có 3 chỗ hẹp đó là:
- Đoạn niệu quản bắt chéo động mạch chậu và đoạn đổ vào bàng quang.
- Đoạn nối giữa bể thận và niệu quản.
- Lỗ niệu quản
Hẹp niệu quản do bệnh lý thường xuất phát từ một số bệnh có liên quan như: Do khối u chèn vào niệu quản, mắc các bệnh lý bẩm sinh, túi sa niệu quản, hẹp chỗ nối bể thận niệu quản hoặc do các can thiệp ngoại khoa vào niệu quản,…
1. Triệu chứng hẹp niệu quản
Hẹp niệu quản có các triệu chứng lâm sàng hoàn toàn khác nhau, nó biểu hiện tùy vào nguyên nhân gây hẹp niệu quản. Một số biểu hiện cơ bản bao gồm:
- Sốt
- Đau tức thắt lưng, đau quặn thận
- Suy thận
- Rối loạn tiểu tiện, tiểu có máu, tiểu ít, nước tiểu đục,…
2. Nguyên nhân gây hẹp niệu quản
Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến tắc nghẽn niệu quản, có thể là do nguyên nhân bên trong hoặc bên ngoài. Cụ thể đó là:
– Bên trong niệu quản:
- Sỏi niệu quản
- Khối u lành tính hoặc ác tính trong lòng niệu quản
- Nhiễm trùng đường tiết niệu
- Sau các phẫu thuật can thiệp ngoại khoa ở niệu quản
- Xuất hiện cục máu đông gây cản trở niệu quản. Hiện tượng xuất huyết này có thể gặp gặp trong trường hợp sỏi thận hoặc có khối u bên trong.
– Bên ngoài niệu quản:
- Viêm nhiễm tại các cơ quan nằm xung quanh niệu quản.
- Táo bón nặng.
- Thai nhi phát triển quá mức khiến cho tử cung chèn ép vào niệu quản. Điều này có ảnh hưởng đến 2 niệu quản cùng lúc.
- Xuất hiện các khối u buồng trứng, tử cung, bàng quang, tuyến tiền liệt, đặc biệt là u lympho hoặc sarcoma.
- Lạc nội mạc tử cung.
XEM THÊM: Nội soi sỏi niệu quản giúp chẩn đoán và điều trị bệnh
3. Biến chứng hẹp niệu quản
Nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời, hẹp niệu quản có thể gây ra một số biến chứng sau:
- Suy giảm và thậm chí làm mất chức năng thận.
- Lắng đọng, tạo sỏi thận, sỏi niệu quản.
- Tăng huyết áp.
- Teo thận
- Nhiễm trùng đường tiết niệu, thận ứ nước, ứ mủ thận,…
4. Điều trị hẹp niệu quản
Tùy thuộc vào nguyên nhân và mức độ tắc nghẽn của niệu quản mà bác sĩ thường chỉ định phương pháp xử lý phù hợp.
- Mức độ hẹp vừa: Nội soi niệu quản, nong rộng đoạn hẹp hoặc đặt xông JJ,…
- Mức độ hẹp nặng có dấu hiệu để lại biến chứng: Phẫu thuật nội soi tạo hình niệu quản, cắt u, lấy sỏi,…
II. Cách chữa hẹp niệu quản bằng phương pháp nội soi
Cách chữa hẹp niệu quản bằng nội soi là phương pháp khá phổ biến. Nội soi hẹp niệu quản giúp khắc phục những nhược điểm của phương pháp mổ hở thường gặp phải chẳng hạn như diện tích xâm lấn rộng, nguy cơ viêm nhiễm cao, thời gian phục hồi lâu, đau đớn và có nguy cơ dẫn đến các biến chứng hẹp niệu quản. Sự xuất hiện của phương pháp phẫu thuật nội soi khẳng định cho nền y học ngoại khoa tiên tiến có thể áp dụng thay thế cho những chỉ định phẫu thuật niệu quản thông thường.
Nội soi hẹp niệu quản là phương pháp làm nong rộng niệu quản bằng các thủ thuật hiện đại. Đầu tiên, bác sĩ sẽ tiến hành gây mê toàn thân hoặc gây tê ngoài màng cứng và đưa ống soi niệu quản vào thông qua niệu đạo, bàng quang và lên niệu quản.
Ống soi niệu quản gồm có 3 loại đó là cứng, nửa cứng và mềm. Loại ống soi cứng và nửa cứng có tác dụng chẩn đoán và thường được dùng trong việc điều trị. Còn đối với ống soi mềm, chủ yếu được dùng cho việc chẩn đoán và quan sát tới đài thận dưới và giữa.
Nhờ hệ thống camera phát tín hiệu trên ống soi niệu quản có thể giúp bác sĩ quan sát rõ phần lòng niệu đạo và đài bể thận. Nhờ đó mà có thể chẩn đoán bệnh chính xác và loại bỏ chúng dễ dàng hơn. Đặc biệt, ống soi niệu quản có thể đưa các dụng cụ đặc biệt để gắp sỏi, tán sỏi, dao nội soi rạch niệu quản hay cắt mảnh bệnh phẩm.
Cuối cùng là đặt một ống thông 2 đầu có hình chữ J (sonde JJ) từ bể thận qua niệu quản xuống bàng quang để cho nước tiểu thoát từ thận xuống bàng quang. Bước này giúp làm giảm tình trạng tắc hoặc làm hẹp lòng niệu quản. Thông thường, ống JJ không gây cản trở hay ảnh hưởng gì đến bệnh nhân và thường được rút ra dễ dàng khi soi bàng quang sau đó 3 – 4 tuần.
Đây là thủ thuật nhẹ nhàng, thao tác chỉ kéo dài khoảng 30 – 60 phút. Thời gian nằm viện khoảng 24 – 48 giờ, tùy vào mức độ phục hồi. Bệnh nhân có thể làm việc sau phẫu thuật khoảng 4 – 5 ngày và duy trì chất lượng cuộc sống một cách bình thường.
Khi gặp phải những triệu chứng bất thường như đau dữ dội vùng thắt lưng lan xuống bẹn, bìu, tiểu buốt, tiểu ra máu, đái rắt,…thì phải nhanh chóng đến cơ sở y tế để thăm khám ngay và thực hiện cách chữa hẹp niệu quản bằng phương pháp nội soi hoặc điều trị nội khoa càng sớm càng tốt. Tuy không phải là bệnh lý hiếm gặp nhưng bạn cần phải cảnh giác vì triệu chứng của chúng khá đa dạng. Thuocdantoc.vn không đưa ra lời khuyên, chẩn đoán thay thế chỉ định bác sĩ.
CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM
- Ung thư niệu quản: Thông tin cần biết về căn bệnh này
- Sỏi niệu quản nên ăn gì và kiêng gì tốt cho điều trị?
Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!