Ung thư niệu quản: Mọi điều cần biết về căn bệnh này

Ung thư niệu quản là một bệnh lý có khả năng đe dọa đến tính mạng người bệnh nếu không sớm phát hiện và điều trị kịp thời. Bên cạnh đó, bệnh còn có khả năng phát triển mạnh dẫn đến ung thư bàng quang, ung thư thận và một số hệ lụy nghiêm trọng khác.

Mọi điều cần biết về căn bệnh ung thư niệu quản
Mọi điều cần biết về căn bệnh ung thư niệu quản

Ung thư niệu quản là gì?

Ung thư niệu quản là một loại ung thư hình thành và phát triển tại các tế bào lót bên trong các ống (được gọi là niệu quản) kết nối từ thận đến bàng quang của bạn. Niệu quản là một phần của đường tiết niệu, chúng có nhiệm vụ đưa lượng nước tiểu do thận sản xuất đến bàng quang.

Ung thư niệu quản xuất hiện không phổ biến bằng những bệnh ung thư khác. Bệnh thường xảy ra ở những người có tiền sử mắc bệnh và đã trải qua quá trình điều trị ung thư bàng quang. Bởi hai loại ung thư này có mối liên hệ mật thiết với nhau. Các tế bào lót được tìm thấy trong niệu quản cùng một loại với những tế bào lót được tìm thấy trong bàng quang. Chính vì thế, những người đã được chẩn đoán và đang điều trị bệnh ung thư niệu quản cũng sẽ có tỉ lệ mắc bệnh ung thư bàng quang cao hơn rất nhiều so với những người bình thường.

Ngoài ra bệnh cũng có khả năng xuất hiện và phát triển mạnh mẽ ở những người lớn tuổi. Khi đó, phẫu thuật là phương pháp điều trị bệnh cần thiết. Trong một số trường hợp nhất định, việc điều trị ung thư niệu quản còn liên quan đến hóa trị, xạ trị hoặc kết hợp cả hai trước và sau khi phẫu thuật.

Triệu chứng của bệnh ung thư niệu quản

Khi mắc bệnh ung thư niệu quản người bệnh sẽ nhận thấy cơ thể xuất hiện những triệu chứng sau:

  • Khó tiểu
  • Đi tiểu có cảm giác đau buốt
  • Nước tiểu lẫn máu có màu hồng nhạt
  • Cơ thể luôn trong trạng thái mệt mỏi
  • Đau nhức lưng
  • Giảm cân không rõ nguyên nhân.

Nếu những triệu chứng trên xuất hiện một cách dai dẳng, thường xuyên và ngày càng trở nên nghiêm trọng hơn, người bệnh cần nhanh chóng đến bệnh viện và báo ngay cho bác sĩ để được kiểm tra và điều trị kịp thời.

Nguyên nhân dẫn đến bệnh ung thư niệu quản

Bệnh ung thư niệu quản xuất hiện khi một hoặc nhiều tế bào tại lớp lót bên trong niệu quản hình thành và phát triển một số lỗi trong ADN hay còn gọi là đột biến. Tình trạng đột biến phát triển và nhân lên một cách nhanh chóng khi những tế bào bình thường dần dần chết đi. Lâu ngày một khối lượng lớn tế bào bất thường sẽ được hình thành, phát triển. Đồng thời ngăn chặn và làm ức chế các hoạt động của niệu quản hoặc dần lan sang những khu vực khác của cơ thể.

Các yếu tố rủi ro

Một số yếu tố rủi ro có thể làm tăng nguy cơ xuất hiện nhiều tế bào đột biến tại lớp lót bên trong niệu quản dẫn đến bệnh ung thư niệu quản bao gồm:

  • Tăng tuổi: Tỉ lệ mắc bệnh ung thư niệu quản sẽ tăng dần theo độ tuổi. Đa phần những người có độ tuổi từ 70 đến 80 có tỉ lệ mắc bệnh cao hơn rất nhiều sao với những người có độ tuổi nhỏ hơn.
  • Hút thuốc: Những chất gây hại có trong thuốc lá, xì gà đều có khả năng làm tăng nguy cơ mắc bệnh ung thư niệu quản và một số loại ung thư liên quan đường tiết niệu khác bao gồm ung thư thận và ung thư bàng quang.
  • Ung thư bàng quang, ung thư thận: Những người có tiền sử mắc bệnh hoặc đang trong quá trình điều trị ung thư thận, ung thư bàng quang đều có khả năng mắc bệnh ung thư niệu quản.
Yếu tố rủi ro dẫn đến bệnh ung thư niệu quản
Những người có tiền sử mắc bệnh ung thư bàng quang hoặc đang trong quá trình điều trị đều có khả năng mắc bệnh ung thư niệu quản

Chẩn đoán ung thư niệu quản

Khi bạn bị nghi ngờ mắc bệnh ung thư niệu quản, bác sĩ sẽ yêu cầu bạn thực thiện một số chẩn đoán sau đây:

1. Kiểm tra thể chất

Để chẩn đoán bạn có mắc bệnh ung thư niệu quản hay không điều đầu tiên bạn cần làm là chia sẻ với bác sĩ về tình trạng sức khỏe của bạn ở hiện tại bao gồm triệu chứng và những dấu hiệu bất thường. Bên cạnh đó bác sĩ sẽ yêu cầu bạn thực hiện một số bài kiểm tra thể chất để có thể hiểu rõ tình trạng sức khỏe của bạn hơn.

2. Xét nghiệm hình ảnh

Các xét nghiệm hình ảnh bao gồm chụp X-quang, siêu âm, CT niệu quản, Pyelogram tĩnh mạch… có thể hỗ trợ tốt trong việc đánh giá mức độ ung thư niệu quản của bạn. Trong một số trường hợp nhất định, bác sĩ chuyên khoa có thể yêu cầu bạn thực hiện và sử dụng hình ảnh cộng hưởng từ nếu bệnh lý của bạn không thể xác định rõ qua hình ảnh CT.

3. Xét nghiệm nước tiểu

Trong quá trình chẩn đoán ung thư niệu quản, bạn có thể sẽ phải trải qua một vài cuộc phân tích nước tiểu. Điều này giúp bác sĩ dễ dàng tìm kiếm những tế bào bất thường có trong mẫu nước tiểu. Quá trình xét nghiệm nước tiểu có thể bao gồm phương pháp xét nghiệm tế bào học nước tiểu.

4. Nội soi niệu quản

Khi thực hiện nội soi niệu quản, các bác sĩ sẽ sử dụng một ống mỏng, được chiếu sáng, trên đầu ống có gắn camera chèn vào niệu đạo của bạn để có thể quan sát toàn bộ bên trong niệu quản. Ống dùng trong nội soi niệu quản sẽ được được truyền trong phạm vi từ bàng quang vào niệu quản của bạn.

Phương pháp chèn ống nội soi niệu quản có thể giúp bác sĩ chuyên khoa kiểm tra trực quan niệu quản của bạn. Nếu cần thiết, các bác sĩ sẽ tiến hành lấy một mẫu mô nhỏ mang sang phòng thí nghiệm sinh thiết để thực hiện xét nghiệm.

Trong phòng thí nghiệm sinh thiết, nhà bệnh lý học (chuyên gia phân tích máu và mô cơ thể) sẽ quan sát và kiểm tra cẩn thận tế bào mô của bạn để tìm dấu hiệu ung thư. Để thực hiện được điều này bác sĩ sẽ sử dụng phương pháp phân tích tinh vi về các đột biến gen liên quan đến ung thư biệu quản.

5. Xét nghiệm ung thư bàng quang

Sau khi xác định ung thư niệu quản bác sĩ có thể tiến hành kiểm tra ung thư bàng quang của bạn. Để quá trình kiểm tra được chính xác, bác sĩ sẽ sử dụng kết quả xét nghiện hình ảnh hoặc tiến hành nội soi bàng quang. Điều này sẽ giúp bác sĩ quản lý phạm vi bên trong bàng quang và tìm ra các tế bào ung thư. Bởi những bệnh nhân được chẩn đoán mắc bệnh ung thư niệu quản sẽ có tỉ lệ mắc bệnh ung thư bàng quan rất cao. Ung thư bàng quang có thể xảy ra đồng thời cùng với ung thư niệu quản hoặc xuất hiện và quá triển ngay trong quá trình điều trị.

ĐỌC THÊM: Nội soi sỏi niệu quản: Phương pháp giúp chẩn đoán và điều trị bệnh

Điều trị ung thư niệu quản

Để lựa chọn được phương pháp điều trị ung thư niệu quản phù hợp, bác sĩ cần phải dựa vào kích thước và vị trí của khối u. Đồng thời mức độ xâm lấn của tế bào, mục tiêu và nhu cầu điều trị của bệnh nhân cũng là một trong những yếu tố quyết định phương pháp điều trị. Phương pháp điều trị bệnh ung thư niệu quản thường bao gồm phẫu thuật, hóa trị và xạ trị.

1. Phẫu thuật

Phẫu thuật là phương pháp được ưu tiên và đề cao trong việc loại bỏ các tế bào ung thư niệu quản của bạn. Mức độ phẫu thuật sẽ phụ thuộc vào tình trạng sức khỏe của bạn ở hiện tại và mức độ phát triển bệnh lý. Đối với ung thư niệu quản ở giai đoạn đầu hoặc giai đoạn rất sớm, phương pháp phẫu thuật sẽ được áp dụng chỉ để cắt bỏ một phần nhỏ của niệu quản.

Đối với ung thư niệu quản ở những giai đoạn tiến triển và nguy hiểm hơn, bác sĩ sẽ tiến hành cắt bỏ một phần niệu quản bị ảnh hưởng hoặc toàn bộ niệu quản của bạn, cắt bỏ thận liên quan và một phần bàng quang bị ảnh hưởng.

Điều trị ung thư niệu quản
Phẫu thuật là phương pháp được đề cao trong việc loại bỏ các tế bào ung thư niệu quản của người bệnh

2. Hóa trị

Hóa trị là một phương pháp điều trị sử dụng hóa chất hoặc một loại thuốc để tiêu diệt tế bào ung thư. Phương pháp này có thể được sử dụng trước hoặc sau khi bệnh nhân tiến hành phẫu thuật cắt bỏ khối u và những bộ phận liên quan. Phương pháp hóa trị nếu được thực hiện trước khi phẫu thuật sẽ giúp bác sĩ kiểm soát tốt khối u, đồng thời tác động để thu nhỏ khối u và giúp quá trình cắt bỏ khối u được diễn ra dễ dàng hơn. Phương pháp hóa trị nếu được thực hiện sau phẫu thuật sẽ giúp tiêu diệt bất kỳ tế bào ung thư nào còn sót lại.

Trong trường hợp bệnh ung thư niệu quản tiến triển nhanh, phương pháp hóa trị sẽ được sử dụng để kiểm soát các triệu chứng và những dấu hiệu mắc bệnh của ung thư.

3. Xạ trị

Xạ trị là một trong những phương pháp điều trị ung thư niệu quản được sử dụng phổ biến ngày nay. Khi tiến hành phương pháp chữa bệnh này, các bác sĩ sẽ sử dụng chùm tia năng lượng cao để tiêu diệt các tế bào ung thư. Những tia bức xạ có thể hướng vào khu vực bị ung thư hoặc khối lượng lớn tế bào ung thư từ bên ngoài cơ thể của bạn. Trong một vài trường hợp khác, các tia có thể được quản lý đồng thời từ bên ngoài và bên trong cơ thể của người bệnh. Phương pháp xạ trị có thể được sử dụng trước hoặc sau khi phẫu thuật. Tuy nhiên hầu hết các trường hợp điều trị ung thư niệu quản đều kết hợp đồng thời xạ trị cùng với hóa trị để tăng thêm tỉ lệ thành công đối với giai đoạn ung thư tiến triển.

Nên làm gì để phòng ngừa bệnh ung thư niệu quản

Để phòng ngừa cũng như hạn chế khả năng mắc bệnh ung thư niệu quản, người bệnh có thể áp dụng những cách sau đây:

  • Không hút thuốc lá
  • Uống nhiều nước lọc mỗi ngày. Bởi thói quen uống nhiều nước lọc sẽ giúp bạn loại bỏ bớt những chất độc hại có trong cơ thể người
  • Có chế độ ăn uống khoa học. Để làm được điều này bạn cần hạn chế sử dụng những loại thực phẩm đã qua quá trình chiên xào nhiều dầu mỡ, ăn ít chất béo và những chất có hàm lượng calo cao. Bạn nên ăn nhiều cà rốt, chuối, rau và các loại hoa quả tươi khác. Việc hấp thụ thường xuyên những dưỡng chất có trong các loại hoa quả này sẽ giúp bạn giảm tỉ lệ mắc bệnh ung thư
  • Kiên trì luyện tập thể dục thể thao, tránh béo phì, kiểm soát tốt căn nặng và tình trạng huyết áp cao
  • Khám sức khỏe định kì.

Khi nhận thấy cơ thể xuất hiện những dấu hiệu bất thường hoặc bạn nghi ngờ rằng mình đang bị ung thư niệu quản, bạn cần nhanh chóng đến bệnh viện. Khi đó các bác sĩ chuyên khoa sẽ tiến hành xem xét, kiểm tra mức độ phát triển bệnh lý và đưa ra hướng điều trị phù hợp nhất. Điều này sẽ giúp bạn hạn chế được những rủi ro và những biến chứng nguy hiểm khác bao gồm: Ung thư bàng quang, ung thư thận.

Người bệnh không được chủ quan và tuyệt đối không được tự ý đoán bệnh, tự ý mua thuốc và sử dụng thuốc. Bởi điều này có thể thúc đẩy quá trình phát triển của các tế bào ung thư, đồng thời khiến bệnh tình trở nên nghiêm trọng hơn.

Mọi điều cần biết về ung thư niệu quản trong bài viết chỉ mang tính chất tổng hợp và tham khảo. Nếu có thắc mắc về vấn đề nào, tốt nhất người bệnh nên trực tiếp trao đổi với bác sĩ để được giải đáp và tư vấn cụ thể. Chúng tôi không đưa ra lời khuyên, chuẩn đoán và phương pháp điều trị thay cho bác sĩ có chuyên môn.

THÔNG TIN HỮU ÍCH

Sỏi niệu quản nên ăn gì và kiêng gì mới tốt cho việc điều trị?

Chế độ dinh dưỡng ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình điều trị sỏi niệu quản. Vì vậy ngoài việc...

Các biến chứng sỏi niệu quản tuyệt đối không được xem thường

Sỏi niệu quản được coi như một bệnh cấp cứu trì hoãn vì nếu không xử lý kịp thời bệnh...

Cách chữa hẹp niệu quản bằng phương pháp nội soi

Cách chữa hẹp niệu quản bằng phương pháp nội soi

Hiện nay phương pháp chữa hẹp niệu quản bằng nội soi đang được các bác sĩ Khoa Ngoại Tiết niệu tại...

những điều cần biết về sỏi niệu quản

Sỏi niệu quản là gì? [Nguyên nhân – triệu chứng – cách điều trị]

Sỏi niệu quản có thể xảy ra ở bất cứ đối tượng nào và làm ảnh hưởng đáng kể được...

Nội soi sỏi niệu quản

Nội soi sỏi niệu quản: Phương pháp giúp chẩn đoán và trị bệnh

Nội soi niệu quản được xem là phương pháp giúp chẩn đoán và điều trị các bệnh về đường tiết...

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Ths.BS Nguyễn Thị Tuyết Lan
Nguyên Trưởng khoa khám bệnh - BV YHCT trung ương

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *